Nội dung chính
- 1 Tái định cư là chính sách của nhà nước nhằm bồi thường thiệt hại, ổn định cuộc sống của người dân sau khi thu hồi đất. Người dân được hỗ trợ bằng cách cấp nhà xây sẵn, nhà tái định cư…
- 2 Tái định cư là gì?
- 3 Các loại hình tái định cư
- 4 Quy định nhà ở tái định cư hiện nay
- 5 Quy định về mua bán nhà tái định cư
- 6 Có nên mua nhà tái định cư?
- 7 Cách mua nhà tái định cư an toàn
Tái định cư là chính sách của nhà nước nhằm bồi thường thiệt hại, ổn định cuộc sống của người dân sau khi thu hồi đất. Người dân được hỗ trợ bằng cách cấp nhà xây sẵn, nhà tái định cư…
Khái niệm tái định cư là gì được hiểu là một khái niệm rộng chỉ chính sách ổn định cuộc sống của nhà nước cho người dân bị thu hồi đất, mất tài sản và nguồn thu nhập từ nhà đất theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đất và nhà ở tái định cư.
Tái định cư là gì?
Tái định cư là chính sách giúp ổn định cuộc sống, bồi thường thiết hại với các chủ sở hữu nhà, đất, tài sản gắn liền với đất bị nhà nước thu hồi theo quy định. Hình thức bồi thường có thể là nhà xây sẵn, nhà tái định cư, chung cư…
Xem thêm: Tđc là gì
Các loại hình tái định cư
Tái định cư phân theo hình thức
- Chính sách di dân vào vùng đô thị hóa
- Chính sách chuyển dịch dân cư nội và ngoại thành
Hình thức tái định cư tại chỗ:
Chính sách tái định cư tại chỗ là gì? Đây là hình thức mà việc thực hiện các dự án chỉnh trang khu dân cư và người dân mà: “Người có đất thu hồi được bố trí tái định cư tại chỗ nếu tại khu vực thu hồi đất có dự án tái định cư hoặc có điều kiện bố trí tái định cư. Ưu tiên vị trí thuận lợi cho người có đất thu hồi sớm bàn giao mặt bằng, người có đất thu hồi là người có công với cách mạng.” theo quy định tại Khoản 2 điều 86 Luật đất đai 2013.
Như vậy hình thức tái định cư tại chỗ là người có đất thu hồi được bố trí tái định cư tại khu vực thu hồi đất, thường khu vực thu hồi đất thường rất rộng lớn do thu hồi từ nhiều thửa đất của nhiều người và do đó người đó có thể được bố trí tái định cư ngay trên khu đất hoặc khu đất bị thu hồi của người miễn sao trong cùng dự án.
Tái định cư phân theo nguyện vọng
- Tái định cư tự phát: không có quy hoạch của nhà nước.
- Tái định cư tự giác: là việc tái định cư mà người dân tự giác chấp hành kế hoạch, phương thức tạo lập chỗ ở mới ở các dự án phát triển nhà để thực hiện các dự án.
- Cưỡng bức tái định cư: Hình thức bị bắt buộc chỗ ở cho người bị giải tỏa do không tự giác thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định của của nhà nước.
Do đó, khi nhà nước thu hồi đất sẽ có kế hoạch được phê duyệt theo quyết định của UBND cấp tỉnh và niêm yết tại UBND xã nơi có đất thu hồi. Trong đó, chính sách tái định cư sẽ có thể là đền bù tiền hoặc nhà ở tái định cư hoặc đất tái định cư cho người có đất bị thu hồi.
Mức bồi thường và hỗ trợ từ nhà ở tái định cư, chi phí học nghề và cá chi phí khác sẽ phụ thuộc vào chính sách của từng khu vực.
>>> Bài viết liên quan:
- Đất tái định cư là gì? Kinh nghiệm mua đất tái định cư an toàn
- Có nên mua nhà ở xã hội không: Đừng bỏ lỡ lời khuyên này!
Quy định nhà ở tái định cư hiện nay
Vấn đề về việc đền bù, bồi thường giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư gặp khó khăn và nhiều tranh cãi. Một phần cho chính sách quy định về tái định cửa chưa đủ phù hợp và một phần do người dân chưa nắm hết được quyền và nghĩa vụ của mình khi có quyết định thu hồi đất.
Đền bù hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất như đã nó có nhiều hình thức đó là bằng tiền, bằng nhà ở tái định cư hoặc đất tái định cư người dân tự xây nhà. Trong đó việc bố trí chỗ mở mới hoặc chi trả các chi phí để người bị thu hồi đất tìm nơi định cư mới sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
Phần lớn các trường hợp nhà nước vẫn ưu tiên bố trí đất tái định cư, nhà tái định cư tại chỗ nơi khu vực có đất thu hồi nếu có đủ diện tích đảm bảo, hạn chế việc phải di chuyển ra khu vực mới ngoài khu vực thu hồi của dự án.
Nhà ở tái định cư có giống nhà ở xã hội?
Trước hết phải hiểu rõ khái niệm nhà ở tái định cư và nhà ở xã hội là gì bởi 2 hình thức này không phải là một. Theo quy định tại khoản 6,7 điều 3 Luật nhà ở 2014 thì bạn có thể phân biệt được 2 hình thức nhà ở xã hội và nhà ở tái định cư như sau :
” 6. Nhà ở để phục vụ tái định cư là nhà ở để bố trí cho các hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở, bị giải tỏa nhà ở theo quy định của pháp luật.
7. Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật này.”
Thế chấp nhà ở xã hội và nhà ở tái định cư
Nhà ở xã hội và nhà ở tái định cư có thể được thế chấp trong trường hợp” “Người mua, thuê nhà thế chấp với Ngân hàng để vay tiền mua, thuê chính căn hộ đó”. Ngoài ra, mỗi loại hình nhà ở sẽ có điều kiện để thế chấp riêng.
Người mua hoặc thuê mua nhà ở xã hội chỉ được thế chấp khi có đủ các điều kiện:
- Đã thanh toán hết tiền mua, thuê mua theo hợp đồng
- Đủ thời hạn 5 năm tính từ thời điểm thanh toán hết tiền mua nhà đến thời điểm thế chấp.
- Người mua, thuê mua nhà đã được cấp giấy chứng nhận
- Thế chấp nhà ở tái định cư
- Nếu nhà tái định cư không thuộc loại hình nhà ở xã hội thì sẽ chỉ cần đáp ứng đủ các điều kiện tham gia giao dịch tại quy định tại Điều 118 Luật nhà ở năm 2014 là có thể thế chấp nhà mà không bị hạn chế về mục đích.
Cụ thể các điều kiện để nhà ở tái định cư có thể thế chấp là:
- Có giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, một số trường hợp nhà ở tái định cư không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận.
- Không có các tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện, về quyền sở hữu, nếu nhà ở sở hữu có thời hạn thì phải trong hạn sở hữu.
- Không thuộc đối tượng bị kê biên thi hành án, chấp hành quyết định hành chính có hiệu lực.
- Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.
- Đất tái định cư có được tách sổ đỏ không?
- Đất tái định cư là đất do nhà nước cấp để hồi thường thu hồi đất và hỗ trợ người dân bị thu hồi đất ổn định cuộc sống. Vì vậy về mặt pháp lý người được cấp đất tái định cư là đất ở có đủ quyền sở hữu.
Do đó đất tái định cư đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì về bán chất người có quyền sử dụng đất hợp pháp này hoàn toàn có các quyền như các loại đất ở thông thường khách. Vì vậy loại đất tái định cư có thể được tách sổ đỏ nếu nó đảm bảo các quy định về điều kiện tách sổ đỏ theo quy định của pháp luật: diện tích tối thiểu, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, làm thủ tục xin tách sổ đỏ…
Đối với trường hợp đất tái định cư chưa có sổ đỏ có thể có các loại giấy tờ sau:
- Biên bản họp xét TĐC cho các hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi.
- Biên bản bốc thăm nền TĐC.
- Biên bản bàn giao nền TĐC ngoài thực địa.
- Quyết định về việc giao nền TĐC.
Tuy nhiên, các loại giấy tờ này không thể là cứ để đất tái định cư chưa có sổ đỏ thì không thể tách sổ được mà chỉ khi người được cấp đất TĐC này được cấp Giấy CNQSDĐ mới có thể làm thủ tục sang, mua bán chuyển nhượng hay tách sổ đỏ, thế chấp.
Quy định về mua bán nhà tái định cư
Nhà ở, đất tái định cư có bản chất là do nhà nước hoặc một chủ đầu tư thực hiện với mục đích làm quỹ nhà ở cho người bị thu hồi nhà đất tái ổn định cuộc sống, phục vụ giải phóng mặt bằng.
Chính vì đặc trưng này và mà việc mua bán nhà ở phục vụ tái định cư có những điều kiện bắt buộc và quản lý chặt chẽ nhằm tránh sử dụng quỹ đất hoặc nhà ở sai mục đích, lãnh phí, không đúng đối tượng. Do đó, quy định về mua bán nhà tái định cư sẽ cần đòi hỏi các thủ tục khó khăn và phức tạp hơn so với nhà ở thương mại thông thường.
Điều kiện mua nhà tái định cư
Nghị định 99/2015/NĐ-CP, ngày 20-10-2015 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở. Theo đó, Điều 30 của Nghị định quy định đối tượng, điều kiện được thuê, thuê mua, mua nhà ở phục vụ tái định cư như sau:
1. Đối tượng thuộc diện được thuê, thuê mua, mua nhà ở để phục vụ tái định cư gồm:
a) Hộ gia đình, cá nhân có nhà ở hợp pháp thuộc diện bị giải tỏa khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án vì mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng theo quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
Tìm hiểu thêm: Ngạch dự bị nghĩa vụ quân sự là gì
b) Hộ gia đình, cá nhân bị Nhà nước thu hồi đất ở gắn với nhà ở và phải di chuyển chỗ ở nhưng không đủ điều kiện được bồi thường về đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai và không có chỗ ở nào khác;
c) Hộ gia đình, cá nhân là chủ sở hữu nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại theo quy định tại Điều 110 của Luật Nhà ở.
2. Điều kiện được thuê, thuê mua, mua nhà ở để phục vụ tái định cư được quy định như sau:
a) Trường hợp đối tượng quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều này có nhu cầu mua nhà ở thương mại hoặc thuê, thuê mua, mua nhà ở phục vụ tái định cư do Nhà nước đầu tư thì phải có tên trong danh sách được bố trí tái định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và có đơn đề nghị bố trí nhà ở tái định cư theo mẫu do Bộ Xây dựng ban hành;
b) Trường hợp đối tượng quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều này có nhu cầu thuê, thuê mua, mua nhà ở xã hội thì phải có tên trong danh sách được bố trí tái định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, có đơn đề nghị bố trí nhà ở tái định cư bằng nhà ở xã hội theo mẫu do Bộ Xây dựng ban hành và phải thuộc diện chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở;
c) Trường hợp thuộc đối tượng quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này thì được bố trí nhà ở tái định cư theo quy định tại Điều 115, Điều 116 của Luật Nhà ở và pháp luật về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.”
Như vậy chỉ những đối tượng có đủ các điều kiện theo Luật nhà ở tái định cư trên mới có quyền mua nhà tái định cư mà thôi. Hay nhà ở tái định cư với mục đích để bố trí cho các hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở, bị giải phóng mặt bằng theo quy định của pháp luật. Loại hình nhà này chỉ được bán cho hộ dân thuộc diện bị giải tỏa của dự án.
Thủ tục mua nhà tái định cư
Đặc trưng và lợi ích của mua nhà tái định cửa đó là mỗi hộ dân ngoài tiền đền bù hỗ trợ giải phóng mặt bằng còn được có quyền mua căn hộ tái định cư với giá gốc so với giá bạn nhà cho người không thuộc đối tượng có nhà đất bị giải phóng mặt bằng.
Bạn có thể thấy hiện nay chính sách phát triển và quản lý nhà ở thương mại không chủ có nhà ở phục vụ tái định cư mà còn có loại hình nhà ở thương mại phục vụ tái định cư. Những người mua nhà ở tái định cư sẽ cần đảm bảo về điều kiện mua và có đầy đủ hồ sơ mua bán nhà tái định cư.
Hồ sơ mua bán nhà tái định cư
1. Mẫu đơn xin mua nhà tái định cư: Người mua nhà tái định cư cần có mẫu đơn mua nhà tái định cư theo: Mẫu đơn đăng ký mua, thuê, thuê mua nhà ở phục vụ tái định cư được quy định tại phụ lục số 08 ban hành kèm theo thông tư 19/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Luật nhà ở và nghị định 99/2015/NĐ-CP
2. Phương án bồi thường giải phóng mặt bằng chính thức, có con dấu và chữ ký của các cơ quan ban hành cấp cho các hộ gia đình;
3. Đơn giá bán nhà tái định cư do Sở xây dựng phê duyệt;
4. Phiếu bốc thăm nhà tái định cư. Phiếu này được cấp sau khi đã bốc thăm xác định số nhà, số phòng;
5. Quyết định bán nhà của UBND thành phố hoặc UBND tỉnh phê duyệt (Đây là một trong những loại giấy tờ quan trọng nhất);
6. Hợp đồng mua bán nhà giữa hộ gia đình, cá nhân được phân nhà tái định cư với Công ty quản lý nhà, hoặc xí nghiệp quản lý nhà (Rất quan trọng);
7. Các phiếu thu tiền do Công ty quản lý nhà, hoặc xí nghiệp quản lý nhà cấp.
Cách tính giá mua nhà ở tái định cư
Giá nhà ở nhà tái định cư = Giá gốc + Tiền chênh. Trong đó: tiền giá trị gốc của căn hộ sẽ là khoản tiền phải đóng cho nhà nước để được cấp giấy chứng nhận. Còn phần tiền chênh thì sẽ không phải tính vào tiền đóng cho nhà nước.
Người thuộc đối tượng mua nhà tái định cư có thể tính toán về giá để đăng ký làm đơn mua nhà tái định cư. Hiện nay, một số địa phương còn có chính sách hỗ trợ cho phép mua nhà tái định cư trả dần trong 10 năm, 15 năm… để hỗ trợ người có thu nhập thấp, bị thu hồi đất tái định cư ổn định cuộc sống tốt nhất.
Nhà tái định cư có được chuyển nhượng?
Nhà tái định cư có được bán không? Nhà ở tái định cư có thể được bán, chuyển nhượng nếu như đáp ứng đủ các yêu cầu về giao dịch nhà ở theo quy định của luật nhà ở hiện hành. Điều 118 quy định về điều kiện của nhà ở tham gia giao dịch gồm có:
“1. Giao dịch về mua bán, cho thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn bằng nhà ở thì nhà ở phải có đủ điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn;
c) Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.
Các điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản này không áp dụng đối với trường hợp mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.
Tìm hiểu thêm: Người giám hộ là gì?
2. Giao dịch về nhà ở sau đây thì nhà ở không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận:
a) Mua bán, thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai;
b) Tổ chức thực hiện tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương;
c) Mua bán, thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở để phục vụ tái định cư không thuộc sở hữu nhà nước; bán nhà ở quy định tại khoản 4 Điều 62 của Luật này;
d) Cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở;
đ) Nhận thừa kế nhà ở;
e) Chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại được xây dựng trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở bao gồm cả trường hợp đã nhận bàn giao nhà ở từ chủ đầu tư nhưng chưa nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó.
Các giấy tờ chứng minh điều kiện nhà ở tham gia giao dịch quy định tại khoản này thực hiện theo quy định của Chính phủ.
3. Trường hợp nhà ở cho thuê thì ngoài các điều kiện quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này, nhà ở còn phải đảm bảo chất lượng, an toàn cho bên thuê nhà ở, có đầy đủ hệ thống điện, cấp, thoát nước, bảo đảm vệ sinh môi trường.”
Căn cứ theo quy định về điều kiện giao dịch nhà ở trên thì loại hình nhà ở tái định cư hoàn toàn có thể tham gia giao dịch nếu như có đủ giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu nhà, không thuộc đối tượng bị kê biên thi hành án, có quyết định thu hồi, giải tỏa hay có tranh chấp.
Có nên mua nhà tái định cư?
Muốn đánh giá được việc có nên mua nhà tái định cư hay không sẽ cần nắm được những ưu điểm và nhược điểm khi chọn mua nhà ở tái định cư.
Ưu điểm khi mua nhà tái định cư
Nhà ở tái định cư có giá rẻ hơn so với giá trị bán ra thị trường. Đặc biệt nhà tái định cư chung cư rẻ hơn nhà tái định cư liền kề mặt đất.
Đối tượng sở hữu nhà tái định cư được ưu tiên trong việc cấp giấy chứng nhận sở hữu hợp pháp.
Nhược điểm nhà tái định cư
Nhà tái định cư chung cư đôi khi vẫn được đánh giá có tiêu chuẩn chất lượng thấp, không có nhiều tiện ích như các căn hộ chung cư thương mại, nhà ở thương mại. Thậm chí có vị trí xa trung tâm. Thực trạng khu nhà tái định cư ô nhiễm môi trường hay chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn nhà ở tái định cư, tiêu chuẩn diện tích nhà ở tái định cư bị hạn chế.
Những lợi thế về giá, quyền ưu tiên cũng như nhược điểm của các căn hộ nhà tái định cư hiện nay sẽ cần phải đánh giá và kiểm tra xem có thể đáp ứng được nhu cầu hay không. Lúc này bản thân người mua sẽ tự đánh giá được vấn đề có nên mua nhà chung cư tái định cư, mua nhà khu tái định cư.
Cách mua nhà tái định cư an toàn
Hiện nay tình trạng mua bán nhà tái định cư chưa sổ đỏ xảy ra nhiều trên thị trường và đây được xem là hình thức mua bán chứa nhiều rủi ro.
Đây cũng là thực trạng mà nhiều người muốn mua lại nhà tái định cư cần cảnh giác, phòng rủi ro, đảm bảo an toàn trong giao dịch. Bởi thực trạng nhà ở tái định cư chưa có sổ đỏ được bán mua đi bán lại diễn ra rất phổ biến dưới hình thức hợp đồng ủy quyền mua nhà tái định cư và cũng tiềm ẩn khó lường nếu không biết cách mua nhà tái định cư an toàn.
Hình thức hợp đồng ủy quyền mua nhà tái định cư thường có nội dung rõ ràng: “Bên được Ủy quyền (Bên mua) nhân danh và thay mặt bên Ủy quyền (Bên bán) thực hiện các công việc đối với căn nhà tái định cư đó”.
Tuy hợp đồng ủy quyền mua bán là hợp pháp nhưng đây là lỗ hổng để bên bán vi phạm hợp đồng không thực hiện bởi vì trên thực tế mảnh đất, nhà tái định cư vẫn thuộc về quyền sở hữu của bên bán theo đúng quy định pháp luật của nhà nước.
Bởi vậy nếu mua bán nhà đất tái định cư chưa có sổ đỏ thông qua hình thức “Hợp đồng ủy quyền” này thì nên thêm vào điều khoản ràng buộc đó là yếu tố định đoạt: “Sau khi nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mang tên bên A (Bên bán), bên B (Bên mua) được toàn quyền định đoạt căn hộ nêu trên theo quy định của pháp luật khi tham gia các giao dịch: bán, cho thuê, cho mượn, tặng cho, góp vốn, thế chấp với các điều kiện do bên B (bên mua) toàn quyền quyết định…”.
Đồng thời nên lập thêm một hợp đồng mua bán bằng văn bản quyền sử dụng đất, nhà ở… dù chưa được công chứng song song với Hợp đồng ủy quyền. Các điều khoản này sẽ giúp cho bên mua giảm thiểu rủi ro mua nhà ở tái định cư chưa có sổ đỏ, tạo sự an toàn trong giao dịch cao nhất. Ngoài ra, nên cố gắng thể hiện rõ các điều khoản hợp đồng mua bán.
Tuy nhiên, nhìn chung đối với hợp đồng ủy quyền này có nghĩa là bên bán (nhận ủy quyền) có thể chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc nào.
Đồng thời nếu mua nhà suất tái định cư nên tìm hiểu kỹ các tiêu chuẩn của nhà tái định cư, chất lượng, vị trí… và những quy định có hạn chế về chuyển nhượng quyền mua nhà tái định cửa cho người không được diện mua loại hình nhà này hay không.
Hy vọng những thông tin về nhà tái định cư là gì trên cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về luật bất động sản!
N.Phương (Tổng hợp)
Theo Homedy Blog Tư vấn
Tham khảo thêm: Thừa kế theo di chúc là gì