Quy định điều kiện về tài sản đảm bảo trong doanh nghiệp
Câu hỏi: Kính chào Quý luật sư, công ty tôi có tham gia một giao dịch cần phải có tài sản bảo đảm. Vậy chúng tôi có thể dùng bất kỳ tài sản nào của công ty làm tài sản bảo đảm được không? Kính mong Quý luật sư tư vấn giúp chúng tôi.
Xem thêm: Tài sản đảm bảo là gì
Doanh nghiệp tôi xin chân thành cảm ơn.
(Câu hỏi được biên tập từ mail gửi đến Bộ phận tư vấn pháp luật chuyên sâu của Phamlaw)
Trả lời: (Câu trả lời chỉ mang tính chất tham khảo)
Kính chào Quý khách, cảm ơn Quý khách đã gửi câu hỏi đến cho Bộ phận tư vấn pháp luật chuyên sâu của Phamlaw. Về thắc mắc của Quý khách, chúng tôi xin được đưa ra ý kiến tư vấn qua bài viết dưới đây.
1. Tài sản bảo đảm là gì?
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định: Bên bảo đảm bao gồm bên cầm cố, bên thế chấp, bên đặt cọc, bên ký cược, bên ký quỹ, bên mua trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu, bên bảo lãnh, tổ chức chính trị – xã hội ở cơ sở trong trường hợp tín chấp, bên có nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ đối với biện pháp cầm giữ. Còn bên nhận bảo đảm bao gồm bên nhận cầm cố, bên nhận thế chấp, bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược, bên có quyền trong ký quỹ, bên bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu, bên nhận bảo lãnh, tổ chức tín dụng trong trường hợp tín chấp, bên có quyền trong hợp đồng song vụ đối với biện pháp cầm giữ.
Tài sản bảo đảm là tài sản mà bên bảo đảm dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm. Theo Điều 105 Bộ luật dân sự 2015, Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Tài sản bảo đảm phải là tài sản thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, được phép giao dịch và không có tranh chấp, tài sản bảo đảm cũng có thể là quyền sử dung đất. Tài sản bảo đảm cũng có thể là tài sản thuộc quyền sở hữu của người thứ ba hoặc quyền sử đụng đất của người thứ ba nếu bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm và người thứ ba có thỏa thuận.
2. Các loại tài sản bảo đảm dùng làm tài sản bảo đảm trong
Căn cứ vào phân tích trên, doanh nghiệp có quyền sử dụng tài sản để bảo đảm cho các giao dịch của doanh nghiệp. Các loại tài sản sử dụng làm tài sản bảo đảm gồm:
*Thứ nhất bất động sản và động sản sử dụng làm tài sản bảo đảm
Như đã biết, tài sản được chia làm hai loại cơ bản là bất động sản và động sản. Tại Điều 107 Bộ luật sư 2015 quy định:
“1. Bất động sản bao gồm:
a) Đất đai;
b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;
c) Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng
d) Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.”
Có thể thấy, đặc tính “gắn liền với đất đai” là đặc tính cơ bản nhất của bất động sản không phải là đất đai và là đặc tính phân biệt động sản và bất động sản. Nhiều tài sản có tính chất như động sản nhưng do gắn liền với đất đai nên được tính là bất động sản. Có thể lấy ví dụ như hàng rào, máy móc, thiết bị có tính chất như động sản tuy nhiên khi đã gắn liền với đất đai hoặc nhà và công trình xây dựng gắn liền với đất thì những động sản này sẽ được coi là bất động sản.
Tìm hiểu thêm: YÊU THẾ NÀO LÀ SỚM ? YÊU THẾ NÀO LÀ TỘI ?
Theo quy định của pháp luật hiện nay thì khái niệm “tài sản khác” là bất động sản chưa quy định rõ. Trên thực tế thì có một số tài sản mặc dù không gắn liền với đất đai nhưng do tính chất đặc thù có thể được coi như bất động sản hoặc không được coi như động sản trong giao dịch yêu cầu tài sản bảo đảm. Một ví dụ điển hình đó là máy bay và tàu biển không được coi là động sản trong giao dịch bảo đảm. Giao dịch thế chấp máy bay và tàu biển không được đăng ký tại Cục đăng ký giao dịch bảo đảm. Mặc dù vậy mọi giao dịch cầm cố hoặc thế chấp động sản đều được đăng ký tại Cục đăng ký giao dịch bảo đảm.
*Thứ hai, quyền tài sản
Theo quy định tại Điều 115 Bộ luật dân sự 2015 thì quyền tài sản được hiểu “là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác”. Có thể thấy khái niệm này có phạm vi khá rộng và theo đó bất cứ quyền nào “trị giá được được bằng tiền” đều có thể là quyền tài sản. So với quyền tài sản được quy định trong BLDS 2005, quyền tài sản theo BLDS 2015 có phạm vi rộng hơn. Trong BLDS 2005, quyền tài sản được quy định có hai thuộc tính là “trị giá được bằng tiền’ và “có thể chuyển giao”. Tuy nhiên đến BLDS 2015, thuộc tính “có thể chuyển giao” đã được loại bỏ. Như vậy, phạm vi của quyền tài sản đã được mở rộng hơn, lúc này bất kỳ quyền nào trị giá được bằng tiền, cho dù có thể chuyển giao hay không đều được công nhận là quyền tài sản. Quy định mới này được nhận xét là phù hợp hơn với một số quyền tài sản quan trọng mà có giá trị bằng tiền nhưng khả năng định đoạt (chủ yếu là chuyển giao) các quyền tài sản đó có thể bị hạn chế theo quy định của pháp luật, ví dụ như quyền sử dụng đất và quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Trên thực tế, quyền tài sản được sử dụng làm tài sản bảo đảm khá đa dạng. Các quyền phổ biến được sử dụng làm tài sản bảo đảm bao gồm: quyền sử dụng đất, quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên, quyền đòi nơ, quyền được nhận tiền bảo hiểm, quyền phát sinh từ hợp đồng, quyền theo giấy phép, quyền đối với tài khoản, quyền đối với phần vốn góp, cổ phần và chứng khoán.
Như vậy, tài sản bảo đảm có thể tồn tại dưới 03 hình thức mà khách hàng có thể dùng để vay thế chấp đó là vật hiện hữu, giấy tờ có giá trị và quyền tài sản:
*Thứ ba, tài sản đảm bảo là các giấy tờ có giá như: Trái phiếu, cổ phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu, tín phiếu và các giấy tờ khác trị giá được bằng tiền. Và Tài sản đảm bảo là vật như phương tiện giao thông, kim khí đá quý, máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, hàng hóa.
3. Điều kiện về tài sản bảo đảm trong doanh nghiệp
Căn cứ tại khoản 8 Điều 7 Luật doanh nghiệp 2020 có quy định về quyền của doanh nghiệp như sau: “Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp”. Theo quy định của điều luật này thì công ty có quyền dùng tài sản để đảm bảo cho nghĩa vụ nợ và các nghĩa vụ khác của công ty. Tuy nhiên không phải tài sản nào thuộc quyền sở hữu của công ty đều có thể dùng làm tài sản bảo đảm. Trừ một số trường hợp ngoại lệ nhất định thì chỉ có tài sản được phép giao dịch (chuyển nhượng) mới có thể dùng làm tài sản bảo đảm. Tài sản bảo đảm cần có ba điều kiện sau:
– Phải là tài sản thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm (trừ các trường hợp ngoại lệ);
– Là tài sản không cấm giao dịch;
– Là tài sản xác định được.
Tuy nhiên pháp luật hiện hành chưa có quy định rõ ràng về thời điểm nào tài sản bảo đảm cần đáp ứng ba điều kiện như trên. Trên thực tế, bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có thể thỏa thuận là ba điều kiện trên cần được đáp ứng tại một số thời điểm nhất định quan trọng đối với bên nhận bảo đảm mà không nhất thiết cần đúng phải mọi thời điểm.
*Phải là tài sản thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm
Tại khoản 1 Điều 295 Bộ luật dân sự 2015 có quy định: “Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu”. Như vậy trừ trường hợp cầm giữ tài sản và bảo lưu quyền sở hữu, tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm. Điều 158 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật”. Công ty là bên bảo đảm phải có đầy đủ quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản. Trong đó quyền định đoạt sẽ cho phép bên bảo đảm dùng tài sản để thế chấp hoặc cầm cố cho bên nhận bảo đảm đồng thời cho phép việc chuyển nhượng tài sản bảo đảm sang người mua hay bên nhận bảo đảm trong trường hợp xử lý tài sản bảo đảm.
Một số trường hợp ngoại lệ không cần đáp ứng ba điều kiện trên thường xảy ra trên thực tế đó là: quyền sử dụng đất, quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên, tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp nhà nước. Các tài sản này vẫn có quyền thế chấp trong một số trường hợp cụ thể hay có sự chấp thuận của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
*Là tài sản không cấm giao dịch
Khoản 1 Điều 320 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về nghĩa vụ của bên thế chấp đó là: “Giao giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác”.
Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP có quy định: “Tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
1. Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm”.
Như vậy, tài sản phải “không cấm giao dịch” mới có thể là sử dụng làm tài sản bảo đảm. Việc xử lý tài sản bảo đảm có thể dẫn đến việc chuyển nhượng tài sản bảo đảm nên “không cấm giao dịch” là một điều kiện phù hợp đối với tài sản bảo đảm.
Trên thực tế, một số loại tài sản thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm nhưng bị cấm chuyển nhượng và không được sử dụng làm tài sản bảo đảm trừ khi có các chấp thuận cho việc chuyển nhượng. Các tài sản này thường bao gồm các loại sau:
Tham khảo thêm: Xúc phạm là gì? Hiểu và định nghĩa đúng đắn về trường hợp này
– Tài sản bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty (ví dụ như cổ phần của cổ đông sáng lập bị hạn chế chuyển nhượng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty cổ phần được cấp giấy chứng nhân đăng ký doanh nghiệp; cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng)
– Tài sản bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định của Luật phá sản 2014;
– Tài sản bị cưỡng chế thi hành án;
– Tài sản bị quốc hữu hóa.
*Là tài sản xác định được
Khoản 2 Điều 295 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được”. Và theo Điều 9 Nghị định 21/2021/NĐ-CP thì:
– Việc mô tả tài sản bảo đảm do bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm thỏa thuận, phù hợp với quy định của pháp luật.
– Trường hợp tài sản bảo đảm là bất động sản, động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký thì thông tin được mô tả theo thỏa thuận phải phù hợp với thông tin trên Giấy chứng nhận.
– Trường hợp tài sản bảo đảm là quyền tài sản thì thông tin được mô tả theo thỏa thuận phải thể hiện được tên, căn cứ pháp lý phát sinh quyền tài sản.
Điều kiện này yêu cầu tài sản bảo đảm phải là tài sản tôn tại trên thực tế và cho dù được mô tả chung thì vẫn phải xác định được. Đây là điều kiện rất cần thiết trong trường hợp khi tài sản bảo đảm là tài sản được mô tả chung và không có chi tiết cụ thể mô tả (ví dụ như tài sản bảo đảm là hàng hóa, vật tư hoặc số dư trong tài khoản – vì các loại tài sản này thay đổi hàng ngày và không thể mô tả chi tiết cụ thể) và tài sản hình thành trong tương lai.
KẾT LUẬN: Như vậy, để tài sản của công ty quý khách hàng có thể dùng làm tài sản bảo đảm thực hiện các giao dịch dân sự, tài sản đó phải đáp ứng đủ các điều kiện chúng tôi phân tích như trên.
4. Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm
Theo quy định tại Điều 299 BLDS 2015 quy định các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm gồm:
– Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
– Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
– Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.
Như vậy, khi thuộc một trong ba trường hợp kể trên, các bên có thể thỏa thuận phương thức xử lý tài sản bảo đảm bằng cách: đấu giá tài sản; bên nhận bảo đảm tự bán tài sản hoặc bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm. Nếu trường hợp các bên không thỏa thuận về phương thức xử lý thì tài sản được bán đấu giá để đảm bảo quyền lợi của bên nhận bảo đảm.
Trong thực tế, khi giao kết hợp đồng bảo đảm các bên thường thỏa thuận và xác định trong nội dung của hợp đồng đó về phương thức xử lý tài sản bảo đảm. Nhưng, mặc dù đã có thỏa thuận, việc xử lý tài sản bảo đảm cũng rất khó thực hiện nếu bên bảo đảm thiếu thiện chí. Vì vậy, để có thể xử lý được tài sản, các bên thường phải có thỏa thuận về các vấn đề liên quan đến việc xử lý đó như bàn giao tài sản, thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản,… Trong trường hợp này nếu bên bảo đảm không thiện chí cùng bên nhận bảo đảm thực hiện những vấn đề liên quan đó thì bên nhận bảo đảm hầu như không thể xử lý tài sản được.
Bên cạnh đó, cần phải hiểu sự “thỏa thuận giữa các bên” là thỏa thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm được xác định trong hợp đồng bảo đảm. Do đó, khi nghĩa vụ không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng thì bên nhận bảo đảm đương nhiên được xử lý tài sản theo phương thức đã được ghi nhận trong hợp đồng bảo đảm và bên bảo đảm có trách nhiệm phải thực hiện các vấn đề liên quan. Nếu họ không thực hiện thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền (như cơ quan thực hiện đăng ký quyền sở hữu tài sản) phải tiến hành các thủ tục liên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm khi có yêu cầu của bên nhận bảo đảm kèm theo các tài liệu, giấy tờ hợp lệ.
Trên đây là ý kiến tư vấn của Phamlaw về thắc mắc của Quý khách liên quan đến vấn đề Quy định điều kiện về tài sản đảm bảo trong doanh nghiệp. Nếu Quý khách còn có vướng mắc hay muốn biết thêm thông tin về các thủ tục hành chính như thành lập doanh nghiệp, thay đổi thông tịn đăng ký kinh doanh, giải thể doanh nghiệp,… xin vui lòng liên hệ với Tổng đài Bộ phận tư vấn pháp luật và thủ tục hành chính của Phamlaw, số hotline 19006284. Để sử dụng dịch vụ, Quý khách vui lòng kết nối tới Số hotline: 0967 370 488 , chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.
Xem thêm:
Tìm hiểu thêm: Phân biệt xe mô tô và xe gắn máy
- Thủ tục giải thể công ty 2017
- thủ tục giải thể công ty tnhh một thành viên mới
- Rút vốn khỏi công ty cổ phần thành lập chưa đủ 03 năm