Sổ hồng và sổ đỏ khác nhau như thế nào khi lâu nay, không ít người dân vẫn nhầm lẫn giữa sổ hồng và sổ đỏ. Vậy thực tế hai loại sổ này có gì khác nhau? Dịch vụ làm sổ đỏ
Sổ hồng là gì ?
Xem thêm: Sổ hồng và sổ đỏ khác nhau như thế nào
Sổ hồng là giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở do Bộ Xây dựng ban hành trong đó ghi rõ: Sở hữu nhà ở như thế nào, sử dụng đất ở thuộc sử dụng riêng hay chung: Cấp cho nhà riêng đất hoặc nhà chung đất như nhà chung cư.
Sổ đỏ
Sổ đỏ là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, là mẫu sổ do Bộ tài nguyên và môi trường ban hành để ghi nhận quyền sử dụng đất trong đó có: Đất ở, đất nông nghiệp, đất rừng, đất giao thông, đất phi nông nghiệp….. khi được cấp cho đất ở và có nhà ở trên đất, thì phần nhà ở sẽ được ghi là Tài sản gắn liền trên đất.
Đến nay, các loại sổ này đều thông nhất cấp đổi một loai giấy chứng nhận nhà đất là: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Tìm hiểu thêm: Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước là gì
Nhưng dù là mẫu nào đi chăng nữa cũng là một chứng thư pháp lý khẳng định quyền sử dụng và sở hữu hợp pháp nhà đất.
Về khái niệm giấy chứng nhận nhà đất có thể hiểu:
– Sổ đỏ hay bìa đỏ và ghi chữ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, loại giấy tờ này trước tiên là ghi nhận quyền sử dụng đất có thể là đất ở, đất sản xuất nông nghiệp, vườn, ao, đất rừng… khi nào có công trình xây dựng trên đất thì ghi nhận việc xây dựng công trình trên đất có thể là nhà ở.
– Sổ hồng là mẫu do Bộ xây dựng ban hành với nội ghi là ghi nhận Nhà ở và đất ở nên có mẫu là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, phạm vi là ghi nhận sở hữu nhà trước sau đó ghi nhận Quyền sử dụng đất ở, không ghi loại đất khác.
– Hiện nay, đã thống nhất mẫu chung là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Về chủ sở hữu và chủ sử dụng ghi tên trên Giấy chứng nhận:
Đọc thêm: 30 điều gia quy của người xưa giúp giáo dục con trẻ
– Nếu ghi hộ gia đình có nghĩa là toàn bộ thành viên hộ gia đình đó, hộ gia đình có thể có vợ, chồng, con, cháu…
– Nếu ghi tên 1 người thì phải xác định xem họ có vợ hay chồng không, nếu có thì là đồng sở hữu của 2 người.
Việc định đoạt như bán, chuyển nhượng hay các việc như: Thế chấp, cho thuê, trao đổi, tặng cho…. đều phải được các chủ sở hữu đồng ý, kể cả là đồng sở hữu chung vợ chồng hay toàn bộ thành viên hộ gia đình.
Thẩm quyền cấp sổ hồng và sổ đỏ
+ Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp sổ hồng cho tổ chức. Trường hợp chủ sở hữu chung là tổ chức và cá nhân thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp sổ hồng.
+ Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp sổ hồng cho cá nhân.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Tham khảo thêm: Nghỉ thai sản tiếng anh là gì