Quân đội là lực lượng vũ trang tập trung và là lực lượng nòng cốt có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ chế độ chính trị, an ninh và góp phần to lớn cùng nhân dân xây dụng và phát triển đất nước.
Một thuật ngữ gắn liền với quân đội thường được bắt gặp, đó là Sĩ quan. Khái niệm này tuy không mới, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về khái niệm này.
Xem thêm: Sĩ quan là gì
Trong bái viết này, chúng tôi xin chia sẻ đến bạn đọc những nội dung liên quan đến câu hỏi Sĩ quan là gì?
Nội dung chính
Sĩ quan là gì?
Sĩ quan là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp Úy, cấp Tá, cấp Tướng, quân phục, cấp hiệu, phù hiệu, giấy chứng minh sĩ quan do Chính phủ quy định.
Sĩ quan là lực lượng nòng cốt của quân đội và là thành phần chủ yếu trong đội ngũ cán bộ quân đội. Sĩ quan là Đảng viên của Đảng cộng sản Việt Nam, luôn một lòng trung thành với Đảng, hoạt động và chiến đấu dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Sĩ quan đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý hoặc trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ khác nhằm bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ chế độ chính trị và cùng nhân dân xây dựng và phát triển đất nước, luôn bảo đảm cho quân đội sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Tiêu chuẩn của Sĩ quan
Tiêu chuẩn để trở thành Sĩ quan được pháp luật quy định rất rõ ràng bởi vị thế và vai trò của nó. Điều 12 Văn bản hợp nhất 24 VBHN-VPQH quy định tiêu chuẩn của Sĩ quan như sau:
Trách nhiệm và nghĩa vụ của Sĩ quan
Sĩ quan có các trách nhiệm như sau:
+ Luôn trong tư thế sắn sàng, chiến đấu vì độc lập, tự do, bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc, bảo vệ Đảng và Nhà nước. Sĩ quan phải tham gia xây dựng đất nước, bảo vệ tài sản và lợi ích của Nhà Nước và bảo vệ người dân.
+ Luôn trau dồi và rèn luyện bản thân, học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ, kiến thức chính trị văn hóa quân sự nhằm hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ mà được Đảng và nhân dân giao phó.
+ Tuyệt đối phục tùng cấp trên, nghiêm chỉnh chấp hành điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy định của quân đội; giữ bí mật quân sự, bí mật quốc gia;
+ Thường xuyên chăm lo cho lợi ích vật chất và tinh thần của bộ đội;
Tìm hiểu thêm: "Nguồn gốc" là gì?
+ Phải luôn gương mẫu chấp hành và vận động người dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; luôn hết lòng phục vụ nhân dân.
+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về những mệnh lệnh của mình, về việc chấp hành mệnh lệnh của cấp trên và việc thừa hành nhiệm vụ của cấp dưới thuộc quyền;
+ Lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, tổ chức thực hiện mọi nhiệm vụ của đơn vị theo chức trách được giao; bảo đảm cho đơn vị chấp hành triệt để đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy định của quân đội, sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trong bất kỳ hoàn cảnh, điều kiện nào;
+ Khi nhận mệnh lệnh của người chỉ huy, nếu sĩ quan có căn cứ cho là mệnh lệnh đó trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh; trong trường hợp vẫn phải chấp hành mệnh lệnh thì báo cáo kịp thời lên cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó
Tuổi phục vụ của sĩ quan
Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan tại ngũ và sĩ quan dự bị được quy định như sau:
1. Theo cấp bậc quân hàm:
Cấp Uý: tại ngũ 44, dự bị hạng một 46, dự bị hạng hai 48;
Thiếu tá: tại ngũ 46, dự bị hạng một 49, dự bị hạng hai 52;
Trung tá: tại ngũ 49, dự bị hạng một 52, dự bị hạng hai 55;
Thượng tá: tại ngũ 52, dự bị hạng một 55, dự bị hạng hai 58;
Đại tá: tại ngũ 55, dự bị hạng một 58, dự bị hạng hai 60;
Cấp Tướng: tại ngũ 60, dự bị hạng một 63, dự bị hạng hai 65.
2. Theo chức vụ chỉ huy đơn vị:
Trung đội trưởng 30;
Đại đội trưởng 35;
Đọc thêm: Tai nạn lao động là gì
Tiểu đoàn trưởng 40;
Trung đoàn trưởng 45;
Lữ đoàn trưởng 48;
Sư đoàn trưởng 50;
Tư lệnh Quân đoàn 55;
Tư lệnh Quân khu, Tư lệnh Quân chủng 60.
Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan giữ chức vụ lãnh đạo, chỉ huy trong các đơn vị kỹ thuật, chuyên môn, quân sự địa phương và dự bị động viên có thể cao hơn hạn tuổi cao nhất của chức vụ tương ứng quy định tại khoản này nhưng không quá 5 tuổi.
Khi quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ phẩm chất, năng lực, sức khoẻ và tự nguyện thì có thể được kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ đến hết hạn tuổi dự bị hạng một; sĩ quan làm công tác nghiên cứu khoa học và giảng dạy ở nhà trường có thể được kéo dài đến hết hạn tuổi dự bị hạng hai; trường hợp đặc biệt có thể được kéo dài trên hạn tuổi dự bị hạng hai.
Những quyền lợi của sĩ quan khi nghỉ hưu
Căn cứ khoản 1 điều 37 Văn bản hợp nhất 24 VBHN-VPQH quy định về quyền lợi của sĩ quan khi nghỉ hưu như sau:
Ngạch sĩ quan là gì?
Sĩ quan chia thành hai ngạch: sĩ quan tại ngũ và sĩ quan dự bị.
Ngạch sĩ quan tại ngũ là ngạch gồm những sĩ quan thuộc lực lượng thường trực đang công tác trong quân đội hoặc đang được biệt phá
Ngạch sĩ quan dự bị là ngạch gồm những sĩ quan thuộc lực lượng dự bị động viên được đăng ký, quản lý, huấn luyện để sẵn sàng huy động vào phục vụ tại ngũ
Trên đây là những nội dung liên quan đến câu hỏi Sĩ quan là gì? Nếu có bất kỳ thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 6557 để được tư vấn trực tiếp.
Đọc thêm: Nghĩa vụ riêng rẽ là gì