Thưa luật sư. Tôi tên là Nguyễn Phong. Tôi có một thắc mắc về pháp luật ngân hàng mong được luật sư giải đáp. Luật sư cho tôi hỏi Rủi ro thị trường trong hoạt động ngân hàng là gì? Và pháp luật quy định về việc quản lý rủi ro này ra sao? Văn bản pháp luật nào ghi nhận về nội dung này? Rất mong sẽ nhận được giải đáp từ luật sư. Chân thành cảm ơn! (Nguyễn Phong – Đà Nẵng)
Cơ sở pháp lý
Xem thêm: Rủi ro thị trường là gì
– Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi bổ sung năm 2017
– Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
– Thông tư 40/2018/TT-NHNN sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Nội dung chính
1. Rủi ro thị trường là gì?
Rủi ro thị trường là khả năng hứng chịu một kết quả thua lỗ trong kinh doanh khi mà thị trường có những biến động và thay đổi ngược chiều so với dự đoán của ngân hàng. Các yếu tố rủi ro chính trên thị trường được xác định qua sự chênh lệch về lãi suất, tỷ giá, chứng khoán và giá cả hàng hóa.
2. Các loại rủi ro thị trường là gì?
Tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư 40/2018/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung khoản 24 Điều 3 Thông tư 13/2018/TT-NHNN, (có hiệu lực ngày 12/02/2019), quy định:
Rủi ro thị trường là rủi ro do biến động bất lợi của lãi suất, tỷ giá, giá vàng, giá chứng khoán và giá hàng hóa trên thị trường. Rủi ro thị trường bao gồm:
>> Xem thêm: Kinh tế thị trường là gì ? Phân tích ưu điểm, nhược điểm của kinh tế thị trường
– Rủi ro lãi suất là rủi ro do biến động bất lợi của lãi suất trên thị trường đối với giá trị của giấy tờ có giá, công cụ tài chính có lãi suất, sản phẩm phái sinh lãi suất trên sổ kinh doanh của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
– Rủi ro ngoại hối là rủi ro do biến động bất lợi của tỷ giá, giá vàng trên thị trường khi ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trạng thái ngoại tệ, trạng thái vàng;
– Rủi ro giá cổ phiếu là rủi ro do biến động bất lợi của giá cổ phiếu trên thị trường đối với giá trị của cổ phiếu, giá trị chứng khoán phái sinh trên sổ kinh doanh của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
– Rủi ro giá hàng hóa là rủi ro do biến động bất lợi của giá hàng hóa trên thị trường đối với giá trị của sản phẩm phái sinh hàng hóa, giá trị của sản phẩm trong giao dịch giao ngay chịu rủi ro giá hàng hóa của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
3. Quản trị rủi ro là gì? Vì sao cần phải quản trị rủi ro thị trường?
Rủi ro là những sự kiện hoặc các khả năng gây ra các khoản lỗ hoặc tổn thất vật chất hoặc phi vật chất, thậm chí thảm họa tài chính đối với ngân hàng. Theo Pyle (1997), rủi ro thường được phân chia thành nhóm chủ yếu và thứ yếu. Nhóm các rủi ro chủ yếu bao gồm: Rủi ro thị trường (thay đổi giá trị tài sản ròng do thay đổi điều kiện thị trường cơ bản như: Lãi suất, tỷ giá, vốn chủ sở hữu và giá cả hàng hóa); Rủi ro tín dụng (thay đổi giá trị tài sản thuần do thay đổi năng lực của các bên liên đới trong hợp đồng); Rủi ro tác nghiệp (chi phí phát sinh do sai phạm dẫn đến mất khả năng thanh toán, không đáp ứng các quy định đúng thời điểm); Rủi ro thực hiện (các khoản lỗ do không giám sát hợp lý nhân viên hoặc thiếu áp dụng các giải pháp hợp lý, còn gọi là rủi ro mô hình).
Quản trị rủi ro là quá trình các nhà quản lý đáp ứng các nhu cầu thông qua nhận dạng các loại rủi ro chủ yếu, áp dụng các biện pháp rủi ro hoạt động, xây dựng hệ thống các công việc để giám sát vị thế rủi ro có kết quả (Pyle 1997).
Theo các cuốn cẩm nang hay sổ tay nghiệp vụ của ngân hàng thương mại, quản trị rủi ro thường được định nghĩa là quá trình tác động của các nhà quản lý đến rủi ro nhằm phòng ngừa, giảm thiểu, lảng tránh, bảo vệ, tự bảo hiểm, hoặc chuyển rủi ro từ khâu công việc này hay chủ thể này sang khâu hoặc chủ thể khác.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 13/2018/TT-NHNN giải thích ” Quản lý rủi ro là việc nhận dạng, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro trong hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”.
4. Quy định pháp luật về quản lý rủi ro thị trường
>> Xem thêm: Tiền tệ là gì ? Các chức năng của tiền tệ trong nền kinh tế thị trường ?
4.1. Chiến lược quản lý rủi ro thị trường, hạn mức rủi ro thị trường
Căn cứ quy định tại Điều 38 Thông tư 13/2018/TT-NHNN và sửa đổi tại Điều 1 Thông tư 40/2018/TT-NHNN thì ngân hàng cần có chiến lược quản lý rủi ro thị trường và hạn mức rủi ro thị trường như sau:
Thứ nhất, Chiến lược quản lý rủi ro thị trường tối thiểu bao gồm các nội dung sau đây:
– Mức độ trạng thái rủi ro thị trường của sổ kinh doanh phải thực hiện phòng ngừa rủi ro thị trường;
Đọc thêm: Quy hoạch đất nông nghiệp là gì
– Nguyên tắc quản lý rủi ro thị trường trong điều kiện bình thường, điều kiện biến động mạnh về giá chứng khoán, giá hàng hóa, tỷ giá, giá vàng, lãi suất theo quy định nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;”
– Nguyên tắc áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro thị trường (trong đó nêu rõ các công cụ phòng ngừa rủi ro thị trường, thẩm quyền phê duyệt các biện pháp phòng ngừa rủi ro thị trường).
Thứ hai, Hạn mức rủi ro thị trường tối thiểu bao gồm:
– Hạn mức rủi ro lãi suất: Hạn mức rủi ro lãi suất đối với danh mục sản phẩm giao dịch, hạn mức cho giao dịch viên, hạn mức cắt lỗ, hạn mức về tổng trạng thái rủi ro lãi suất trên sổ kinh doanh;
– Hạn mức rủi ro ngoại hối: Hạn mức về tổng trạng thái ngoại tệ dương, tổng trạng thái ngoại tệ âm, trạng thái vàng; hạn mức cho giao dịch viên; hạn mức cắt lỗ;
– Hạn mức rủi ro giá hàng hóa: Hạn mức đối với danh mục sản phẩm giao dịch; hạn mức cho giao dịch viên; hạn mức cắt lỗ.
>> Xem thêm: Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường
4.2. Đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro thị trường như thế nào?
Việc đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro thị trường được quy định tại Điều 39 Thông tư 13/2018/TT-NHNN và được sửa đổi tại Điều 1 Thông tư 40/2018/TT-NHNN. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro thị trường đảm bảo:
– Có cá nhân, bộ phận thực hiện đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro thị trường độc lập với đơn vị giao dịch tự doanh;
– Có cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu để đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro thị trường;
– Phân cấp cụ thể thẩm quyền phê duyệt, thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro thị trường;
– Trường hợp ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng mô hình giá (mark to model) thì mô hình giá phải đảm bảo yêu cầu sau đây:
+ Đánh giá đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị giao dịch tự doanh, giá trị tài sản cơ sở;
+ Được ước tính trên cơ sở thông tin, dữ liệu thị trường được thu thập từ các nguồn tin cậy. Thông tin, dữ liệu thị trường phải được đánh giá độc lập về độ tin cậy, phù hợp theo quy định nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
+ Được rà soát, đánh giá định kỳ tối thiểu hằng năm hoặc đột xuất nhằm xác định mức độ chính xác, hạn chế của mô hình giá để điều chỉnh cho phù hợp.
>> Xem thêm: Thị trường là gì ? Thị trường là gì trong marketing? Tại sao phải nghiên cứu thị trường ?
Thứ hai, Phương pháp, mô hình đo lường, theo dõi rủi ro thị trường theo rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối, rủi ro giá cổ phiếu và rủi ro giá hàng hóa phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
– Đo lường, theo dõi trạng thái rủi ro thị trường gắn với từng loại tài sản tài chính, nợ phải trả tài chính và các khoản mục ngoại bảng;
– Tham số, giả định phải được kiểm định, điều chỉnh trên cơ sở so sánh diễn biến thực tế và kết quả thu được từ các phương pháp, mô hình này.
Thứ ba, Kiểm soát rủi ro thị trường phải đảm bảo:
Tham khảo thêm: Công ty tư nhân là gì? Đặc điểm của công ty tư nhân?
– Cảnh báo sớm về khả năng vi phạm hạn mức rủi ro thị trường;
– Cuối mỗi ngày giao dịch, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đánh giá khả năng tuân thủ hạn mức rủi ro thị trường trên cơ sở trạng thái rủi ro thị trường thực tế (bao gồm cả các giao dịch phòng ngừa rủi ro thị trường) và điều chỉnh hạn mức rủi ro thị trường (nếu cần thiết);
– Việc điều chỉnh hạn mức rủi ro thị trường phải được thông báo kịp thời cho giao dịch viên, đơn vị giao dịch và các cá nhân, bộ phận có liên quan để thực hiện giao dịch tự doanh, kiểm soát rủi ro thị trường cho ngày giao dịch tiếp theo.
4.3. Báo cáo nội bộ về rủi ro thị trường
Bên cạnh việc đo lường, theo dõi, kiểm soát rủi ro thì việc báo cáo nội bộ về rủi ro thị trường cũng rất cần thiết. Nội dung này được quy định thực hiện tại Điều 40 Thông tư 13/2018/TT-NHNN. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, Chậm nhất cuối ngày làm việc, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có báo cáo nội bộ trong ngày về rủi ro thị trường đối với sổ kinh doanh, tối thiểu bao gồm các nội dung sau đây:
>> Xem thêm: Mẫu biên bản họp Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị mới 2022
– Tổng trạng thái rủi ro thị trường trong ngày;
– Các phát hiện từ hoạt động kiểm soát đối với giao dịch tự doanh;
– Mức lãi (lỗ) thực tế và dự tính lãi (lỗ) theo giá trị thị trường của các giao dịch tự doanh;
– Các hạn mức giao dịch trong ngày và tình hình sử dụng các hạn mức này tính đến thời điểm kết thúc ngày giao dịch.
Thứ hai, Định kỳ tối thiểu 06 tháng, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có báo cáo nội bộ về rủi ro thị trường, tối thiểu bao gồm các nội dung sau đây:
– Tổng trạng thái rủi ro thị trường so với hạn mức rủi ro thị trường tại thời điểm báo cáo;
– Kết quả rà soát, đánh giá phương pháp, mô hình đo lường, theo dõi rủi ro thị trường (nếu có);
– Mức lãi (lỗ) thực tế và dự tính lãi (lỗ) theo giá trị thị trường của các giao dịch tự doanh;
– Các vi phạm về quản lý rủi ro thị trường và lý do vi phạm (nếu có);
– Các trường hợp bất thường trong hoạt động giao dịch tự doanh, thay đổi các giả định chính của phương pháp đo lường rủi ro thị trường;
>> Xem thêm: Ngân hàng thương mại là gì ? Quy định về ngân hàng thương mại
– Các đề xuất, kiến nghị về quản lý rủi ro thị trường với cấp nhận báo cáo;
– Kết quả thực hiện các yêu cầu, kiến nghị về quản lý rủi ro thị trường, hoạt động tự doanh của kiểm toán nội bộ, Ngân hàng Nhà nước, tổ chức kiểm toán độc lập và các cơ quan chức năng khác.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về nội dung “Rủi ro thị trường là gì? Quản lý rủi ro thị trường là gì và quy định pháp luật về quản lý rủi ro thị trường trong ngân hàng thương mại”.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!
Luật Minh Khuê (Sưu tầm và biên tập)
Tìm hiểu thêm: Đất chuyên dùng là gì? Quy định về đất chuyên dùng theo Luật đất đai?