Nội dung chính
- 1 1. Cách tính lãi ròng và chỉ số liên quan
- 2 2. Chi phí ảnh hưởng tới lãi ròng
- 3 3. Tầm quan trọng của lãi ròng
- 4 5. Ví dụ về lãi ròng
- 5 6. Tỷ lệ lãi ròng là gì ?
- 6 7. Thu nhập lãi ròng là gì ?
- 7 8. Doanh nghiệp nhà nước
- 7.1 8.1 Cơ cấu tổ chức quản lý
- 7.2 8.2 Hội đồng thành viên
- 7.3 8.3 Quyền và nghĩa vụ của hội đồng thành viên
- 7.4 8.4 Tiêu chuẩn và điều kiện của thành viên Hội đồng thành viên
- 7.5 8.5 Chủ tịch Hội đồng thành viên
- 7.6 8.6 Trách nhiệm của chủ tịch Hội đồng thành viên và thành viên khác của Hội đồng thành viên
1. Cách tính lãi ròng và chỉ số liên quan
Lãi ròng được tính bằng công thức sau:
Lãi ròng = tổng toàn bộ doanh thu từ doanh nghiệp – (10% thuế giá trị gia tăng + 20% chi phí thuế thu nhập từ doanh nghiệp + 30% khoản phí để hoạt động)
Xem thêm: Ròng là gì
Trong đó:
Tổng doanh thu = số tiền còn lại sau khi trừ khoản tiền bị hoàn lại và chi phí chiết khấu khi bán hàng
Chi phí hoạt động bao gồm: phí mua nguyên vật liệu, sản xuất, giao hàng, thuê nhà hoặc thuê đất, tiền công cho lao động, đóng bảo hiểm cho người lao động, tiền vay để phục vụ vào kinh doanh.
2. Chi phí ảnh hưởng tới lãi ròng
Chi phí ảnh hưởng tới lãi ròng bao gồm
– Chi phí để duy trì hoạt động doanh nghiệp: theo đó, chi phí để hoạt động của doanh nghiệp càng thấp thì lãi ròng sẽ càng cao. Như vậy, để thu lại được khoản lợi nhuận này cao thì cần giảm chi phí để hoạt động như lãi suất vay vốn, phí thuê nhà hoặc đất,…
>> Xem thêm: Lãi ròng là gì ? Cách hiểu đúng về lãi ròng ? Cho Ví dụ về lãi ròng
– Thuế thu nhập doanh nghiệp: mức thuế này là mức quy định nhất định theo pháp luật không thể thay đổi theo chủ doanh nghiệp kinh doanh
– Giá gốc của sản phẩm, dịch vụ: Mức này có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào chi phí nhập hàng hóa/ sản phẩm hoặc chi phí dịch vụ. Tuy nhiên trên thực tế thì giá gốc đó sẽ phụ thuộc vào đơn vị cung cấp, chi phí vận chuyển và thường giá gốc sẽ đi kèm tương đương với chất lượng của nó.
Như vậy để tăng khoản lãi ròng thì chủ thể có thể đưa ra giá sản phẩm nâng cao nhưng phải phù hợp với chất lượng, giảm các chi phí phát sinh từ nguyên vật liệu, tận dụng địa điểm sản xuất, kinh doanh tránh việc thuê địa điểm hoặc thuê địa điểm giá rẻ, nguồn nguyên vật liệu lấy vào rẻ,…
3. Tầm quan trọng của lãi ròng
– Lãi ròng là một chỉ số thể hiện thành công trong một doanh nghiệp
– Khi một doanh nghiệp nào đó muốn đầu tư, hợp tác thì họ nhìn thấy thông số về lãi ròng tương đồng với việc thể hiện khả năng của doanh nghiệp chi trả cho những phát sinh hoặc duy trì đầu tư để mở rộng doanh nghiệp, sự phát triển của công ty mà đưa ra quyết định hợp tác hay không
– Khi doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn ngân hàng hoặc tổ chức nào đó, lãi ròng cũng là khoản tiền chứng minh được khả năng chi trả của bên vay.
5. Ví dụ về lãi ròng
>> Xem thêm: Biên lãi ròng (NET INTEREST MARGIN – NIM) là gì ?
Ví dụ 1: Giả sử công ty A có báo cáo về thu nhập của họ gồm những thông tin sau:
– Doanh thu là: 100 tỷ
– Chi phí để duy trì hoạt động: 20 tỷ
– Khoản thuế thu nhập doanh nghiệp: 14 tỷ
– vốn lấy hàng hóa: 10 tỷ
– Lãi ròng: 56 tỷ
Theo đó, lợi nhuận ròng có tỷ suất là 56%. Biên lợi nhuận là 56% và doanh nghiệp kiếm được 56% cho mỗi tỷ đồng mà họ thu được
Ví dụ 2: Đến năm 2019 thì công ty X có báo cáo về doanh thu là 42 155 tỷ USD
Thu nhập ròng là 9 982 tỷ USD
Vậy biên lợi nhuận ròng của công ty X bằng 23%.
>> Xem thêm: Lợi nhuận ròng hay lãi ròng (net profit) là gì ?
6. Tỷ lệ lãi ròng là gì ?
Tỷ lệ lợi nhuận ròng cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu % trong tổng doanh thu của DN. Tỷ lệ này cho thấy DN đang hoạt động hiệu quả hay không. Có lãi hay phải chịu lỗ.
7. Thu nhập lãi ròng là gì ?
Thu nhập ròng (Net Income – NI) chính là khoản lợi nhuận mà các doanh nghiệp thu về sau khi đã trừ đi tất cả các khoản chi phí khác. Thu nhập ròng luôn sẽ xuất hiện ở dòng cuối cùng trên bảng báo cáo thu nhập của doanh nghiệp đó.
Đọc thêm: Làm cộng tác viên là gì
Thu nhập ròng nói lên điều gì?
+ Thu nhập ròng của doanh nghiệp chính là kết quả tích cực trong số lợi nhuận và doanh thu sau khi đã trừ đi chi phí, thuế mà doanh nghiệp phải chi trả trong suốt 1 thời gian nhất định. Nếu kết quả bị âm thì thu nhập ròng sẽ được gọi lỗ ròng.
+ Khi tính toán thu nhập ròng có thể không bao gồm những lợi ích và thiệt hại.
+ Thu nhập ròng của một doanh nghiệp sẽ làm gia tăng lợi nhuận. Kéo theo đó chính là sự gia tăng vốn của các cổ đông. Ngược lại nếu lỗ ròng sẽ gây nên tổn thất.
>> Xem thêm: Chi phí lãi ròng (NET INTEREST COST – NIC) là gì ?
+ Thu nhập ròng tạo nên sự gia tăng vốn của chủ sở hữu. Ngược lại lỗ ròng sẽ gây nên sự giảm sút vốn của cá nhân, đơn vị đó.
+ Thực tế thu nhập ròng hiện nay của nhiều đơn vị đã được các kế toán “phù phép” bằng cách giấu đi những khoản chi phí hoặc làm tăng tổng doanh thu,…
8. Doanh nghiệp nhà nước
1. Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm:
a) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
b) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
2. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con;
b) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
3. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con;
b) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
8.1 Cơ cấu tổ chức quản lý
Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo một trong hai mô hình sau đây:
1. Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát;
2. Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát.
8.2 Hội đồng thành viên
1. Hội đồng thành viên nhân danh công ty thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Hội đồng thành viên bao gồm Chủ tịch và các thành viên khác, số lượng không quá 07 người. Thành viên Hội đồng thành viên do cơ quan đại diện chủ sở hữu bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật.
3. Nhiệm kỳ của Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng thành viên không quá 05 năm. Thành viên Hội đồng thành viên có thể được bổ nhiệm lại. Một cá nhân được bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng thành viên không quá 02 nhiệm kỳ tại một công ty, trừ trường hợp đã có trên 15 năm làm việc liên tục tại công ty đó trước khi được bổ nhiệm lần đầu.
8.3 Quyền và nghĩa vụ của hội đồng thành viên
1. Hội đồng thành viên nhân danh công ty thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu, cổ đông, thành viên đối với công ty do công ty làm chủ sở hữu hoặc sở hữu cổ phần, phần vốn góp.
2. Hội đồng thành viên có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Quyết định các nội dung theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
b) Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc;
c) Quyết định kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm, chủ trương phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ của công ty;
Đọc thêm: đầu tư nước ngoài là gì
d) Tổ chức hoạt động kiểm toán nội bộ và quyết định thành lập đơn vị kiểm toán nội bộ của công ty;
đ) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Điều lệ công ty, Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
8.4 Tiêu chuẩn và điều kiện của thành viên Hội đồng thành viên
1. Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này.
2. Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề hoạt động của doanh nghiệp.
3. Không phải là người có quan hệ gia đình của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu; thành viên Hội đồng thành viên; Giám đốc, Phó giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng của công ty; Kiểm soát viên công ty.
4. Không phải là người quản lý doanh nghiệp thành viên.
5. Trừ Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên khác của Hội đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc, Tổng giám đốc công ty đó hoặc công ty khác không phải là doanh nghiệp thành viên theo quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
6. Chưa từng bị cách chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc, Phó giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc của doanh nghiệp nhà nước.
7. Tiêu chuẩn và điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty.
8.5 Chủ tịch Hội đồng thành viên
1. Chủ tịch Hội đồng thành viên do cơ quan đại diện chủ sở hữu bổ nhiệm theo quy định của pháp luật. Chủ tịch Hội đồng thành viên không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty và doanh nghiệp khác.
2. Chủ tịch Hội đồng thành viên có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Xây dựng kế hoạch hoạt động hằng quý và hằng năm của Hội đồng thành viên;
b) Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu cuộc họp Hội đồng thành viên hoặc lấy ý kiến các thành viên Hội đồng thành viên;
c) Triệu tập, chủ trì và làm chủ tọa cuộc họp Hội đồng thành viên hoặc tổ chức việc lấy ý kiến các thành viên Hội đồng thành viên;
d) Tổ chức thực hiện quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu và nghị quyết Hội đồng thành viên;
đ) Tổ chức giám sát, trực tiếp giám sát và đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu chiến lược, kết quả hoạt động của công ty, kết quả quản lý, điều hành của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty;
e) Tổ chức công bố, công khai thông tin về công ty theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, kịp thời, chính xác, trung thực và tính hệ thống của thông tin được công bố.
3. Ngoài trường hợp quy định tại Điều 94 của Luật này, Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể bị miễn nhiệm, cách chức nếu không thực hiện quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều này.
8.6 Trách nhiệm của chủ tịch Hội đồng thành viên và thành viên khác của Hội đồng thành viên
1. Tuân thủ Điều lệ công ty, quyết định của chủ sở hữu công ty và quy định của pháp luật.
2. Thực hiện quyền và nghĩa vụ một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm tối đa lợi ích hợp pháp của công ty và Nhà nước.
3. Trung thành với lợi ích của công ty và Nhà nước; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
4. Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về doanh nghiệp mà mình làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp chi phối và doanh nghiệp mà người có liên quan của mình làm chủ, cùng sở hữu hoặc sở hữu riêng cổ phần, phần vốn góp chi phối. Thông báo này được tập hợp và lưu giữ tại trụ sở chính của công ty.
5. Chấp hành nghị quyết Hội đồng thành viên.
6. Chịu trách nhiệm cá nhân khi thực hiện các hành vi sau đây:
a) Lợi dụng danh nghĩa công ty thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;
b) Tiến hành kinh doanh hoặc giao dịch khác không nhằm phục vụ lợi ích của công ty và gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác;
c) Thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn khi nguy cơ rủi ro tài chính có thể xảy ra đối với công ty.
7. Trường hợp thành viên Hội đồng thành viên phát hiện có thành viên Hội đồng thành viên khác có hành vi vi phạm trong thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao thì có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản với cơ quan đại diện chủ sở hữu; yêu cầu thành viên vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và khắc phục hậu quả.
Luật Minh Khuê (tổng hợp & phân tích)
Tìm hiểu thêm: Nghĩa vụ quân sự là gì? 9 Điều cần biết về luật quân sự mới nhất