logo-dich-vu-luattq

Quyền sử dụng tài sản là gì? Quyền sử dụng tài sản có thể chuyển giao không?

1. Quyền sử dụng tài sản là gì?

Theo Điều 189 Bộ luật dân sự 2015 thì “Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.”

Khái niệm quyền sử dụng được định nghĩa bằng phạm vi của quyền, đó là: quyền sử dụng bao gồm quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Khai thác công dụng của tài sản được hiểu là đưa tài sản vào sử dụng theo đúng tính năng, công dụng của tài sản đó để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh… của mình. Còn hưởng hoa lợi, lợi tức là chủ thể được hưởng thêm những tài sản mới phát sinh từ việc khai thác công dụng của tài sản. Người được hưởng hoa lợi, lợi tức có thể là người trực tiếp khai thác công dụng của tài sản nhưng cũng có thể là người không trực tiếp khai thác công dụng của tài sản mà chuyển giao việc khai thác công dụng này cho người khác. Ví dụ: Chủ sở hữu cho thuê xe ô tô thì người thuê là người trực tiếp khai thác công dụng của tài sản; tiền thuê mà chủ sở hữu nhận được chính là lợi tức có được từ tài sản.

Xem thêm: Quyền sử dụng là gì

Như vậy, việc sử dụng một tài sản là một trong những quyền năng quan trọng và có ý nghĩa thực tế của chủ sở hữu. Chủ sở hữu có toàn quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức của tài sản theo ý chí tùy nghi của mình. Thông thường, chủ sờ hữu trực tiếp sử dụng tài sản của mình nhưng có thể được chuyển giao cho người khác trên cơ sở một hợp đồng hợp pháp của chủ sở hữu.

Trong một số trường hợp khác mà pháp luật quy định, cơ quan hoặc tổ chức cũng có quyền sử dụng tài sản trên cơ sở một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Ví dụ: Cơ quan, tổ chức sử dụng tài sản bị trưng dụng.

Quyền sử dụng là một quyền năng mà pháp luật quy định cho chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp được phép sử dụng các tài sản của mình nhằm đạp ứng các nhu cầu sinh hưởng lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích của người khác, không được trái với dạo đức chung của xã hội.

2. Có thể chuyển giao quyền sử dụng cho người khác không?

Nội dung quyền sở hữu bao gồm quyền sử dụng, quyền định đoạt, quyền chiếm hữu. Mặc dù, quyền sử dụng là một trong ba quyền năng của chủ sở hữu nhưng chủ sở hữu có thể tách quyền sử dụng để chuyển giao cho người khác nhưng việc chuyển giao trong trường hợp này là chuyển giao có thời hạn như cho thuê, cho mượn.

>&gt Xem thêm: Quy định mới về phân chia tài sản thừa kế là quyền sử dụng đất, nhà ở ?

Theo Điều 189 Bộ luật dân sự 2015:

“Quyền sử dụng có thể được chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.”

Chuyển giao quyền sử dụng tức là cho phép người khác khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản trong một khoảng thời gian. Việc chuyển giao quyền sử dụng cho người khác có thể thu tiền hoặc không thu tiền tùy hai bên thỏa thuận.

Ví dụ: A là chủ sở hữu của một căn nhà. A có quyền khai thác, sử dụng căn nhà vào các mục đích khác nhau. A cho B thuê căn nhà này và A thu tiền thuê hàng năm. Việc A cho B thuê căn nhà chính là A đã chuyển quyền sử dụng căn nhà cho B trong khoảng thời gian thuê.

3. Quyền sử dụng của chủ sở hữu được pháp luật quy định như thế nào?

Tại Điều 190 Bộ luật dân sự 2015 có quy định như sau:

“Điều 190. Quyền sử dụng của chủ sở hữu

Chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.”

Pháp luật ghi nhận chủ sở hữu có toàn quyền sử dụng tài sản theo ý chí của mình. Nhưng quyền sử dụng này không phải là quyền tuyệt đối mà nó vẫn bị hạn chế bởi các lợi ích khác như: Lợi ích quốc gia, dân tộc; lợi ích công cộng; quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

>&gt Xem thêm: Hướng dẫn góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào công ty thì phải thực hiện thủ tục gì ?

Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết về nghỉ không hưởng lương 2022

Lợi ích quốc gia, dân tộc là vấn đề có nội hàm rộng, bao hàm trong đó tất cả những gì tạo thành điều kiện cần thiết cho sự trường tồn của cộng đồng với tư cách quốc gia – dân tộc có chủ quyền, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; đồng thời, thể hiện sự phát triển đi lên về mọi mặt của quốc gia dân tộc theo hướng làm cho đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng ngày càng phong phú, tốt đẹp hơn; cho sự nâng cao không ngừng sức mạnh tổng hợp, năng lực cạnh tranh quốc gia trên trường quốc tế, vị trí, vai trò, uy tín quốc tế của quốc gia, dân tộc. Ví dụ việc chủ sử hữu sử dụng tài sản là căn nhà của mình để chứa chấp cho các thế lực phản động thì đây được coi là hành vi gây ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc.

Lợi ích công cộng là những lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội.… Hành vi sử dụng tài sản gây ảnh hưởng đến lợi ích công cộng như sử dụng nhà ở của mình để tổ chức đánh bạc; hát karaoke gây mất trật tự công cộng; Chủ sở hữu phương tiện giao thông, như xe máy dùng xe máy để đua xe trái phép trên đường phố gây mất trật tự công cộng, an toàn giao thông,…

Sử dụng tài sản là một quyền năng quan trọng đây là quyền mang lại lợi ích kinh tế cho chủ thể. Việc khai thác công dụng của tài sản được thực hiện tùy theo khả năng sáng tạo của chủ sở hữu: Có người dùng máy tính để giải trí, soạn văn bản tài liệu; có người dùng để cho thuê… Những giới hạn của quyền sử dụng được pháp luật quy định khác với các giới hạn của quyền chiếm hữu đối với tài sản. Quyền chiếm hữu thì bị hạn chế bởi “không trái pháp luật và đạo đức xã hội” trong khi đó thì với quyền sử dụng thì “không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quổc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyển và lợi ích hợp pháp của người khác ”.

Nguyên tắc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được quy định tại khoản 4 Điều 3 của Bộ luật dân sự 2015 là: “Không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”. Những nguyên tắc được quy định tại Điều 3 Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực áp dụng cho tất cả các chế định cụ thể khác của Bộ luật này, bao gồm cả chế định về quyền chiếm hữu và chế định quyền sử dụng.

4. Người không phải chủ sở hữu có quyền sử dụng tài sản không?

Quyền sử dụng tài sản đương nhiên thuộc về chủ sở hữu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người không phải chủ sở hữu tài sản cũng có quyền sử dụng tại sản.

Theo Điều 191 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

“Điều 191. Quyền sử dụng của người không phải là chủ sở hữu

Người không phải là chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo thỏa thuận với chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.”

>&gt Xem thêm: Mẫu đơn cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới 2022

Quyền sử dụng tài sản không phải là độc quyền của chủ sở hữu đối với tài sản mà những người không phải chủ sở hữu cũng có quyền này. Có hai căn cứ xác lập quyền sử dụng cho người không phải là chủ sở hữu đối với tài sản, đó là:

– Theo thỏa thuận với chủ sở hữu;

– Theo quy định của pháp luật.

Theo thỏa thuận với chủ sở hữu có thể là qua hợp đồng dân sự, ví dụ hợp đồng thuê tài sản hoặc hợp đồng mượn tài sản.

Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê. Bên thuê phải bảo quản tài sản thuê, phải bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ; nếu làm mất, hư hỏng thì phải bồi thường. Bên thuê phải sử dụng tài sản thuê theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục đích đã thỏa thuận.

Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.

Theo quy định của pháp luật có thể là quyết định trung dụng quyền sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thể quyền. Trưng dụng tài sản là việc Nhà nước sử dụng có thời hạn tài sản của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thông qua quyết định hành chính trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia.

Tại Điều 258 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về quyền hưởng dụng, vậy quyền sử dụng và quyền hưởng dụng khác gì nhau?

Về cơ bản căn cứ xác lập quyền của chúng là như nhau. Điều 258 quy định: “Quyền hưởng dụng được xác lập theo quy định của luật, theo thỏa thuận hoặc theo di chúc”. Như vậy, quyền hưởng dụng chỉ khác duy nhất căn cứ xác lập quyền theo di chúc. Quyền sử dụng có thể trở thành quyền hưởng dụng nếu nội hàm của quyền có đặc điểm:

– Về thời hạn: Tối đa đến hết cuộc đời của người hưởng dụng đầu tiên nếu người hưởng dụng là cá nhân và đến khi pháp nhân chấm dứt tồn tại nhưng tối đa 30 năm nếu người hưởng dụng đầu tiên là pháp nhân;

Tham khảo thêm: Lương cứng là gì? Lương mềm là gì? Phân biệt thế nào?

>&gt Xem thêm: Thủ tục xóa đăng ký thế chấp (giải chấp) quyền sử dụng đất theo quy định mới ?

– Về quyền cho thuê quyền hưởng dụng: Người hưởng dụng có quyền cho thuê quyền hưởng dụng trong thời hạn quy định;

– Về quyền khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức: tự mình hoặc cho phép người khác thực hiện;

– Về hiệu lực: Quyền hưởng dụng phải đăng ký khi pháp luật có quy định và có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

5. Tranh chấp về quyền sử dụng tài sản

– Cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng tài sản:

Theo quy đinh tại Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Cụ thể:

“Điều 26. Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

1. Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân.

2. Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản.

>&gt Xem thêm: Thời gian trích khấu hao đối với quyền sử dụng đất là bao lâu ?

3. Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.

4. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Bộ luật này.

5. Tranh chấp về thừa kế tài sản.

6. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.”

Tranh chấp về quyền sở hữu bao gồm tranh chấp các quyền về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt hoặc tranh chấp về bồi thường thiệt hại với tài sản.

Ví dụ về tranh chấp quyền sở hữu như sau:

A cho B mượn 1 chiếc xe máy hon da mang biển kiểm soát 78 – H1 20097, B sau một thời gian sử dụng đã cố ý không trả lại cho A và ngang nhiên cho rằng đây là tài sản thuộc quyền sở hữu của mình, A kiện B ra tòa để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua Email : Tư vấn pháp luật qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Trân trọng./.

Tìm hiểu thêm: Quốc lộ là gì?

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !