logo-dich-vu-luattq

Quyền lập pháp hành pháp tư pháp là gì

Theo Khoản 3 Điều 2 Hiến pháp có quy định rằng: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.” Vậy Quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp là gì? Sự phối hợp giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp tại Việt Nam như thế nào?Để giải đáp những thắc mắc trên, mời các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây.

Quyền lập pháp là gì?

Quyền lập pháp là một trong ba chức năng chính của nhà nước, song hành cùng quyền hành pháp và quyền tư pháp để tổng hợp thành quyền lực của nhà nước được quy định trong Hiến pháp 2013.

Xem thêm: Quyền lập pháp hành pháp tư pháp là gì

Cũng theo căn cứ tại Hiến pháp năm 2013 thì Quốc hội chính là cơ quan thực hiện quyền lập hiến cũng như quyền lập pháp và quyết định các vấn đề quan trọng, cốt yếu của đất nước.

Chính vì vậy, lập pháp được hiểu là quyền thuộc về toàn thể nhân dân, được trao cho hội nghị đại biểu nhân dân là Quốc hội.

Quyền lực nhà nước được phân tách thành ba quyền là quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Quyền lập pháp là quyền ban hành pháp luật, quyền hành pháp là quyền thực thi pháp luật và quyền tư pháp là quyền bảo vệ pháp luật.

Tại khoản 3 Điều 2 Hiến pháp năm 2013 đã quy định rõ quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Đồng thời tại khoản 1 Điều 70 Hiến pháp năm 2013 quy định Quốc hội là cơ quan duy nhất có nhiệm vụ và quyền hạn “Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật;”. Như vậy quyền lập pháp thuộc về Quốc hội và Quốc hội có thể ủy quyền cho cơ quan nhà nước khác thay mặt mình ban hành văn bản dưới luật để quản lý xã hội.

Nội dung căn bản của quyền lập pháp chính là quyền đồng ý thông qua một chính sách hoặc một dự luật nào đó. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền thông qua dự án luật, tạo nên các quy tắc xử sự bắt buộc các chủ thể trong xã hội phải thực hiện.

Quy trình lập pháp được tiến hành theo một trình tự, giai đoạn từ sáng kiến pháp luật, soạn thảo văn bản, trình dự án luật, thẩm tra, thảo luận, thông qua. Do đó soạn thảo luật chỉ là một công đoạn của hoạt động lập pháp mà không phải là yếu tố cấu thành quyền lập pháp.

Hoạt động lập pháp được tiến hành một cách thường xuyên theo chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm và cả nhiệm kỳ của Quốc hội. Ở nước ta thì đa số các đạo luật đều do Chính phủ soạn thảo và trình lên Quốc hội do đó chủ thể lập pháp không nhất thiết là chủ thể soạn thảo luật.

Đọc thêm: Suất tái định cư tối thiểu là gì

Tuy nhiên, dựa vào mối quan hệ giữa hai cơ quan là Quốc hội và Chính phủ thì Quốc hội chỉ ban hành luật dựa trên nhu cầu chính sách do Chính phủ báo cáo và thông qua chương trình làm việc của Chính phủ. Mối tương quan giữa lập pháp và hành pháp này nhằm đảm bảo cho pháp luật khi ban hành, áp dụng sẽ không xa rời thực tiễn.

Quốc hội có thể ủy quyền cho Chính phủ và các cơ quan nhà nước khác ban hành văn bản quy phạm pháp luật để chi tiết hóa nội dung của đạo luật đó. Đây không phải là việc Quốc hội chia sẻ quyền lập pháp của mình cho cơ quan khác mà bản chất của hoạt động này là lập pháp ủy quyền. Quốc hội chỉ giao cho cơ quan nhà nước điều chỉnh những quan hệ xã hội thường xuyên thay đổi để tránh trường hợp luật của Quốc hội phải thường xuyên thay đổi theo.

Quyền hành pháp là gì?

Quyền hành pháp là một trong ba chức năng chính của nhà nước, cùng quyền lập pháp và quyền tư pháp hợp thành tạo nên quyền lực nhà nước.

Hành pháp chính là việc thi hành theo quy định tại Hiến pháp, căn cứ theo Hiến pháp để soạn thảo ra hoặc ban bố các quy định của luật và thực hiện theo các quy định của luật.

Đại diện cho hành pháp sẽ là Chính phủ, người đứng đầu là Chủ tịch nước. Chính vì vậy, hành pháp được hiểu là việc thực hiện luật pháp đã được thiết lập thông qua cơ quan Chính phủ.

Như vậy trong các Quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp là gì? Chúng ta đã biết quyền lập pháp, hành pháp như thế nào. Vậy còn tư pháp?

Quyền tư pháp là gì?

Quyền tư pháp là quyền lực nhà nước với mục đích là để đảm bảo sự công tư công bằng của pháp luật, bảo vệ nền công lý, đảm bảo thực hiện tư pháp thì theo quy định pháp luật sẽ có các cơ quan tư pháp.

Tư pháp cũng chính là một trong ba chức năng chính của quyền lực nhà nước. Tư pháp là để mục đích trừng trị tội phạm cũng như giải quyết xung đột giữa các cá nhân.

Cơ quan tư pháp chính là hệ thống các tòa án để xử lý những hành vi vi phạm pháp luật và giải quyết các tranh chấp, xung đột.

>>>> Tham khảo: Tư pháp là gì?

Quy định về tam quyền phân lập ở Việt Nam

Tham khảo thêm: Thế nào là quyền định đoạt? Quyền định đoạt tài sản có bị hạn chế không?

Quy định tam quyền phân lập tại Việt Nam thể hiện về quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp được giao cho các cơ quan khác nhau trong nhà nước chứ không tập trung cho một cơ quan nào cụ thể mà sẽ phân ra cho các cơ quan khác nhau: quyền lập pháp giao cho quốc hội, quyền hành pháp giao cho chính phủ, quyền tư pháp giao cho tòa án.

Tam quyền phân lập được hiểu là nhằm mục đích dùng quyền lực để thực hiện kiểm soát, cân bằng, khống chế và kiềm chế quyền lực giữa các cơ quan nhà nước. Quy định tam quyền phân lập được thể hiện cho ta thấy rõ và nó giúp ngăn ngừa được sự chuyên chế rất dễ phát sinh ở xã hội lạm quyền.

Như vậy, có thể hiểu các quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp phải hoạt động theo nguyên tắc độc lập, có điều kiện kiểm tra và giám sát lẫn nhau, tạo ra sự cân bằng giữa các quyền để đảm bảo được quyền lực nhà nước.

Theo quy định về mặt hình thức thì tại Việt Nam chính là đất nước có hệ thống tam quyền phân lập, gồm có Quốc hội, có Chính phủ, có Tòa án và cơ quan công tố.

Hệ thống quyền lực theo quy định của pháp luật có cơ cấu tổ chức hoàn thiện từ Trung ương đến các địa phương cấp huyện, quận cho tới cấp xã, phường.

Sự phối hợp giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp tại Việt Nam như thế nào?

Qua 5 lần sửa đổi Hiến pháp từ Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 sửa đổi bổ sung 2001, đến Hiến pháp năm 2013 hiện hành thì trong đó ta có thể thấy rõ về mối quan hệ trong việc phân quyền theo chiều ngang đã ngày càng được hoàn thiện và đi đến sự thống nhất từ cơ chế theo tập quyền sang cơ chế phân công, phối hợp rồi phân quyền, phân công, phối hợp và thực hiện việc kiểm soát quyền lực.

Hiến pháp đã khẳng định cụ thể về nguyên tắc phân công thực hiện quyền lực nhà nước, trong đó cũng quy định và ghi nhận chủ thể của mỗi nhánh quyền là nội dung cốt lõi của đạo luật cơ bản.

Với chức năng chính được ghi nhận thể hiện là quyền lực nhà nước, thì Hiến pháp cũng chính là văn bản chính thức nhân danh nhân dân thể hiện chức năng của Nhà nước trong phạm vi nhất định cho các thiết chế và được thể hiện trong nhiều trường hợp bằng quy định cụ thể bằng cách trao quyền.

Với cách quy định như vậy theo mô hình phân quyền theo cách thức cứng rắn hoặc cách thức mềm dẻo và phân quyền, Hiến pháp đã hình thành nên một mối quan hệ nhằm mục đích tương tác cũng như cơ chế kiểm soát quyền lực lẫn nhau để qua đó làm rõ mối quan hệ giữa ba nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Để phân công quyền lực, cần xác định vị trí, chức năng, phạm vi, giới hạn hoạt động, cách thức phối hợp, tương tác giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp vốn đặc trưng cho chức năng cơ bản của Nhà nước.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về thắc mắc Quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp là gì? để bạn đọc tham khảo. Nếu Quý bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì đừng ngần ngại vui lòng liên hệ với chúng tôi.

Tìm hiểu thêm: Thị trường vốn là gì? Đặc điểm và chức năng của thị trường vốn

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !