logo-dich-vu-luattq

Quyền dân sự là gì ? Quy định pháp luật về quyền dân sự

1. Khái niệm quyền dân sự

Điều 14 Hiến pháp nước CHXHCNVN năm 2013 đã quy định

“ 1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.

Xem thêm: Quyền dân sự là gì

2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.

Quyền dân sự là khả năng được phép xử sự theo một cách nhất định của chủ thể trong quan hệ dân sự để thực hiện, bảo vệ lợi ích của mình.

Quyền dân sự hiểu theo nghĩa rộng là quyền của chủ thể được pháp luật dân sự quy định như là nội dung của năng lực pháp luật của chủ thể đó. Các chủ thể có năng lực pháp luật dân sự khác nhau thì có các quyền dân sự khác nhau.

Quyền dân sự hiểu theo nghĩa hẹp là quyển của chủ thể trong quan hệ dân sự nhất định mà chủ thể đó đang tham gia, quyền tự mình thực hiện những hành vi nhất định, quyền yêu cầu người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ, quyền yêu cẩu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị người khác xâm phạm.

2. Căn cứ xác định quyền dân sự

Ở mọi thời kỳ và bất kỳ quốc gia nào thì sự phát triển kinh tế xã hội, đời sống nhân dân ổn định phải cần quản lý đất nước bằng luật pháp. Trong đó, Bộ luật Dân sự đóng vai trò đặc biệt quan trọng, được xem là ngành luật tư điều chỉnh mọi quan hệ dân sự trong đời sống xã hội.

Bởi nó quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm.

Quyền dân sự là khả năng xử sự theo ý chí tự do của chủ thể nhằm đạt được mục đích của mình. Tuy nhiên, không phải xử sự nào cũng phù hợp với quy định của pháp luật, mà quyền dân sự được xác lập trên căn cứ được quy định tại Điều 8 Bộ luật Dân sự 2015 bao gồm:

+ Hợp đồng, là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

+ Hành vi pháp lý đơn phương, là sự thể hiện ý chí của một bên nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền về dân sự.

+ Quyết định của Tòa án, cơ quan có thẩm quyền khác, là những quyết định được ban hành bởi những cơ quan nhà nước, đại diện cho ý toàn dân buộc chủ thể khác phải chấp hành quyết định ấy theo quy định.

+ Kết quả của lao động, sản xuất, kinh doanh; kết quả của hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, về nguyên tắc người lao động bỏ sức lực của bản thân mình sẽ được hưởng chính thành quả lao động ấy và được Nhà nước bảo hộ.

+ Chiếm hữu tài sản, là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản như thể họ có quyền thực sự đối với tài sản ấy.

Tìm hiểu thêm: Chủ doanh nghiệp là gì?

+ Sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.

+ Bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật, người gây thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường toàn bộ và kịp thời, bao gồm bồi thường trong hợp đồng và ngoài hợp đồng.

+ Thực hiện công việc không có ủy quyền và căn cứ khác theo quy định.

>> Chính sách của Nhà nước đối với quan hệ dân sự:

1. Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự phải bảo đảm giữ gìn bản sắc dân tộc, tôn trọng và phát huy phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp, tình đoàn kết, tương thân, tương ái, mỗi người vì cộng đồng, cộng đồng vì mỗi người và các giá trị đạo đức cao đẹp của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.

2. Trong quan hệ dân sự, việc hoà giải giữa các bên phù hợp với quy định của pháp luật được khuyến khích.

3. Các phương thức bảo vệ quyền dân sự

Tự bảo vệ quyền dân sự; khi quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo Bộ luật dân sự năm 2015 và các luật liên quan khác. ​Khi quyền dân sự bị xâm phạm thì chủ quyền có cần có cơ chế bảo vệ phải theo đúng quy định của pháp luật. Việc bảo vệ quyền dân sự không phải thông qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tuy nhiên việc ngăn căn của chủ thể phải đảm bảo tính cần thiết, phù hợp, không được vượt quá so với tính chất, hậu quả của sự xâm phạm ấy.

Căn cứ theo Điều 11 Bộ luật dân sự 2015 chủ thể bị xâm phạm có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bảo vệ quyền dân sự:

– Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của mình, khi quyền này đang bị đe dọa hay đang xảy ra tranh chấp.

– Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm, đây là biện pháp được áp dụng để bảo vệ quyền sở hữu, quyền nhân thân khi việc thực hiện quyền đó bị cản trở, dẫn đến hoặc có khả năng gây ra thiệt hại.

– Buộc xin lỗi, cải chính công khai, đây là biện pháp bảo vệ quyền nhân thân như bảo vệ đối với họ tên, danh dự, nhân phẩm và uy tín.

– Buộc thực hiện nghĩa vụ, là biện pháp được áp dụng trong trường hợp người có nghĩa vụ phải thực hiện một hay nhiều hành vi pháp lý nhất định trong quan hệ với người có quyền nhưng không thực hiện nghĩa vụ đó.

– Buộc bồi thường thiệt hại, đây là một biện pháp khá phổ biến để bảo vệ quyền dân sự được thực hiện trong trường hợp thực tế có thiệt hại xảy ra.

– Hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền, phương thức này là một điểm mới có ý nghĩa quan trọng so với Bộ luật dân sự cũ.

– Yêu cầu khác theo quy định của luật.

4. Bảo vệ quyền dân sự thông qua cơ quan có thẩm quyền

Đọc thêm: Lạm phát là gì ? Nguyên nhân và giải pháp kiểm soát lạm phát

​Quyền dân sự là khả năng xử sự theo ý chí tự do của chủ thể nhằm đạt được mục đích của mình. Tuy nhiên, quyền dân sự chỉ được xác lập khi được quy định trong Bộ luật dân sự. Khi cá nhân, tổ chức bị xâm phạm có thể sử dụng các phương thức bảo vệ quyền dân sự thông qua cơ quan có thẩm quyền. Ngoài ra, cơ chế bảo vệ quyền dân sự cũng cần thông qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo quy định tại Điều 14 Bộ luật Dân sự 2015 , việc bảo vệ quyền dân sự thông qua cơ quan có thẩm quyền được quy định như sau:

Tòa án, cơ quan có thẩm quyền khác có trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân.

Trường hợp quyền dân sự bị xâm phạm hoặc có tranh chấp thì việc bảo vệ quyền được thực hiện theo pháp luật tố tụng tại Tòa án hoặc Trọng tài.

Việc bảo vệ quyền dân sự theo thủ tục hành chính được thực hiện trong trường hợp luật quy định. Quyết định giải quyết vụ việc theo thủ tục hành chính có thể được xem xét lại tại Tòa án. Toà án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lí do gì chưa có điều luật để áp dụng: Trong trường hợp này Toà án sẽ áp dụng tập quán hay tương tự pháp luật:

Áp dụng tập quán:

“Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự. Trường hợp các bên không có thoả thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này”.

Áp dụng tương tự pháp luật:

“Trường hợp phát sinh quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự mà các bên không có thoả thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp dụng thì áp dụng quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự”’.

Áp dụng tương tư pháp luật là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào quy phạm pháp luật đang có hiệu lực đối với những quan hệ tương tự như quan hệ cần xử lí để điều chỉnh quan hệ cần xử lí đó nhưng không có quy phạm trực tiếp để điều chỉnh quan hệ đó. Ví dụ: Bộ luật Dân sự năm quy định khi cây cối đổ, gẫy gây ra thiệt hại thì chủ sở hữu bồi thường mà chưa dự liệu các trường họp khác như rễ cây gây thiệt hại hay quả rụng, rơi gây thiệt hại. Khi Bộ luật Dân sự năm 2015 chưa có hiệu lực pháp luật thì phải áp dụng tương tự pháp luật trong trường họp này. Còn hiện nay, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã dự liệu bao quát đầy đủ các trường hợp cây cối gây thiệt hại nên các trường hợp cây cối gây thiệt hại được áp dụng pháp luật để giải quyết.

5. Thực hiện quyền dân sự theo ý chí của cá nhân, pháp nhân

1. Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản. 2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng. 3. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực. 4. Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. 5. Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.

6. Cá nhân, pháp nhân không được lạm dụng quyền dân sự của mình gây thiệt hại cho người khác, để vi phạm nghĩa vụ của mình hoặc thực hiện mục đích khác trái với quy định của pháp luật. Trường hợp cá nhân, pháp nhân không tuân thủ quy định này thì Toà án và những cơ quan có thẩm quyền khác căn cứ vào tính chất, hậu quả của hành vi vi phạm mà có thể không bảo vệ một phần hoặc toàn bộ quyền của họ, buộc bồi thường nếu gây thiệt hại và có thể áp dụng chế tài khác do luật quy định.

>> Hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền

Khi giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền dân sự, Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác có quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.

Trường hợp quyết định cá biệt bị hủy thì quyền dân sự bị xâm phạm được khôi phục và có thể được bảo vệ bằng các phương thức quy định của Bộ luật dân sự.

Luật Minh KHuê (tổng hợp)

Đọc thêm: Giao dịch ngoại hối là gì

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !