logo-dich-vu-luattq

Quy trình tháo dỡ công trình vi phạm

Buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép được tiến hành trong những trường hợp nào? THẨM QUYỀN áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép thuộc về chủ thể nào? Pháp luật quy định về QUY TRÌNH của biện pháp buộc tháo dỡ ra sao? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết để giải đáp các vấn đề này

.tư vấn pháp luật thủ tục buộc tháo dỡ công trình xây dựng

Xem thêm: Quy trình tháo dỡ công trình vi phạm

Tư vấn pháp luật về thủ tục hành chính

Khái niệm

Buộc tháo dỡ là gì?

Buộc tháo dỡ là biện pháp cưỡng chế hành chính nhằm khắc phục hậu quả được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt hành chính khi xử phạt cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính.

Công trình xây dựng trái phép là gì?

Căn cứ Điều 30 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, có thể hiểu: Công trình xây dựng trái phép là công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng hoặc xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng.

Các trường hợp cụ thể buộc tháo dỡ công trình xây dựng

Tìm hiểu thêm: Thủ tục tách hộ khẩu cùng nhà

Căn cứ Điểm d, Khoản 11, Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP; buộc tháo dỡ công trình trái phép trong các trường hợp cụ thể sau:

  1. Tổ chức thi công xây dựng công trình SAI nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo;
  2. Tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép xây dựng mới;
  3. Tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng;
  4. Xây dựng công trình không đúng thiết kế xây dựng được thẩm định, phê duyệt trong trường hợp được MIỄN giấy phép xây dựng;
  5. Xây dựng công trình lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, khu di tích lịch sử – văn hóa và khu vực bảo vệ công trình khác; xây dựng công trình ở khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống (trừ trường hợp xây dựng công trình để khắc phục những hiện tượng này);
  6. Xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn chiếm không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác hoặc của khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung.

Đối với ba hành vi vi phạm đầu tiên (trừ trường hợp xây dựng công trình không phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt, vi phạm chỉ giới xây dựng hoặc sai cốt xây dựng):

  • Công trình xây dựng chỉ bị buộc tháo dỡ khi hành vi vi phạm đó đã KẾT THÚC.
  • Nếu công xây dựng đang thi công thì trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính; tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh hoặc cấp giấy phép xây dựng.
  • Hết thời hạn trên; tổ chức, cá nhân vi phạm không xuất trình với người có thẩm quyền xử phạt giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng được điều chỉnh thì bị buộc tháo dỡ công trình xây dựng vi phạm.

công trình xây dựng đang thi công trái phép

Công trình xây dựng trái phép

Thẩm quyền buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép

Căn cứ Khoản 4, Điều 70 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, thẩm quyền buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép thuộc về:

  • Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Sở Xây dựng và Thanh tra Bộ Xây dựng;
  • Chánh thanh tra Sở Xây dựng, Chánh thanh tra Bộ Xây dựng;
  • Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp huyệncấp tỉnh.

Quy trình buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép

Căn cứ quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, Nghị định số 139/2017/NĐ-CP và Nghị định số 166/2013/NĐ-CP; quy trình buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép:

  1. Khi phát hiện hành vi vi phạm, người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính lập 02 bản trong đó 01 bản giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm. Trường hợp vi phạm không thuộc hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt;
  2. Người có thẩm quyền xử phạt tiến hành xác minh hành vi vi phạm;
  3. Người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trong đó nêu rõ biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng là buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép;
  4. Trong 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt, người ra quyết định xử phạt phải gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt và các cơ quan liên quan quyết định xử phạt để thi hành;
  5. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt; trừ trường hợp quyết định có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày;
  6. Nếu tổ chức, cá nhân không tự nguyện tháo dỡ công trình xây dựng trái phép trong thời hạn trên; người có thẩm quyền sẽ ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định vi phạm hành chính.
  7. Gửi ngay quyết định cưỡng chế cho cá nhân, tổ chức vi phạm và các cá nhân, tổ chức liên quan (ở đây là Ủy ban Nhân dân cấp xã nơi tiến hành việc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép)
  8. Trước khi tiến hành cưỡng chế, nếu cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế tự nguyện thi hành thì cơ quan chủ trì cưỡng chế lập biên bản công nhận sự tự nguyện thi hành.
  9. Khi thực hiện cưỡng chế phải có đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến.

Đọc thêm: Thủ tục công chứng từ chối tài sản

bắt buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép

Quy trình buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép

>>>Xem thêm: BỊ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ ĐẤT ĐAI CẦN LÀM GÌ?

Luật sư tư vấn thủ tục tháo dỡ công trình xây dựng trái phép

  • Tư vấn các quy định của pháp luật về các trường hợp buộc tháo dỡ công trình xây dựng;
  • Tư vấn các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục của biện pháp buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép;
  • Tư vấn các quy định của pháp luật liên quan đến quyết định xử phạt hành chính;
  • Tư vấn về thủ tục khiếu nại, tố cáo các hành vi, quyết định xử phạt hành chính vi phạm pháp luật;
  • Hỗ trợ khách hàng chuẩn bị, soạn thảo hồ sơ, đơn từ liên quan đến thủ tục hành chính;
  • Đại diện theo ủy quyền của khách hàng thực hiện các thủ tục hành chính.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn hợp thức hóa xây nhà không phép, sai phép

Trên đây là bài viết tư vấn về các trường hợp áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép và trình tự, thủ tục, thẩm quyền áp dụng của biện pháp này. Nếu bạn đọc có thắc mắc về các vấn đề liên quan đến việc xử phạt hành chính hoặc các thủ tục hành chính khác, hãy liên hệ ngay số hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn luật hành chính nhanh chóng và kịp thời. Xin cảm ơn.

Scores: 4.82 (63 votes)

Đọc thêm: đăng ký tạm trú qua mạng

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !