logo-dich-vu-luattq

Thủ tục mở LC cho doanh nghiệp khi thực hiện hợp đồng với đối tác

Doanh nghiệp mở LC ngày nay đang dần trở nên phổ biến và là một trong những BƯỚC không thể thiếu trong quy trình xuất nhập khẩu. Nhưng để mở LC cần đáp ứng được những điều kiện gì? Thủ tục mở LC như thế nào? Bài viết này sẽ giải đáp những câu hỏi đó cho các bạn.

>> Xem thêm: Những Trường Hợp Được Hủy Bỏ L/C Trong Hợp Đồng Thương Mại

Xem thêm: Quy trình mở lc

Mở LC là gì?

  • LC (Letter of Credit) hay còn gọi là THƯ TÍN DỤNG do ngân hàng lập ra theo yêu cầu của ĐỐI TÁC.
  • Mục đích: nhằm cam kết trả một khoản tiền nhất định tại một thời điểm cụ thể cho nhà xuất khẩu trong trường hợp NXK xuất trình được bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các điều kiện trong thư tín dụng.

Điều kiện để mở LC

Để mở LC, doanh nghiệp cần phải nộp các giấy tờ sau cho ngân hàng:

  • Giấy phép kinh doanh.
  • Tài khoản ngoại tệ ngân hàng
  • Quyết định thành lập công
  • Quyết định bổ nhiệm giám đốc và kế toán trưởng.

Thủ tục mở LC cho doanh nghiệp

Yêu cầu mở LC

Thứ nhất, khi quy định điều khoản thanh toán bằng LC trong HỢP ĐỒNG cần phải xem xét nguồn vốn để thanh toán cho việc mở LC:

  • LC phát hành bằng vốn tự có, khách hàng phải ký quỹ 100%.
  • Thư tín dụng phát hành bằng vốn tự có, khách hàng không ký quỹ đủ 100% và có yêu cầu miễn/giảm mức ký quỹ thì phải được Giám đốc ngân hàng phê duyệt trước.
  • LC phát hành bằng vốn vay của NHCTVN: khách hàng liên hệ với bộ phận tín dụng thẩm định để xem xét.

Đọc thêm: Thủ tục đấu thầu xây dựng

Thứ hai, khách hàng phải điền đầy đủ vào Đơn yêu cầu mở LC và xem xét kỹ nội dung hợp đồng để đảm bảo khi đưa vào LC không bị mâu thuẫn.

>> Xem thêm: Thủ Tục Mở Tài Khoản Ngân Hàng Cho Doanh Nghiệp Mới Thành Lập

Thứ ba, bộ HỒ SƠ xin mở LC bao gồm:

  • Đơn yêu cầu mở LC
  • Quyết định thành lập doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp giao dịch lần đầu)
  • Đăng ký kinh doanh
  • Đăng ký mã số xuất nhập khẩu (nếu có)
  • Hợp đồng ngoại thương gốc (nếu chuyển qua fax thì công ty phải ký và đóng dấu trên bản photo)
  • Hợp đồng nhập khẩu ủy thác (nếu có)
  • Giấy phép nhập khẩu của Bộ Thương Mại (nếu mặt hàng thuộc danh mục quản lý của Thủ tướng Chính phủ)
  • Cam kết thanh toán, hợp đồng tín dụng, công văn phê duyệt cho mở LC trả chậm của NHCTVN (trường hợp mở LC trả chậm)
  • Hợp đồng mua bán ngoại tệ (nếu có)
  • Bản giải trình mở LC

Lưu ý, tất cả các giấy tờ trên đều phải xuất trình bản gốc và lưu lại Chi nhánh bản photo có đóng dấu treo của doanh nghiệp trừ các chứng từ sau sẽ phải lưu bản gốc:

  • Cam kết thanh toán
  • Hợp đồng vay vốn
  • Hợp đồng mua bán ngoại tệ
  • Đơn xin mở LC
  • Bản giải trình mở LC

Kiểm tra, sửa đổi LC

  • Sau khi phát hành LC khách hàng sẽ nhận được một bản sao LC.
  • Xem xét, đối chiếu nội dung LC với đơn yêu cầu của mình để đảm bảo LC phù hợp với hợp đồng.
  • Thông báo cho ngân hàng điều chỉnh, sửa đổi nếu như có sai sót.
  • Xuất trình đơn đề nghị sửa đổi LC kèm văn bản thoả thuận giữa người mua và người bán nếu như có nhu cầu sửa đổi LC.
  • Nếu như LC sửa đổi về nội dung giá cả thì phải bổ sung mức ký quỹ và tài sản thế chấp tương ứng để đảm bảo khả năng thanh toán cho LC.

Nhận, kiểm tra chứng từ

  • Sau khi nhận giấy tờ giao từ phía ngân hàng, khách hàng cần phải kiểm tra nội dung LC với chứng từ nhận được.
  • Nếu nhận được thông báo chứng từ có sai lệch từ phía ngân hàng thì phải báo lại cho khách hàng ý kiến của mình có chấp nhận sai sót không và thanh toán LC trong vòng 5 ngày làm việc từ ngày nhận thông báo.
  • Sau 5 ngày mà không có ý kiến thì coi như từ chối chứng từ, ngân hàng tiến hành xử lý chứng từ theo chỉ thị của ngân hàng.

Yêu cầu phát hành bảo lãnh

Ngân hàng thực hiện phát hành bảo lãnh nhận hàng khi chưa có vận đơn gốc hoặc ký hậu vận đơn để khách hàng có thể nhận hàng theo LC.

Tham khảo thêm: Thủ tục sang tên sổ đỏ khi chồng chết

Điều kiện để ngân hàng phát hành THƯ BẢO LÃNH:

  • Khách hàng ký quỹ 100% trị giá hóa đơn hoặc ghi nợ tài khoản tiền vay khi thanh toán.
  • Xuất trình phát hành thư bảo lãnh nhận hàng (nếu có)
  • Xuất trình phát hành thư ủy quyền nhận hàng (nếu có)
  • Xuất trình ký hậu vận đơn đường biển (nếu có)

Thanh toán, hủy bỏ LC

Thứ nhất, ngân hàng sẽ trích tiền từ tài khoản đã được chỉ định của khách hàng để thanh toán cho ngân hàng nước ngoài theo quy định của LC khi nhận được bộ chứng từ phù hợp với điều khoản của LC.

Thứ hai, nếu khách hàng muốn hủy bỏ LC thì có thể liên hệ với ngân hàng tuy nhiên nếu thuộc các trường hợp dưới đây thì sẽ không được hủy bỏ:

  • Đã nhận hàng thông qua bảo lãnh nhận hàng của ngân hàng.
  • Có tranh chấp thương mại khi không thống nhất hủy LC của các ngân hàng liên quan.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về quy trình mở LC cho doanh nghiệp. Sau khi tham khảo bài viết nếu bạn còn thắc mắc về thủ tục mở LC hoặc cần TƯ VẤN các vấn đề liên quan đến DOANH NGHIỆP hãy liên hệ với LUẬT SƯ TƯ VẤN DOANH NGHIỆP của chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ. Xin cảm ơn./.

Scores: 4.08 (17 votes)

Tìm hiểu thêm: Thủ tục công ty mua xe cũ của cá nhân

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !