Đấu thầu là hoạt động lựa chọn nhà thầu để ký kết hợp đồng dịch vụ tư vấn, lắp đặt, thiết kế, thi công,…. Trong hoạt động đấu thầu sẽ có rất nhiều hình thức đấu thầu khác nhau? Trong phạm vi bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc liên quan đến Quy trình chỉ định thầu thông thường.
Nội dung chính
- 1 Thế nào là chỉ định thầu thông thường?
- 2 Chỉ định thầu thông thường có phải đăng báo không?
- 3 Quy trình chỉ định thầu thông thường mới nhất?
- 3.1 Bước 1: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu
- 3.2 Bước 2: Tổ chức lựa chọn nhà thầu
- 3.3 Bước 3: Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu
- 3.4 Bước 4: Trình, thẩm định; phê duyệt và công khai kết quả chỉ định thầu theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này.
- 3.5 Bước 5: Hoàn thiện và ký kết hợp đồng.
- 4 Hạn mức chỉ định thầu thông thường là bao nhiêu?
Thế nào là chỉ định thầu thông thường?
Để hiểu rõ Quy trình chỉ định thầu thông thường? chúng ta cần làm rõ khái niệm chỉ định thầu thông thường là gì.
Xem thêm: Quy trình chỉ định thầu thông thường
Chỉ định thầu là một trong tám hình thức đấu thầu tại Việt Nam được quy định tại Mục 1 Chương 2 Luật Đấu thầu 2013 về hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
Trong chỉ định thầu sẽ có chỉ định thầu thông thường và chỉ định thầu rút gọn. Chỉ định thầu đối với nhà thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
– Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng; gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước; gói thầu cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề; gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách;
– Gói thầu cấp bách cần triển khai nhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới quốc gia, hải đảo;
– Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa phải mua từ nhà thầu đã thực hiện trước đó do phải bảo đảm tính tương thích về công nghệ, bản quyền mà không thể mua được từ nhà thầu khác; gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm; mua bản quyền sở hữu trí tuệ;
– Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng được chỉ định cho tác giả của thiết kế kiến trúc công trình trúng tuyển hoặc được tuyển chọn khi tác giả có đủ điều kiện năng lực theo quy định; gói thầu thi công xây dựng tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng, tác phẩm nghệ thuật gắn với quyền tác giả từ khâu sáng tác đến thi công công trình;
– Gói thầu di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật do một đơn vị chuyên ngành trực tiếp quản lý để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng; gói thầu rà phá bom, mìn, vật nổ để chuẩn bị mặt bằng thi công xây dựng công trình;
– Gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công, gói thầu có giá gói thầu trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo quy định của Chính phủ phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ.
Đối với tùng trường hợp thì sẽ có những quy định riêng về việc thực hiện chỉ định thầu, về hạn mức chỉ định thầu và về nhà thầu.
Chỉ định thầu thông thường có phải đăng báo không?
Tìm hiểu thêm: Thủ tục hưởng chế độ thai sản mới nhất 2021
Theo quy định tại Điểm a và Điểm đ, Khoản 1, Điều 8 Luật Đấu thầu quy định, kế hoạch lựa chọn nhà thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu phải được đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
Ngoài ra, căn cứ Điểm c, Khoản 1, Điều 8 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định, đối với thông tin quy định tại các Điểm a, d, đ, g và h, Khoản 1, Điều 8 của Luật Đấu thầu, các tổ chức chịu trách nhiệm đăng tải thông tin phải bảo đảm thời điểm tự đăng tải thông tin không muộn hơn 7 ngày làm việc, kể từ ngày văn bản được ban hành.
Theo đó, kế hoạch lựa chọn nhà thầu của dự án, dự toán mua sắm và kết quả lựa chọn nhà thầu cho gói thầu áp dụng hình thức chỉ định thầu phải tuân thủ theo quy định nêu trên.
Quy trình chỉ định thầu thông thường mới nhất?
Quy trình chỉ định thầu thông thường gồm 5 bước, được quy định cụ thể tại Điều 55 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.
Bước 1: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu
Đầu tiên là lập hồ sơ yêu cầu. Hồ sơ yêu cầu phải được lập căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Nghị định này. Nội dung hồ sơ yêu cầu bao gồm các thông tin tóm tắt về dự án, gói thầu; chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất; tiêu chuẩn về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật và xác định giá chỉ định thầu. Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và đánh giá về kỹ thuật;
Tiếp theo là phải thẩm định và phê duyệt hồ sơ yêu cầu và xác định nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu:
– Quy trình thẩm định theo quy định tại Điều 105 của Nghị định này;
– Việc phê duyệt hồ sơ yêu cầu phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ yêu cầu;
– Nhà thầu được xác định để nhận hồ sơ yêu cầu khi có đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện gói thầu và có tư cách hợp lệ theo quy định của Luật Đấu thầu bao gồm:
+ Có đăng ký thành lập, hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu, nhà đầu tư đang hoạt động cấp;
+ Hạch toán tài chính độc lập;
Tham khảo thêm: đăng ký tạm trú ở đâu
+ Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật;
+ Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
+ Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu;
+ Phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước đối với nhà thầu nước ngoài khi tham dự thầu quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu.
Bước 2: Tổ chức lựa chọn nhà thầu
– Hồ sơ yêu cầu được phát hành cho nhà thầu đã được xác định;
– Nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu.
Bước 3: Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu
– Việc đánh giá hồ sơ đề xuất phải được thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ yêu cầu. Trong quá trình đánh giá, bên mời thầu mời nhà thầu đến thương thảo, làm rõ hoặc sửa đổi, bổ sung các nội dung thông tin cần thiết của hồ sơ đề xuất nhằm chứng minh sự đáp ứng của nhà thầu theo yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, tiến độ, khối lượng, chất lượng, giải pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức thực hiện gói thầu;
– Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: Có hồ sơ đề xuất hợp lệ; có năng lực, kinh nghiệm và đề xuất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của hồ sơ yêu cầu; có giá đề nghị chỉ định thầu không vượt dự toán gói thầu được duyệt.
Bước 4: Trình, thẩm định; phê duyệt và công khai kết quả chỉ định thầu theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này.
Bước 5: Hoàn thiện và ký kết hợp đồng.
Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu, biên bản thương thảo hợp đồng, hồ sơ đề xuất, hồ sơ yêu cầu và các tài liệu liên quan khác..
Hạn mức chỉ định thầu thông thường là bao nhiêu?
Hạn mức chỉ định thầu được quy định tại Điều 54, Nghị định 63/2014/NĐ-CP theo đó:
Như vậy tùy vào hạng mục thầu mà sẽ có hạn mức chỉ định thầu riêng nhưng hạn mức tối đa của chỉ định thầu sẽ không quá 1 tỷ đồng.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi nhằm giải đáp thắc mắc quy trình chỉ định thầu thông thường? để bạn đọc tham khảo. Nếu Quý khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số tổng đài tư vấn 1900 6557.
Đọc thêm: Thủ tục làm lại giấy tờ xe