Một số khái niệm quy hoạch du lịch đôi khi trùng nhau, như những khái niệm phát triển kế hoạch hóa quy hoạch và thiết bị. Nhìn chung, những khái niệm này, phản ánh các yếu tố của một đường lối và mang tính lý luận.
Dành cho các cơ quan, chính quyền ở cấp độ nhà nước hay cấp địa phương. Đối với người ra những quyết định như vậy, thì vấn đề là thực hiện hoặc tham gia vào những lựa chọn tổng thể.
Xem thêm: Quy hoạch du lịch là gì
Hoặc những điểm riêng rẽ có liên quan đến quá trình sản xuất (tức là phát triển), tổ chức các hoạt động kinh tế xã hội (tức là kế hoạch hóa và quy hoạch), hoặc thực thi về mặt vật chất (tức là thiết bị).
Nội dung chính
1. Khái niệm quy hoạch du lịch là gì?
Quy hoạch du lịch suốt một thời gian dài, người ta đã coi sự phân bố địa lý các hoạt động kinh tế, là do các điều kiện tự nhiên quy định, và việc tìm cách thay đổi nó đã từng bị xem là vô vọng.
Từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929, mà người ta nghĩ đến việc tác động tới sự khu trú của các hoạt động này. Trong những năm 1930, các nước Anh, Hoa Kỳ, Đức và Pháp sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đã bắt đầu thực hiện những biện pháp quy hoạch.
Chính sự nổi lên của ngành du lịch và vui chơi giải trí đại chúng, đã buộc các chính phủ phải có cái nhìn về tương lai trong lĩnh vực này. Ở Tây Âu, một số công cuộc quy hoạch được trải qua trên những lãnh thổ, có diện tích rộng lớn và động chạm đến tất cả các lĩnh vực của thiết bị công cộng.
Gần đây hơn, sau những lo toan quy hoạch không gian, đã đến lúc cần tính toán đến quy hoạch thời gian lao động và quy hoạch cả thời gian vui chơi giải trí. Từ đây trở đi, cần phải đưa vào các tham số phân tích cả đại lượng mới này của đời sống con người.
Đó là tạo ra một không gian cho những mục đích sử dụng khác nhau. Đồng thời, cũng phải nghiên cứu thời gian mà mỗi người sở hữu. Những việc phân chia không gian lãnh thổ bằng một quy hoạch du lịch.
Đi kèm với những dạng thức hoạt động vô cùng đa dạng, đòi hỏi phải đặt nó trong một quá trình kế hoạch hóa, có tính đến những mục tiêu mang những nét trội nhất về xã hội và kinh tế không gian.
Theo I.I. Pirogionic trong cuốn Cơ Sở Địa Lý Du Lịch và Dịch Vụ Tham Quan, 1985, chia sẻ: “Quy hoạch vùng du lịch đặc biệt là vùng đến, là sự gắn bó của các hệ thống lãnh thổ du lịch thuộc các cấp khác nhau, đối với một địa điểm dân cư”.
Từ những quan niệm trên về phát triển kế hoạch hóa và quy hoạch vùng, quy hoạch du lịch ta có thể thấy quy hoạch du lịch bao gồm cả khoa học ra quyết định việc thực hiện quy hoạch, và quan niệm về quy hoạch du lịch như sau:
Quy hoạch du lịch là tập hợp lý luận và thực tiễn, nhằm phân bố hợp lý nhất trên lãnh thổ những cơ sở kinh doanh du lịch, có tính toán tổng hợp các nhân tố: điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, điều kiện kinh tế xã hội, môi trường, kiến trúc xây dựng, kỹ thuật công trình, đường lối chính sách,…
Quy hoạch du lịch là cụ thể hóa trên lãnh thổ những dự đoán, định hướng, chương trình và kế hoạch phát triển du lịch. Đồng thời, quy hoạch du lịch bao gồm cả quá trình ra quyết định, thực hiện quy hoạch và bổ sung các điều kiện phát triển nhằm đạt được các mục tiêu phát triển du lịch bền vững.
2. Chương trình phát triển du lịch là gì?
Chương trình phát triển du lịch là tập hợp lý luận và thực tiễn, nhằm thực hiện hoặc tham gia vào những lựa chọn tổng thể, hoặc những điểm du lịch riêng rẽ có liên quan đến quá trình đầu tư sản xuất.
Có liên quan đến đầu tư cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng, bảo tồn, tôn tạo tài nguyên môi trường du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng nguồn lao động, tăng cường tuyên truyền quảng bá, thực hiện các chiến lược về thị trường,…
Nhằm tạo các nguồn lực để kích thích phát triển du lịch của quốc gia, hoặc của địa phương theo những chủ đề nhất định và thường trong khoảng thời gian ngắn: “Năm du lịch Việt Nam, 1990”; “Năm du lịch Thái Lan, 1985”; “Amazing Thái Lan, 1997 – 1998”; “Năm du lịch Hạ Long, 2003”; “Năm du lịch Điện Biên, 2004”; “Năm du lịch Nghệ An, 2005”; “Năm du lịch Quảng Nam, 2006”; “Chương trình Hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2006 – 2010”;…
3. Thiết bị du lịch là gì?
Thiết bị du lịch là yếu tố vật chất về mặt vật lý, đó là nhà cửa và những thiết bị được xây cất (rạp chiếu bóng, phòng tập thể dục, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch,…).
Cùng với những thiết bị vật chất này, còn có những yếu tố tổ chức: một cơ quan, một dịch vụ, một đội công tác, một tổ chức hoặc một tổ hợp mà trong đa số trường hợp chính, là phần linh hồn của những thiết bị này.
Tìm hiểu thêm: Chi phí vận hành là gì
Vai trò của chúng là chăm sóc, giúp vào tổ chức các hoạt động chủ trì, việc tổ chức những hoạt động đó nhằm sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên và thiết bị. Chức năng quản lý và hoạt động này, liên quan chặt chẽ với chủng loại của thiết bị mà ta có thể nhận biết được, thông qua nhu cầu và đặc điểm của người sử dụng.
Sự phân biệt này, cũng còn chịu ảnh hưởng của sự định vị của thiết bị, cho dù thiết bị ấy được làm mới, hay do được khôi phục, hòa nhập hay không với môi trường bao quanh, tập trung hay phân tán.
4. Một số đặc điểm của quy hoạch du lịch
Nội dung của quy hoạch du lịch bao giờ cũng bao quát rộng lớn, có nội dung đầy đủ hơn so với phân vùng du lịch, nhằm tổ chức và phân bố hợp lý nhất cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng, nguồn lao động phù hợp với nguồn tài nguyên môi trường, và các điều kiện kinh tế xã hội của vùng.
Đồng thời, quy hoạch du lịch còn cụ thể hóa trên lãnh thổ vùng, những dự báo, chương trình, kế hoạch ,chiến lược phát triển du lịch và bao gồm cả quá trình thực hiện quy hoạch.
Quy hoạch du lịch bao giờ cũng được tiến hành sau, so với phân vùng du lịch. Quy hoạch du lịch thường đạt hiệu quả cao hơn, xác thực hơn, thời gian thực hiện quy hoạch du lịch ngắn hơn so với phân vùng.
Do vậy, quy mô của các dự án quy hoạch du lịch thường có nhiều cấp độ khác nhau. Quy mô nhỏ nhất của vùng được tiến hành quy hoạch, thường lớn hơn đơn vị sản xuất nhỏ.
Trong quy hoạch vùng du lịch có quy hoạch định hướng mang tính tổng hợp, đối với các vùng lớn và quy hoạch chi tiết thường chỉ thực hiện ở cấp vùng có quy mô lớn, và vừa tương ứng với vùng cấp II (Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương), vùng cấp III (quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), các trung tâm du lịch, các khu du lịch, các điểm du lịch.
Quy hoạch du lịch ở các cấp phân bị nhỏ, có khả năng thực thi và hiệu quả rõ ràng hơn. Trong quy hoạch vùng, việc xác định mục tiêu của dự án hoặc đồ án, có ý nghĩa quan trọng tới việc hiệu quả, và khả năng thực thi. Thời gian quy hoạch bao gồm:
– Loại ngắn hạn. Thời gian từ 1 năm đến 3 năm, tùy theo các chương trình đầu tư đã được quyết định, thực thi phù hợp với những khả năng kinh tế, chính trị tương đối.
– Loại thời hạn trung bình. Thời gian từ 3 năm đến 5 năm, nhằm chi tiết hóa những chương trình đầu tư đã được thực thi trong khuôn khổ các kế hoạch quốc gia và các vùng về phát triển du lịch.
– Loại dài hạn, hay kế hoạch viễn cảnh hoặc kế hoạch hóa chiến lược. Thời gian từ 10 năm đến 25 năm, loại quy hoạch này là cơ sở, nguyên tắc chỉ đạo cho việc soạn thảo, thực hiện các kế hoạch, dự án quy hoạch nối tiếp. Trong khuôn khổ này, cho ra đời những công trình nghiên cứu về khả năng và cơ hội phát triển của một nước, một vùng, hoặc một thành phố lớn. Quy hoạch dài hạn thường là các quy hoạch tổng thể phát triển du lịch.
5. Các loại quy hoạch phát triển du lịch.
Quy định các loại quy hoạch du lịch sẽ thay đổi theo nhiều mốc thời gian sau đó. Quy hoạch phát triển du lịch là quy hoạch ngành, gồm quy hoạch tổng thể phát triển du lịch và quy hoạch cụ thể phát triển du lịch.
– Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch được lập cho phạm vi cả nước, vùng du lịch, địa bàn du lịch, trọng điểm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khu du lịch.
– Quy hoạch cụ thể phát triển du lịch, được lập cho các khu chức năng trong khu du lịch quốc gia, khu du lịch địa phương, điểm du lịch quốc gia có tài nguyên.
Như vậy, quy hoạch du lịch gồm quy hoạch tổng thể phát triển du lịch và quy hoạch cụ thể phát triển du lịch.
5.1 Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
Nhiều nhà khoa học du lịch trong nước và quốc tế, đều cho rằng, quy hoạch tổng thể thường có quy mô lớn, hiếm khi nhỏ hơn quy mô cấp huyện và thời gian thực hiện quy hoạch thường dài hơn (từ 5 năm đến 15 năm).
Nhiệm vụ của quy hoạch tổng thể phát triển du lịch bao gồm: nghiên cứu xác định vị trí; ảnh hưởng của ngành du lịch trong nền kinh tế quốc dân, ở khu vực hoặc quốc gia; đưa ra mục tiêu phát triển ngành du lịch, hoạch định quy mô phát triển, yếu tố kết cấu và bố cục không gian của ngành du lịch.
Ngoài ra, còn có nhiệm vụ chỉ đạo và điều tiết ngành du lịch phát triển lành mạnh (xây dựng định hướng, chiến lược phát triển, xây dựng hệ thống quy định, tổ chức thực hiện nghiên cứu bổ sung, đánh giá và giám sát). Về mặt không gian, thì chức năng du lịch trong khu quy hoạch là không liên tục.
5.2 Quy hoạch cụ thể phát triển du lịch
Tìm hiểu thêm: Khám sức khỏe loại 3 là gì
Quy hoạch cụ thể phát triển du lịch còn được gọi là quy hoạch chi tiết hay quy hoạch chức năng. Nếu lấy quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, để sắp xếp các hạng mục khai thác tài nguyên và xây dựng kết cấu hạ tầng, thì quy hoạch cụ thể phát triển du lịch làm cho quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thêm đầy đủ, cặn kẽ và có mối quan hệ với hình thức cụ thể của sản phẩm du lịch, và chức năng khu du lịch.
Nếu xét từ góc độ không gian và chức năng, thì diện tích đất sử dụng có quy mô nhỏ hơn, việc sử dụng đất đai cho mục đích phát triển du lịch là chủ yếu, tỷ lệ đất sử dụng không phải đất du lịch tương đối thấp. Nhìn chung, thời gian quy hoạch của loại hình quy hoạch này, tương đối ngắn, khoảng thời gian từ 5 năm hoặc dưới 5 năm, thuộc loại quy hoạch ngắn hạn.
Nếu xét từ góc độ tính chất sản phẩm nơi đến, loại hình cảnh quan, quan hệ phụ thuộc với các cấp quản lý, chức năng phục vụ, loại hình quy hoạch này được phân làm các loại quy hoạch như: khu danh lam thắng cảnh, khu bảo vệ tự nhiên, công viên rừng rậm (các vườn quốc gia), khu du lịch nghỉ ngơi, khu vui chơi giải trí,…
Trong phạm vi không gian cụ thể trên, phương hướng chủ yếu để khai thác tài nguyên, và sử dụng đất đai, nguồn lao động là chức năng du lịch, chúng được coi là điểm đến của du lịch.
Quy hoạch cụ thể phát triển du lịch, còn được hiểu là quy hoạch tổng thể sử dụng đất đai, quy hoạch mặt bằng hạ tầng, thiết kế cùng với một số nghiên cứu chuyên đề,… Trong đó, nghiên cứu chuyên đề gồm nhiều nội dung, có thể bao gồm: phân tích ảnh hưởng kinh tế, đánh giá ảnh hưởng của văn hóa xã hội, môi trường, phân tích kinh doanh của thị trường và thúc đẩy kế hoạch.
Quy hoạch cụ thể phát triển du lịch theo chuyên đề có thể kết hợp cùng với quy hoạch tổng thể, hoặc tiến hành nghiên cứu riêng để lập quy hoạch nghỉ dưỡng, du lịch núi, du lịch thanh niên, du lịch làng nghề,…
Ngoài cách phân chia thành hai loại hình quy hoạch du lịch chủ yếu trên, nhiều tác giả trong nước cũng như từ thực tế, còn nhiều cách phân chia các loại hình du lịch khác nhau như:
– Xét theo thời gian quy hoạch có quy hoạch dài hạn (viễn cảnh), trung hạn, ngắn hạn, và kế hoạch năm.
– Xét theo đối tượng quy hoạch có quy hoạch chiến lược phát triển ngành du lịch, quy hoạch thành phố, quy hoạch khu danh lam thắng cảnh, quy hoạch nghỉ dưỡng, quy hoạch khu vui chơi giải trí,…
– Xét từ góc độ tài nguyên và cảnh quan nơi đến có thể chia thành quy hoạch kiểu ven biển, kiểu nghỉ núi, kiểu ao hồ, kiểu thành phố, kiểu nông thôn ngoại thành, kiểu di tích lịch sử,…
– Xét theo độ khó của nội dung quy hoạch, thì lại có quy hoạch chiến lược phát triển, quy hoạch tổng thể điểm đến, quy hoạch phân khu điểm đến, quy hoạch thiết kế mặt bằng (quy hoạch chi tiết).
Nếu nhìn từ tiến trình phát triển của ngành du lịch, thì có quy hoạch kiểu thời kỳ đầu phát triển, như các quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam từ thời kỳ 1995 đến 2010.
Ngoài ra, còn có quy hoạch kiểu đến sau phát triển và quy hoạch kiểu điều chỉnh. Mặc dù, có thể phân thành nhiều loại hình quy hoạch. Song, giữa các loại quy hoạch luôn có sự đan xen và có mối quan hệ qua lại, phụ thuộc lẫn nhau.
Bùi Thị Hải Yến
Xem thêm bài viết: Khái niệm quy hoạch du lịch là gì?
Bạn đang xem bài viết: Khái niệm đặc điểm quy hoạch du lịch là gì? Link https://myhocdaicuong.com/du-lich/khai-niem-dac-diem-quy-hoach-du-lich-la-gi.html
Tìm kiếm có liên quan: Bài giảng môn quy hoạch du lịch; Các bước quy hoạch du lịch; Chính sách tham quan du lịch điểm tự nhiên; Đất quy hoạch du lịch là gì; Đề cương quy hoạch du lịch quốc gia có tài nguyên; Lợi ích của quy hoạch du lịch; Một số vấn đề lý thuyết cơ bản về du lịch đô thị; Nội dung quy hoạch ngành du lịch; Quy hoạch du lịch là gì;
Tìm kiếm có liên quan: Quy hoạch sức chứa để phát triển du lịch; Quy hoạch tổng phát triển điểm du lịch quốc gia; Quy mô quy hoạch khu du lịch địa phương theo tỉnh thành; Tài liệu quy hoạch du lịch; Vai trò của quy hoạch du lịch; Xây dựng quy hoạch tiền đề quan trọng cho du lịch; Ý nghĩa quy hoạch du lịch cụ thể.
Đọc thêm: Khái niệm cấu thành tội phạm