Cụ thể là, Luật Tài nguyên nước 2012: Điều 37 quy định về xả nước thải vào nguồn nước, trong đó quy định về quy hoạch tài nguyên nước, phân vùng chức năng của nguồn nước nêu rõ tổ chức, cá nhân xả nước thải vào nguồn nước phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép. Việc cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước phải căn cứ vào tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước thải, chức năng của nguồn nước, khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước.
Luật Bảo vệ môi trường năm 2014: Chương V và Chương VI về bảo vệ môi trường biển và hải đảo, bảo vệ môi trường nước quy định nguồn thải vào lưu vực sông phải được quản lý phù hợp với sức chịu tải của sông.
Xem thêm: Quy định về xả thải
Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu, trong đó quy định sức chịu tải được xem xét đánh giá dựa trên đặc điểm mục đích sử dụng và khả năng tự làm sạch của môi trường tiếp nhận; quy mô và tính chất của các nguồn xả nước thải hiện tại và theo quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội.
Đọc thêm: Quy định lãi suất cho vay tín chấp
Thông tư số 76/2017/TT-BTNMT ngày 19/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ đã đưa ra các quy định về cách thức tính toán sức chịu thải của nguồn nước và quy định trách nhiệm của các đơn vị có liên quan.
Khoản 2.2 Thông tư số 47/2011/TT-BTNMT ngày 28/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT đã quy định Cột B là giá trị của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt. Thông tư không quy định cơ chế xả thải ra các sông gần biển, nơi người dân không sử dụng nước mặt để sinh hoạt thì được phép xả thải ra môi trường thuộc cột B. Việc xả thải đạt chất lượng đến đâu sẽ phụ thuộc vào quy định mục đích sử dụng của nguồn tiếp nhận nước thải được xác định tại khu vực đó. Thông tư 47/2011/TT-BTNMT cũng đã yêu cầu Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công bố mục đích sử dụng nguồn nước và Hệ số Kq trong quy hoạch sử dụng nguồn nước và phân vùng tiếp nhận nước thải; cơ quan quản lý nhà nước về môi trường căn cứ vào đặc điểm, tính chất của nước thải công nghiệp và mục đích sử dụng của nguồn tiếp nhận để lựa chọn các thông số ô nhiễm đặc trưng và giá trị cơ bản quy định trong việc kiểm soát ô nhiễm môi trường.
Đọc thêm: Quy định chuyển đổi mục đích sử dụng đất
Điều 26, Điều 27 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật có quy định về quy chuẩn kỹ thuật địa phương, trong đó quy định Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương để áp dụng trong phạm vi quản lý của địa phương … yêu cầu cụ thể về môi trường cho phù hợp với đặc điểm về địa lý, khí hậu, thuỷ văn, trình độ phát triển kinh tế – xã hội của địa phương;
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành các quy hoạch tài nguyên nước, phân vùng chức năng của nguồn nước, đánh giá sức chịu tải, phân vùng môi trường của các sông liên tỉnh; các địa phương ban hành đối với sông nội tỉnh.
Triển khai các quy định nêu trên, hiện nay hầu hết các địa phương đã có quy hoạch phân vùng chức năng của nguồn nước, phân vùng môi trường (phân vùng xả thải) trên cơ sở đặc tính của nguồn tiếp nhận là các sông, hồ trên địa bàn, một số địa phương đã ban hành quy chuẩn kỹ thuật về môi trường địa phương. Đây là căn cứ pháp lý để xác định cơ chế xả thải đối với các nguồn thải. Đối với các nguồn thải lớn có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, trong giai đoạn xem xét hồ sơ đánh giá tác động môi trường của dự án, việc xác định chất lượng nước xả thải không những đáp ứng các yêu cầu nêu trên của địa phương, đáp ứng các quy định của các Bộ, ngành có liên quan mà còn phải dựa trên các đánh giá khoa học để xem xét tính lan truyền, ảnh hưởng liên vùng, liên tỉnh.
Tham khảo thêm: Quy định an toàn trong nhà máy