logo-dich-vu-luattq

Quy định về tiếng ồn trong khu dân cư

Chị Nhung phải chạy vội vào bế con dỗ dành cho nín khóc. Dù đã cửa đóng then cài mà vẫn không ngăn được những âm thanh phát ra từ cửa hàng bán đồ điện máy gần đó.

Mấy hôm nay vợ chồng chị Nhung đưa con từ thành phố về quê thăm ông bà nội. Vùng ngoại thành có mấy khu công nghiệp mới nổi, kéo theo đó là nhà trọ, cửa hàng, dịch vụ vui chơi giải trí cũng mọc lên san sát. Chị Nhung cứ tưởng về quê được nghỉ ngơi, nào ngờ lại bị “tra tấn” bởi những tiếng ồn phát ra từ mấy quán trà chanh “chém gió”, cửa hàng bán điện thoại di động, thực phẩm chức năng, dịch vụ làm đẹp. Tất cả cứ thế thi nhau phát ra âm thanh ồn ào, huyên náo. Bực mình vì tiếng ồn, chị Nhung than thở với mẹ chồng:

Xem thêm: Quy định về tiếng ồn trong khu dân cư

– Ở đây hàng quán mở cửa chẳng có giờ giấc gì, mẹ nhỉ!

Tham khảo thêm: Nhà cấp 4 là gì? Phân loại với biệt thự, nhà cấp 1,2,3, nhà tạm

– Đấy con xem suốt từ sáng đến tối loa đài thi nhau tấu lên. Không hát hò thì âm thanh quảng cáo sản phẩm cứ thế chĩa vào khu dân cư. Con gà tức nhau tiếng gáy, quán này hát được thì quán kia cũng tăng âm lượng hết công suất. Thành thử cả khu dân cư cứ nhốn nháo hết cả lên. Nhiều hôm đến khuya rồi mà khách vẫn chưa thôi hát, những âm thanh chát chúa như búa bổ vào đầu, đinh tai nhức óc.

Ảnh minh họa. Nguồn: nongnghiep.vn

– Thế bà con không có phản ứng gì ạ?

– Cũng có đấy, các hộ dân xung quanh đã góp ý nhưng nhiều cơ sở kinh doanh vẫn mặc nhiên phát ra âm thanh lớn. Tình trạng trên kéo dài gây bức xúc trong nhân dân, thế nhưng chưa được giải quyết dứt điểm. Một phần do chính quyền địa phương chưa có biện pháp quyết liệt, một phần các hộ kinh doanh coi việc sử dụng âm thanh là phương tiện hữu hiệu để hút khách, khi bị nhắc nhở thì tạm lắng, sau đó lại đâu vào đấy. Thực tình bà con có bức xúc nhưng không nắm rõ quy định ra sao, thành thử chỉ biết than thở với nhau thôi.

Đọc thêm: Quy định mới về thay đổi sổ hộ khẩu

– Cứ để tình trạng này kéo dài không ổn mẹ ạ. Trên thành phố gây tiếng ồn lớn ở khu công cộng là bị xử lý vi phạm hành chính. Nhà con cũng kinh doanh nên phải tìm hiểu và nắm rất chắc các quy định pháp luật trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội đấy ạ!

Sẵn có điện thoại, chị Nhung truy cập vào thư viện pháp luật rồi đọc cho mẹ nghe Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31-12-2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình. Theo đó, Điều 8 quy định vi phạm về bảo đảm sự yên tĩnh chung: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi: a) Gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau; b) Không thực hiện các quy định về giữ yên tĩnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nhà điều dưỡng, trường học hoặc ở những nơi khác có quy định phải giữ yên tĩnh chung; c) Bán hàng ăn uống, giải khát quá giờ quy định của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi dùng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn hoặc các phương tiện khác để cổ động ở nơi công cộng mà không được phép của các cơ quan có thẩm quyền. 3. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 điều này. Chị Nhung cũng tư vấn bà con trong khu dân cư cần kiến nghị với chính quyền địa phương để có biện pháp chấn chỉnh, xử lý vi phạm.

Nghe con dâu đọc và giải thích, mẹ chồng nói ngay: “Nghị định mới ra quy định chi tiết thế này, người dân kiến nghị, chính quyền sẽ có có cơ sở để xử lý. Mẹ tin sẽ sớm khắc phục được tình trạng gây tiếng ồn lớn ở khu dân cư thôi con à!”.

ĐỨC NAM

Tham khảo thêm: Quy định chấm công bằng vân tay

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !