logo-dich-vu-luattq

Quy định về nợ quá hạn

Khi vay tiền tại Ngân hàng, công ty tài chính, điều mà bất kỳ ai cũng phải lưu ý đó là lịch trả nợ. Tuy nhiên, vì một số lý do nào đó, chúng ta đóng tiền chậm trễ và dẫn đến nợ quá hạn. Vậy nợ quá hạn là gì ? Cách xử lý nợ quá hạn như thế nào? Quy trình thu hồi nợ của Ngân hàng ra sao ?

Đọc thêm: Quy định đổi giấy phép lái xe oto

Xem thêm: Quy định về nợ quá hạn

Luật sư tư vấn:

1. Cơ sở pháp lý quy định về nợ quá hạn

– Nghị định 94/2018/NĐ-CP về nghiệp vụ quản lý nợ công

– Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng

Đọc thêm: Quy định đổi giấy phép lái xe oto

Xem thêm: Quy định về nợ quá hạn

2. Nợ quá hạn là gì ?

Nợ quá hạn là khoản nợ tổ chức tín dụng mà người đi vay (cá nhân hoặc tổ chức) khi đến ngày trả nợ theo hợp đồng nhưng lại không thể trả gốc và lãi đúng theo trên hợp đồng.

Điều 20 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về nợ quá hạn như sau:

Tổ chức tín dụng chuyển nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ đúng hạn theo thỏa thuận và không được tổ chức tín dụng chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ; thông báo cho khách hàng về việc chuyển nợ quá hạn. Nội dung thông báo tối thiểu bao gồm số dư nợ gốc bị quá hạn, thời điểm chuyển nợ quá hạn và lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá hạn.

Thông thường, các tổ chức tín dụng sẽ linh động thời gian đóng trễ từ 1 đến 3 ngày, tuy nhiên nếu vượt qua khoảng thời gian đó mà khách hàng vẫn chưa thanh toán thì sẽ phát sinh nợ quá hạn.

Tùy vào thời gian đóng trễ, nợ quá hạn sẽ được cập nhật trên CIC và phân chia vào các nhóm nợ xấu (lịch sử tín dụng) gây khó khăn khi khách hàng muốn vay ở nơi khác.

Đọc thêm: Quy định đổi giấy phép lái xe oto

Xem thêm: Quy định về nợ quá hạn

3. Quy định về chuyển nợ quá hạn

Đọc thêm: Quy định đổi giấy phép lái xe oto

Xem thêm: Quy định về nợ quá hạn

4. Cách phân chia nợ quá hạn như thế nào ?

Nợ quá hạn có thể được hiểu trong hai trường hợp sau đây:

Nợ quá hạn có tài sản đảm bảo (vay thế chấp): Là khoản nợ mà người đi vay thế chấp (nhà cửa, bất động sản, vàng.…) nhưng không trả được nợ và gốc khi đến hạn. Trong trường hợp này tuy ngân hàng chưa thu được tiền nhưng vẫn có thể thu hồi lại vốn dựa trên tài sản thế chấp.

Nợ quá hạn không có tài sản đảm bảo (vay tín chấp): Là khoản nợ mà người đi vay không cần tài sản thế chấp và chưa trả được nợ và gốc khi đến hạn. Loại này ngân hàng có nguy cơ mất trắng vì không thể thu hồi tiền gốc.

Đọc thêm: Quy định đổi giấy phép lái xe oto

Xem thêm: Quy định về nợ quá hạn

5. Hậu quả khi nợ quá hạn là gì ?

Khi xảy ra tình trạng nợ quá hạn, chắc chắc một điều rằng điểm tín dụng của khách hàng trong mắt các tổ chức tín dụng sẽ bị giảm đi đáng kể và rất khó được hỗ trợ nếu có nhu cầu vay vốn kinh doanh hoặc vay tín chấp.

Tùy vào thời gian trễ hạn, khách hàng mắc nợ quá hạn sẽ được liệt kê vào các nhóm nợ xấu dưới đây:

+ Nợ nhóm 1: nợ quá hạn dưới 10 ngày

+ Nợ nhóm 2: nợ quá hạn từ 10 đến dưới 30 ngày (đây là nhóm nợ xấu vẫn còn được một số ngân hàng, tổ chức tín dụng hỗ trợ.

+ Nợ nhóm 3: nợ quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày

+ Nợ nhóm 4: nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày

+ Nợ nhóm 5: nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên

Đọc thêm: Quy định đổi giấy phép lái xe oto

Xem thêm: Quy định về nợ quá hạn

6. Quy trình thu hồi nợ của Ngân hàng như thế nào?

Tùy vào hình thức nợ quá hạn mà mỗi ngân hàng sẽ có các xử lý thu hồi nợ khác nhau. Thông tường sẽ áp dụng những nguyên tắc thu hồi nợ như sau:

+ Nguyên tắc thu hồi nợ được ban bố từ Ngân hàng nhà nước

+ Nguyên tắc thu hồi nợ được ban hành nội bộ trong mỗi ngân hàng

Đọc thêm: Quy định đổi giấy phép lái xe oto

Xem thêm: Quy định về nợ quá hạn

6.1. Thu hồi nợ đối với nợ quá hạn có tài sản bảo đảm

Đối với nợ quá hạn có tài sản bảo đảm thì sẽ tiến hàng xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015.

Thứ nhất, thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm. Nội dung thông báo gồm:

+ Lý do xử lý tài sản.

+ Nghĩa vụ được bảo đảm.

+ Mô tả tài sản.

+ Phương thức, thời gian, địa điểm xử lý tài sản bảo đảm.

Thứ hai, giao tài sản bảo đảm để xử lý

Người đang giữ tài sản bảo đảm có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm cho bên nhận bảo đảm để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp xử lý tải sản bảo đảm tại Điều 299 Bộ luật dân sự năm 2015.

Trường hợp người đang giữ tài sản không giao tài sản thì bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

Thứ ba, Xử lý tài sản bảo đảm

Tài sản bảo đảm được xử lý theo quy định của Điều 303 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:

Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản sau đây:

  • Bán đấu giá tài sản;
  • Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;
  • Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
  • Phương thức khác.

Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Cuối cùng, Thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại Điều 307 BLDS 2015 quy định về việc thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản bảo đảm.

Đọc thêm: Quy định đổi giấy phép lái xe oto

Xem thêm: Quy định về nợ quá hạn

6.2. Thu hồi nợ đối với nợ quá hạn không có tài sản bảo đảm

Thứ nhất, liên hệ đến khách hàng để thông báo về khoản nợ quá hạn và yêu cầu khách hàng thanh toán nợ. Trong trường hợp khách hàng có khó khăn dẫn đến không thể trả nợ đúng hạn, có thể khai báo với ngân hàng để có biện pháp hỗ trợ.

Thứ hai, nếu sau khi liên hệ khách hàng không có thành ý trả nợ, hoặc cố ý không nghe máy thì bộ phận thu hồi nợ sẽ tiến hành liên hệ các số tham chiếu là người thân, hoặc công ty được ghi chú trong hồ sơ vay vốn để nhắc về khoản nợ quá hạn.

Một số ngân hàng, tổ chức tín dụng còn sử dụng biện pháp thu hồi nợ quá hạn bằng cách thuê công ty đòi nợ. (Hiện nay đã cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ)

+ Cuối cùng, trong trường hợp khách hàng tiếp tục không có thiện chí trả nợ, nợ quá hạn lên nhóm 5, thì các ngân hàng sẽ tiến hành thực hiện việc hoàn thành hồ sơ khởi kiện lên cơ quan có thẩm quyền để thu hồi nợ.

Đọc thêm: Quy định đổi giấy phép lái xe oto

Xem thêm: Quy định về nợ quá hạn

7. Cách xóa nợ quá hạn như thế nào ?

Như đã nói ở trên, đối với các khoản nợ quá hạn đã được cập nhật thành nợ xấu và lưu trữ trên trang thông tin tín dụng CIC. Khách hàng hầu như sẽ rất khó để vay vốn. Để được các ngân hàng xem xét hỗ trợ, khách hàng buộc phải xóa nợ quá hạn, nợ xấu theo từng bước sau:

Bước 1: kiểm tra tình trạng nhóm nợ của mình bằng các cách sau:

+ Kiểm tra CIC online.

+ Kiểm tra CIC cá nhân trực tiếp tại trung tâm thông tin tín dụng quốc gia tại hai địa chỉ Số 10 Quang Trung, Quận Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam hoặc Tầng 1, số 68 Nguyễn Huệ, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.

+ Kiểm tra trực tiếp tại ngân hàng nơi bạn đang mắc nợ quá hạn.

Bước 2: Thanh toán toàn bộ các khoản nợ tồn đọng, lãi và phí phạt phát sinh.

Bước 3: Đợi hệ thống CIC cập nhật lại lịch sử tín dụng

Tìm hiểu thêm: Quy định đặt tên cho con

Thông thường, hệ thống CIC sẽ lưu trữ lịch sử tín dụng của các cá nhân, tổ chức trong 5 năm gần nhất. Đối với các nhóm nợ xấu 1 và 2, thường sẽ được các ngân hàng hỗ trợ sau khi tiến hành thanh toán hết dư nợ sau đó 12 tháng.

Đối với các nhóm nợ 3, 4 và 5 cần tới 5 năm để được các Ngân hàng có thể hỗ trợ lại bạn.

Đọc thêm: Quy định đổi giấy phép lái xe oto

Xem thêm: Quy định về nợ quá hạn

8. Làm thế nào để tránh nợ quá hạn?

Trước khi đăng ký vay tiền ngân hàng, công ty tài chính, nên xem xét khả năng kinh tế của bản thân, số tiền mong muốn được giải ngân cũng như lãi suất vay để cân đối thời gian trả nợ, số tiền đăng ký. Tránh các trường hợp bị áp lực về kinh tế đối với các khoản nợ phải đóng mỗi tháng.

Sau khi được giải ngân, cần lưu ý về thời gian trả nợ được quy định trong hợp đồng, nên đóng trước ngày đến hạn từ 3 đến 5 ngày để Ngân hàng có thể dễ dàng cập nhật lịch sử đóng tiền của bạn.

Nên có kế hoạch sử dụng số tiền được giải ngân một cách hiệu quả, phát sinh lời để có thể chi trả cho khoản vay.

Nếu có đủ điều kiện kinh tế, nên tất toán hồ sơ sớm để tiết kiệm được tiền lãi và tăng điểm tín dụng của bản thân. Tạo điều kiện thuận lợi đối với các khoản vay tiếp theo.

Nợ quá hạn là điều mà người đi vay nào cũng nên trách rơi vào. Vì khi nợ quá hạn sẽ kéo theo đó nhiều lãi suất hơn và khoản nợ sẽ ngày càng cao hơn.Đó là một điều không nên xảy ra đối với bất kỳ ai khi vay vốn ngân hàng. Hãy tạo cho mình kế hoạch vay vốn và sử dụng vốn hợp lý để tránh tình trạng nợ quá hạn.

Đọc thêm: Quy định đổi giấy phép lái xe oto

Xem thêm: Quy định về nợ quá hạn

9. Có nên đảo nợ để không rơi vào nợ xấu ?

Mặc dù là một công việc vi phạm pháp luật nhưng đảo nợ ngân hàng cũng mang đến nhiều ưu điểm tích cực như:

+ Đối với ngân hàng: giảm trích lập dự phòng rủi ro, tăng lợi nhuận, giảm nợ xấu và các khoản nợ quá hạn.

+ Đối với khách hàng: Gia hạn được thời hạn thanh toán nợ, giảm thiểu áp lực, giảm thiểu số lãi suất phát sinh do quá hạn, không bị chuyển thành nợ xấu và giúp doanh nghiệp có thêm chi phí để duy trì hoạt động kinh doanh.

Các doanh nghiệp có thể thực hiện công việc đảo nợ từ các ngân hàng khi chắc chắn rằng hợp đồng vay vốn mới sẽ thành công, nếu cảm thấy xác suất vay được tiền từ hợp đồng vay vốn mới quá mong manh thì tốt nhất là không nên thực hiện công việc đảo nợ ngân hàng bởi rủi ro tiềm ẩn từ công việc này là rất lớn.

Trước khi tham gia đảo nợ, doanh nghiêp nên cân nhắc, suy xét thận trọng các rủi ro pháp lý. Nếu công ty gặp khó khăn, không trả được nợ, hãy thẳng thắn chấp nhận tình trạng đó và cùng ngân hàng cân nhắc biện pháp giải quyết, có thể là xử lý tài sản bảo đảm, để đảm bảo lợi ích cho cả hai bên.

Tuy vậy, một hành vi mà pháp luật nghiêm cấm thì chắc chắn nó sẽ có những rủi ro nhất định và ảnh hưởng tới an toàn hoạt động ngân hàng trong lĩnh vực cấp tín dụng. Do đó, cũng cần tính đến các rủi ro gặp phải khi thực hiện đáo nợ sau đây:

Hợp động vay tiền mới không được ngân hàng chấp nhận

Một doanh nghiệp A vay tiền tại Ngân Hàng nhưng đến thời hạn vẫn chưa có đủ tiền để thanh toán, nghĩ đến việc đảo nợ ngân hàng nên doanh nghiệp A quyết định đi vay tiền từ tín dụng đen với lãi suất cực kỳ cao do suy nghĩ là khi thực hiện được khoản vay mới sẽ dùng nó để thanh toán cho các tổ chức tín dụng đen nên không lo về mặt lãi suất.

Sau khi vay tiền từ tín dụng đen để thanh toán cho Ngân Hàng đồng thời thực hiện hợp đồng vay vốn mới để thanh toán cho tổ chức tín dụng đen nhưng hợp đồng này lại không được ngân hàng chấp nhận và doanh nghiệp A không có khả năng chi trả nợ cho tổ chức tín dụng đen, lãi suất phát sinh ngày càng nhiều khiến cho doanh nghiệp A bị phá sản và mang một khoản nợ rất lớn.

Rủi ro về trách nhiệm dân sự và hình sự

Đây chắc chắn là rủi ro lớn nhất khi một cá nhân hoặc doanh nghiệp quyết định thực hiện hành vi đảo nợ tại các ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng bởi đơn giản đây là hành vi vi phạm pháp luật mà chính phủ đã đề cập rất rõ trong nghị định.

Rủi ro từ việc làm hồ sơ giả

Một số doanh nghiệp do không có tiền trả nợ ngân hàng nên đã quyết định làm một hồ sơ vay vốn mới với một lý do khác nhưng thực chất là dùng số tiền đó để thực hiện hành vi đảo nợ ngân hàng, khi mọi chuyện vỡ lẽ thì doanh nghiệp đó sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự cho hành vi làm giả giấy tờ, hồ sơ vay vốn.

Rủi ro từ nợ xấu

Một doanh nghiệp không thể nào thực hiện liên tục hành vi đảo nợ của mình và khoản vay đảo nợ có khả năng trở thành nợ xấu nếu doanh nghiệp đó tiếp tục làm ăn thua lỗ và không có tiền thanh toán khoản nợ đảo nợ vừa mới vay.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về nội dung “nợ quá hạn là gì? Có nên đảo nợ để không bị nợ xấu”.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật ngân hàng trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Ngân hàng – Công ty luật Minh Khuê

Tham khảo thêm: Lỗi dừng đỗ xe ô tô sai quy định phạt bao nhiêu tiền?

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !