Hỏi: Từ ngày 01/01/2021, Bộ luật Lao động năm 2019 sẽ có hiệu lực thi hành. Vậy Luật sư cho tôi hỏi Bộ luật mới này quy định về làm thêm giờ như thế nào?
Rất mong nhận được sự tư vấn từ Luật sư. Tôi xin cảm ơn.
Xem thêm: Quy định về làm thêm giờ
Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật Lao động năm 2019 (BLLĐ 2019), có hiệu lực từ ngày 01/01/2021
– Bộ luật Lao động năm 2012 (BLLĐ 2012), hết hiệu lực từ ngày 01/01/2021
– Nghị định số 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động, có hiệu lực từ ngày 01/02/2021
Luật sư tư vấn:
Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong Luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.
BLLĐ 2019 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021 quy định nhiều nội dung liên quan đến việc làm thêm giờ của Người lao động (NLĐ) như sau:
Thứ nhất, về Điều kiện sử dụng NLĐ làm thêm giờ:
Căn cứ theo Điều 107 BLLĐ 2019, Người sử dụng lao động (NSDLĐ) được sử dụng NLĐ làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các yêu cầu sau:
– Phải được sự đồng ý của người lao động
– Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng (BLLĐ 2012 quy định không quá 30 giờ trong 01 tháng);
– Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm.
Tuy nhiên, Doanh nghiệp được sử dụng NLĐ làm thêm trên 200 giờ nhưng không quá 300 giờ trong 01 năm cho một số trường hợp được quy định cụ thể.
Thứ hai, về cách tính Tiền lương làm thêm giờ:
Theo quy định tại Điều 98 BLLĐ 2019 và hướng dẫn tại các Điều 55, 57 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP thì tiền lương làm thêm giờ được tính như sau:
– Đối với NLĐ hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do NSDLĐ quy định theo Điều 105 BLLĐ:
Tiền lương làm thêm giờ
=
Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường
x
Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300%
x
Số giờ làm thêm
Đọc thêm: Lỗi đỗ xe sai quy định
– Đối với NLĐ hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm theo định mức lao động theo thỏa thuận với NSDLĐ:
Tiền lương làm thêm giờ
=
Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường
x
Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300%
x
Số sản phẩm làm thêm
– Đối với NLĐ làm thêm giờ vào ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết. Trường hợp làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù khi ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì NLĐ được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần.
– Về tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm:
+ Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm được tính như sau:
Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm
=
Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường
x
Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300%
+
Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường
x
Mức ít nhất 30%
+
20%
x
Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương
x
Số giờ làm thêm vào ban đêm
Tìm hiểu thêm: Quy định nhà cấp 4 mới nhất
+ Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm được tính như sau:
Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm
=
Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường
x
Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300%
+
Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường
x
Mức ít nhất 30%
+
20%
x
Đơn giá tiền lương sản phẩm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương
x
Số sản phẩm làm thêm vào ban đêm
Thứ ba, NSDLĐ phải thông báo bảng kê trả lương làm thêm giờ cho NLĐ
Theo quy định tại khoản 3 Điều 95 BLLĐ 2019 thì vào mỗi lần trả lương, NSDLĐ phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có).
Thứ tư, về các trường hợp NSDLĐ không được sử dụng NLĐ làm thêm giờ
Có 04 trường hợp doanh nghiệp không được sử dụng NLĐ làm thêm giờ, được quy định lần lượt tại khoản 1 Điều 137, khoản 1 và 2 Điều 146, khoản 1 Điều 160 BLLĐ 2019, đó là:
– Người mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
– Người đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý;
– Người chưa đủ 15 tuổi, riêng người từ 15 đến dưới 18 tuổi chỉ được làm thêm giờ với một số nghề, công việc theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành;
– Người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.
Lưu ý: Ý kiến tư vấn của Luật sư dựa trên pháp luật hiện hành. Nếu bạn có vướng mắc hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác vui lòng liên hệ đến số hotline 1900 6280 hoặc qua email info@dichvuluattoanquoc.com để được Luật sư Công ty luật Hà Đô tư vấn trực tiếp.
Tìm hiểu ngay: Quy trình xin giấy phép lao động cho người nước ngoài
Tham khảo thêm: Quy định về mở cửa sổ mới nhất