Bất cập nảy sinh
Theo Thông tư 58/2020 của Bộ Công an có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, sau ngày 31/12/2021, những xe mua bán qua nhiều đời chủ mà không làm đúng thủ tục giấy tờ sẽ không thể sang tên đổi chủ. Khi đó, người sở hữu xe sẽ bị lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) phạt lỗi “xe không chính chủ” thông qua công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông (TNGT), đăng ký xe hoặc bị phát hiện, xử lý nếu vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
Xem thêm: Quy định sang tên đổi chủ xe máy
Anh Cao Bá Hùng (ở Long Biên, Hà Nội) mới đây đến trụ sở Phòng CSGT Hà Nội để giải quyết xử phạt hành chính do vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông và bị tạm giữ xe máy. Tuy nhiên, khi tới Phòng CSGT làm thủ tục nộp phạt lấy xe, lực lượng chức năng đã yêu cầu anh Hùng phải chứng minh được quyền sở hữu đối với chiếc xe. Qua trao đổi, anh Hùng cho biết mua xe tại chợ xe cũ Dịch Vọng (Hà Nội) và người bán chỉ bàn giao giấy đăng ký xe, hợp đồng mua bán đã ký sẵn, không biết chủ xe trên giấy tờ là ai… Do không xuất trình được các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, xe của anh Hùng bị tạm giữ để điều tra đối với các trường hợp có dấu hiệu của hành vi phạm tội.
Đọc thêm: Quy định về xe chính chủ mới nhất
Nhiều trường hợp chủ sở hữu xe khác gặp rắc rối khi nhận được thông báo của Phòng CSGT Hà Nội mời đến để phối hợp điều tra tai nạn giao thông, do chủ xe gây tai nạn rồi bỏ chạy, để lại tang vật. Khi đến trụ sở Phòng CSGT thì các chủ sở hữu xe đều cho biết đã bán xe từ nhiều năm trước; tuy nhiên, trong những trường hợp này, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội đều sẽ truy tìm chủ sở hữu xe theo đăng ký xe gốc.
Ngoài ra, chủ xe trên đăng ký gốc còn phải chịu trách nhiệm liên đới về mức xử phạt hành chính, thậm chí chịu xử lý hình sự nếu như xe sau đã bán, cho, tặng không sang tên chủ mới và phương tiện bị tạm giữ theo quy định hiện chỉ có chủ xe đứng tên trên giấy tờ mới có quyền lấy lại xe.
Căn cứ Nghị định 100/2019, lỗi “xe không chính chủ” bị phạt tiền từ 400.000-600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000-1.200.00 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy; phạt từ 2.000.000-4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000-8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô.
Đọc thêm: Quy định về luân chuyển cán bộ
Qua tìm hiểu, thời hạn thực hiện Thông tư số 58 của Bộ Công an đang tạo điều kiện tháo gỡ vướng mắc cho người dân đăng kí sang tên chính chủ để chứng nhận quyền, tài sản của mình. Việc sang tên đổi chủ dễ dàng, không mất phí và chỉ còn thời hạn trong khoảng 3 tháng nữa. Từ nay đến ngày 31/12/2021, Phòng CSGT Hà Nội sẽ mở cho đăng ký chính chủ các phương tiện qua nhiều đời chủ, các đơn vị quận, huyện, phòng CSGT Công an tỉnh, thành phố đều bố trí người ứng trực giải quyết cho người mua xe cuối cùng.
Thủ tục sang tên đổi chủ
Theo Thông tư 58/2020, từ ngày 1/8/2020 – 31/12/2021, người có nhu cầu sang tên đổi chủ xe, nhưng không tìm được người chủ ban đầu thì chỉ cần có giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe (theo mẫu) và viết cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về chiếc xe, có xác nhận của công an cấp xã/phường về địa chỉ thường trú của người đang sử dụng xe nộp cho cơ quan đăng ký xe.
Cơ quan đăng ký xe sẽ tiếp nhận và gửi thông báo đến người đứng tên trong đăng ký xe biết và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan đăng ký xe. Sau 30 ngày nếu không có các khiếu nại, tranh chấp thì cơ quan đăng ký xe sẽ giải quyết cấp biển số, giấy chứng nhận đăng ký xe cho người đang sử dụng xe.
Tìm hiểu thêm: Quy định về tuổi lao động