Khám sức khỏe doanh nghiệp định kỳ cho người lao động không chỉ mang lại lợi ích cho người lao động mà còn cho cả chính doanh nghiệp.
Người lao động có thể được phát hiện sớm các vấn đề bất thường về sức khỏe từ đó điều trị kịp thời, yên tâm làm việc.
Xem thêm: Quy định khám sức khỏe định kỳ
Thông qua khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, doanh nghiệp cũng nắm được tình hình sức khoẻ của người lao động từ đó có những sắp xếp phù hợp để tăng năng suất lao động.
Những quy định về khám sức khỏe định kỳ doanh nghiệp cho người lao động theo thông tư mới nhất
Khám sức khỏe doanh nghiệp định kỳ giúp phát hiện các bất thường về sức khỏe sớm trước khi chuyển thành bệnh, biểu hiện ra ngoài. Bệnh sẽ được điều trị hiệu quả và đơn giản hơn, tiết kiệm được chi phí cũng như tránh được biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khoẻ nếu được phát hiện sớm.
Cách doanh nghiệp, công ty phải có trách nhiệm khám sức khỏe doanh nghiệp định kỳ cho người lao động, trong nhiều văn bản luật cũng đã quy định cụ thể:
• Điều 152 về chăm sóc sức khỏe người lao động Luật lao động 2012 quy định:
Đọc thêm: Quy định tạm hoãn nghĩa vụ quân sự 2015
Hàng năm, người lao động phải tổ chức khám sức khỏe doanh nghiệp định kỳ cho người lao động, kể cả người tập nghề, học nghề. Chuyên khoa phụ sản được dành riêng cho lao động nữ. Đối với những người lao động làm việc trong môi trường độc hại, làm việc nặng, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi, người lao động khuyết tật phải được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng/lần.
• Người lao động phải được khám bệnh nghề nghiệp nếu làm việc trong môi trường có các nguy cơ cao mắc các bệnh nghề nghiệp. Người lao động mắc các bệnh nghề nghiệp, sau khi bị tai nạn lao động sẽ được sắp xếp các công việc phù hợp với tình hình sức khoẻ nếu còn tiếp tục làm việc.
Tương tự, Điều 21 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 cũng nêu rõ những quy định về khám sức khỏe doanh nghiệp định kỳ cho người lao động:
• Người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động ít nhất 1 lần/năm trong năm.
• Đối với người lao động là người cao tuổi, người khuyết tật, người chưa thành niên, người làm các công việc nặng nhọc, nghề nguy hiểm hay độc hại phải được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng/lần trong năm.
Tham khảo thêm: Quy định tang lễ cựu chiến binh
Thông tư 15/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ lao động thương binh và xã hội đã quy định cụ thể danh mục các nghề, công việc độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm.
• Đối với lao động nữ được khám thêm chuyên khoa phụ sản. Người lao động làm việc trong môi trường có nguy cơ mắc các bệnh nghề nghiệp sẽ được khám để phát hiện các bệnh nghề nghiệp.
• Doanh nghiệp phải tổ chức khám sức khỏe doanh nghiệp cho người lao động trước khi bố trí người lao động làm việc, chuyển sang làm công việc, nghề độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm hơn. Người lao động sau khi mắc bệnh nghề nghiệp, bị tai nạn lao động đã hồi phục sức khoẻ cũng được khám sức khoẻ trước khi trở lại tiếp tục làm việc.
Theo thông tư mới nhất quy định khám sức khỏe định kỳ, thông tư 19/2016/TT-BYT của Bộ Y tế Hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe của người lao động quy định các nội dung quản lý vệ sinh lao động tại cơ sở lao động bao gồm khám sức khỏe doanh nghiệp định kỳ, khám sức khoẻ trước khi bố trí làm việc, khám định kỳ bệnh nghề nghiệp, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp. Quản lý chăm sóc sức khoẻ và phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động phải được bắt đầu thực hiện từ khi người lao động được tuyển dụng và xuyên suốt quá trình làm việc.
Quy trình khám sức khỏe doanh nghiệp tại công ty
Tham khảo thêm: Quy định biển số xe ô tô