logo-dich-vu-luattq

Quy định bảo lãnh dự thầu

Theo điều 4 của Luật Đấu thầu số 43/2013/NĐ-CP quy định: “ Bảo đảm dự thầu là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để đảm bảo trách nhiệm dự thầu của nhà thầu, nhà đầu tư trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.”

Bảo đảm dự thầu về bản chất là một biện pháp bảo đảm trách nhiệm tham gia dự thầu của Bên bảo đảm (nhà thầu, nhà đầu tư) cho Bên nhận bảo đảm(Bên mời thầu) trong suốt quá trình tham gia đấu thầu bằng 3 hình thức đó là đặt cọc, ký quỹ và nộp thư bảo lãnh. BĐDT phải được

Xem thêm: Quy định bảo lãnh dự thầu

Đọc thêm: Quy định thời gian cấp sổ đỏ

Phạm vi áp dụng của BĐDT trong đấu thầu được quy định tại khoản 1, điều 11 Luật Đấu thầu số 43/2013/NĐ-CP trong các trường hợp sau:

  • Một là, Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp và gói thầu hỗn hợp;
  • Hai là, Đấu thầu rộng rãi và chỉ định thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư.

Giá trị BĐDT được Luật Đấu thầu số 43/2013/NĐ-CP Quy định như sau:

  • Đối với lựa chọn nhà thầu, giá trị Bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo một mức xác định từ 1% đến 3% giá gói thầu căn cứ quy mô và tính chất của từng gói thầu cụ thể;
  • Đối với lựa chọn nhà đầu tư, giá trị BĐDT được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo một mức xác định từ 0,5% đến 1,5% tổng mức đầu tư căn cứ vào quy mô và tính chất của từng dự
  • Bên cạnh đó, tại điều 64 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP còn quy định giá trị của BĐDT đối với những gói thầu có quy mô nhỏ (gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa có giá trị gói thầu không quá 10 tỷ đồng; gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá trị gói thầu không quá 20 tỷ đồng) thì BĐDT có giá trị từ 1% đến 1,5% giá gói thầu.

Hiệu lực của BĐDT: chính là khoảng thời gian mà Bên dự thầu thực hiện nghĩa vụ tham gia dự thầu đối với Bên mời thầu. Thời gian có hiệu lực của BĐDT bằng thời gian có hiệu lực của HSDT, HSĐX cộng thêm 30 ngày.

Đọc thêm: Quy định về hiến đất làm đường nông thôn

Hoàn trả BĐDT: Bên mời thầu có trách nhiệm hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho nhà thầu, nhà đầu tư không được lựa chọn theo thời hạn quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu nhưng không quá 20 ngày, kể từ ngày kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư được phê duyệt. Đối với nhà thầu, nhà đầu tư được lựa chọn, bảo đảm dự thầu được hoàn trả hoặc giải tỏa sau khi nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 66 và Điều 72 của Luật Đấu thầu số 43/2013/NĐ-CP.

Bảo đảm dự thầu không được hoàn trả trong các trường hợp sau đây:

  • Nhà thầu, nhà đầu tư rút hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất sau thời điểm đóng thầu và trong thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;
  • Nhà thầu, nhà đầu tư vi phạm pháp luật về đấu thầu dẫn đến phải hủy thầu theo quy định tại khoản 4 Điều 17 của Luật Đấu thầu số 43/2013/NĐ-CP;
  • Nhà thầu, nhà đầu tư không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 66 và Điều 72 của Luật Đấu thầu số 43/2013/NĐ-CP;
  • Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu hoặc đã hoàn thiện hợp đồng nhưng từ chối ký hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng;
  • Nhà đầu tư không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu hoặc đã hoàn thiện hợp đồng nhưng từ chối ký hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng.

Trân trọng cảm ơn !

Tìm hiểu thêm: Thông tư quy định khám sức khỏe

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !