logo-dich-vu-luattq

Phụ cấp thôi việc được tính như thế nào

1. Luật sư tư vấn tính trợ cấp thôi việc

Trong trường hợp không có thời gian tìm hiểu bạn hãy liên hệ với chúng tôi để luật sư giải đáp, hướng dẫn cho bạn mọi thủ tục liên quan về bảo hiểm thất nghiệp như:

– Trợ giúp, tư vấn để bạn đảm bảo tối đa quyền lợi của mình

Xem thêm: Phụ cấp thôi việc được tính như thế nào

– Bạn hiểu được quy định pháp luật về tính bảo hiểm thôi việc, trợ cấp thất nghiệp, đối chiếu trường hợp của mình để có kết quả phù hợp

– Hỗ trợ bạn về mọi vướng mắc liên quan, tư vấn đại diện giải quyết tranh chấp về BHXH (nếu có).

>> Hướng dẫn cách tính trợ cấp thôi việc trực tuyến, gọi: 1900.6169

Ngoài ra, bạn tham khảo tình huống luật sư tư vấn sau đây để tìm hiểu thêm.

2. Cách tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp thất nghiệp như thế nào?

Câu hỏi:

Chào luật sư nhờ tư vần và giải thích cách tính trợ cấp thất nghiệp là dựa trên mức lương chính trong hợp đồng hay dựa trên mức lương thực lãnh bao gồm cả phụ cấp như sau: Em làm việc tại công ty từ 3.2012, ký hợp đồng chính thức từ 6.2012, công ty không đóng bảo hiểm thất nghiệp cho em từ 06/2012 đến 12/2012. Kể từ 1/2013 đến 5/2014 thì công ty có đóng.

Đến 05/2014 em chính thức nghỉ việc ở công ty. Em có lấy tiền trợ cấp thôi việc từ công ty, công ty chi trả như sau: 3.240.000*1/2=1.620.000 VND, nhưng như em tham khảo trên mạng thì em sẽ được lãnh 1/2 lương thực lãnh, tức là: 10.000.000*1/2= 5.000.000 VND.

Kính mong luật sư giải thích giúp em sớm.

Dưới đây là chi tiết lương trong hợp đồng lao động của em, ( 3.240.000 VND là mức lương đóng bảo hiểm)

Mức lương chính hoặc tiền công: 3.240.000đ/ tháng

Phụ cấp gồm:

+ Cơm: 1.500.000đ/ tháng

+ Xăng: 1.000.000đ/ tháng

+ Điện thoại: 1.000.000đ/ tháng

+ Trách nhiệm: 3.260.000đ/tháng

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn luật bảo hiểm xã hội, trường hợp bạn hỏi Công ty Luật Minh Gia trả lời bạn như sau:

– Quy định về hưởng trợ cấp thôi việc

Theo Điều 48 Bộ luật lao động có quy định trợ cấp thôi việc như sau:

“1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc”.

Như vậy, trong trường hợp của bạn, vì công ty không đóng bảo hiểm thất nghiệp cho bạn từ tháng 6/2012 đến tháng 12/2012 nên công ty phải trả trợ cấp thôi việc cho bạn 6 tháng đó.

– Cách tính và chi trả trợ cấp thôi việc

Tìm hiểu thêm: Công tác là gì? (Cập nhật 2022)

Theo Điều 2 Thông tư 17/2009/TT-BLĐTBXH sửa đổi khoản 3 mục III Thông tư 21/2003/TT-BLĐTBXH có quy định cách tính và chi trả tiền trợ cấp thôi việc như sau:

“Trường hợp, tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc có tháng lẻ (kể cả trường hợp người lao động có thời gian làm việc tại doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên nhưng tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc dưới 12 tháng) thì được làm tròn như sau:

Từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng làm tròn thành 1/2 năm;

Từ đủ 06 tháng đến dưới 12 tháng làm tròn thành 01 năm.

Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, gồm tiền công hoặc tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có)”.

Trong trường hợp của bạn, do mức lương hằng tháng đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp chỉ có tiền lương chính mà không có các loại phụ cấp nếu trên nên tiền lương để tính trợ cấp thôi việc cũng chỉ tính dựa vào tiền lương chính.

Vậy, trợ cấp thôi việc công ty trả cho bạn là: 3.240.000x1x0.5=1.620.000 vn đồng là hợp lý, không trái quy định pháp luật.

>> Giải đáp thắc mắc về chế độ trợ cấp thôi việc, gọi: 1900.6169

3. Giải đáp về cách tính bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc

Câu hỏi:

Đơn vị tôi là Công ty nhà nước đã cổ phần hóa 100 vốn các cổ đông. Có trường hợp: Chị Nguyễn Thị A chuyển công tác từ công ty X (công ty nhà nước) về công ty tôi năm 2002. Tháng 02/2016 chị Nguyễn Thị A thôi việc. Thời gian công tác tại Công ty X là: 15 năm. Thời gian công tác tại công ty tôi là : 15 năm 02 tháng . Tiền lương bình quân 6 tháng cuối là : 4.500.000 đồng.

Công ty tôi tính trợ cấp thôi việc cho chị Nguyễn Thị A là: Thời gian: từ 2002 đến 2008 : 07 năm (đã trừ thời gian tham gia BH thất nghiệp từ năm 2009) số tiền Chị Nguyễn Thị A được hưởng là: (4.500.000 x 7 x 1/2) = 15.750.000 đồng

1. Công ty tôi trả tiền trợ cấp thôi việc cho chị Nguyễn Thị A có đúng không?

2. Tiền trợ cấp của chị Nguyễn Thị A công tác tại công ty X (15 năm) thì chị Nguyễn Thị A lấy ở đâu và do đơn vị nào chi trả?

Rất mong nhận được câu trả lời sớm nhất.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi nội dung đề nghị tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia chúng tôi, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

– Công ty trả tiền trợ cấp thôi việc thế nào để đúng quy định?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Nghị định 05/2015/NĐ – CP, thì: “Đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoặc doanh nghiệp cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước khi chấm dứt hợp đồng lao động mà người lao động có thời gian làm việc ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước và chuyển đến làm việc tại doanh nghiệp trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 nhưng chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm đối với thời gian người lao động đã làm việc cho mình và chi trả trợ cấp thôi việc đối với thời gian người lao động đã làm việc cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước trước đó”.

Chị Nguyễn Thị A chuyển đến làm việc ở công ty bạn bắt đầu từ năm 2002, như vậy theo quy định tại Điều 38 Nghị định 05/2015/NĐ – CP thì công ty bạn không có nghĩa vụ chi trả trợ cấp thôi việc đối với khoảng thời gian chị A đã làm việc tại công ty X trước đó. Căn cứ theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012, công ty bạn chỉ có nghĩa vụ chi trả trợ cấp thôi việc cho chị A trong khoảng thời gian làm việc tại công ty bạn.

Theo Điều 48 Bộ luật lao động 2012 có quy định trợ cấp thôi việc như sau:

“1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc”.

Như vậy, trong trường hợp của chị Nguyễn Thị A, vì tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp từ năm 2009 đến tháng 02/2016 nên công ty phải trả trợ cấp thôi việc cho chị A 7 năm (2002-2009) khoảng thời giam không tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Tham khảo thêm: Thế nào là vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ?

Công thức tính trợ cấp thôi việc ở từng doanh nghiệp:

Tiền trợ cấp thôi việc = Tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc x Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc x 1/2

Theo đó, chị Nguyễn Thị A có 7 năm làm việc không tham gia bảo hiểm thất nghiệp (2002- 2009) và tiền lương bình quân 6 tháng cuối là : 4.500.000 đồng. Tuy nhiên, tiền lương bình quân dùng để tính trợ cấp thôi việc phải là tiền lương theo hợp đồng lao động. Nên nếu khoản tiền lương bình quân 6 tháng cuối là : 4.500.000 đồng được tính dựa trên lương theo hợp đồng thì:

Công ty tính trợ cấp thôi việc của chị A = 4.500.000 x 7 x 1/2 = 15.750.000 đồng là phù hợp với quy định của pháp luật.

– Tiền trợ cấp thôi việc do đơn vị nào chi trả?

Về vấn đề tiền trợ cấp của chị Nguyễn thị A công tác tại công ty X (15 năm) thì chị Nguyễn thị A lấy ở đâu và do đơn vị nào chi trả?

Theo thông tin bạn cung cấp thì chị Nguyễn Thị A vào làm việc tại một Công ty nhà nước X bắt đầu từ năm 1987( làm việc 15 năm); năm 2002 chuyển công tác đến làm việc tại một Công ty nhà nước thứ hai.

Thời điểm đó, theo quy định tại Bộ luật lao động năm 1994 (có hiệu lực từ ngày 1/1/1995), thì không còn chế độ chuyển công tác đối với người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động. Việc điều động người lao động chuyển công tác sau ngày 1/1/1995 là không đúng quy định của pháp luật. Khi người lao động thôi việc ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nào thì thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động và người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động theo đúng quy định tại khoản 1, Điều 42 Bộ luật Lao động năm 1994. Nếu sau đó người lao động chuyển sang doanh nghiệp khác làm việc thì thực hiện giao kết hợp đồng lao động mới.

Công ty bạn không có nghĩa vụ chi trả khoản trợ cấp thôi việc của chị Nguyễn Thị A trong khoảng thời gian chị A làm việc tại công ty X. Trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc đối với chị Nguyền Thị A trong khoảng thời gian chị A làm việc tại công ty X thuộc về công ty X. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 202 Bộ luật lao động 2012 về thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân quy định:

“1. Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

2. Thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.”

Như vậy, tính đến nay thì thời hiệu để chị A yêu cầu hòa giải viên lao động tiến hành hoà giải hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết đã hết nên chị A không thể yêu cầu giải quyết khi công ty X chưa chi trả trợ cấp thôi việc cho mình.

>> Nếu bạn cần hỗ trợ về bảo hiểm xã hôi, hãy liên hệ: 1900.6169

4. Tư vấn về hưởng trợ cấp BHXH theo quy định pháp luật

Câu hỏi:

Chào anh chị! Em xin anh chị tư vấn giúp em thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần. Cụ thể câu hỏi của em như sau:Em tham gia bảo hiểm xã hội từ tháng 10/2014 đến hết tháng 02/2017. Từ lúc chính thức nghỉ việc đến nay em chưa làm thủ tục hưởng xin trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp và chưa làm hồ sơ với cơ quan bảo hiểm tại địa phương.Vậy cho em hỏi em có đủ điều kiện hưởng BHXH 1 lần hay không? Nếu đủ điều kiện thì hồ sơ cần có những gì? Và khi nào nộp hồ sơ lên cơ quan BHXH địa phương?Em xin nhờ anh chị tính giúp em tiền hưởng bảo hiểm, cụ thể quá trình đóng bảo hiểm của em như sau:Từ 10/2014-12/2014: 2,790,000Từ 01/2015-12/2015: 3,695,000Từ 01/2016-12/2016: 4,190,000Từ 01/2017-02/2017: 4,378,550 Em xin cảm ơn!

Trả lời: Chào bạn, trường hợp bạn hỏi chúng tôi tư vấn như sau.

Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13 quy định: “Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần”.

Như vậy, phải sau đủ 12 tháng kể từ ngày nghỉ việc thì anh/chị mới được hưởng BHH một lần.

Mức hưởng BHXH một lần, Khoản 2 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

“2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

…”

Ngoài ra, Khoản 4 Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định: “Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm”

Như vậy, trường hợp của anh/chị tham gia được tổng là 2 năm 4 tháng (28 tháng) sẽ được làm tròn thành 2 năm 6 tháng. Theo đó, mức hưởng BHXH một lần = 05 tháng bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Căn cứ theo các quy định tại Khoản 2 Điều 62 Luật BHXH, Điều 2 Thông tư 42/2016/TT-BLĐTBXH thì Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của anh/chị là 4.047.443 đồng. => Số tiền BHXH một lần được hưởng là 5 x 4.047.443 đồng = 20.237.214 đồng.

Tìm hiểu thêm: Văn bản hành chính là gì

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !