Phụ cấp nhà ở là gì? Mức phụ cấp tối đa là bao nhiêu? Phụ cấp tiền nhà ở/tiền thuê nhà có phải tính thuế TNCN và đóng BHXH không? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây, các bạn cùng theo dõi nhé!
- Phụ cấp điện thoại cho nhân viên mới nhất và chính xác nhất
- Phụ cấp xăng xe tối đa là bao nhiêu? Có tính thuế TNCN không?
- Phụ cấp trách nhiệm có tính thuế TNCN và đóng BHXH không?
Nội dung chính
#1. Tổng quan về phụ cấp nhà ở
#1.1. Khái niệm
Phụ cấp nhà ở (sau đây gọi tắt là PCNO) được hiểu là khoản tiền mà doanh nghiệp hỗ trợ cho người lao động ngoài tiền lương để thuê nhà ở nhằm khuyến khích và giữ chân người lao động làm việc tại doanh nghiệp.
Xem thêm: Phụ cấp nhà ở có tính thuế tncn
>>>Xem thêm các loại phụ cấp lương hiện nay tại đây nhé!
#1.2. Phụ cấp nhà ở trong tiếng anh là gì?
Phụ cấp thuê nhà trong tiếng anh có thể dùng các cụm từ như “rental allowance” có nghĩa là tiền phụ cấp, trợ cấp thuê nhà.
#2. Các quy định về phụ cấp nhà ở hiện nay như thế nào?
Dưới đây, chúng tôi sẽ hệ thống hóa các quy định hiện hành về phụ cấp tiền nhà ở/tiền thuê nhà cho các bạn dễ theo dõi nhé!
#2.1. Về thuế thu nhập doanh nghiệp
Căn cứ theo điểm 2.6, khoản 2, Điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định về khoản chi phí được trừ và không được trừ khi tính thuế TNDN có đoạn như sau:
“…
– Trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với người lao động trong đó có ghi khoản chi về tiền nhà do doanh nghiệp trả cho người lao động, khoản chi trả này có tính chất tiền lương, tiền công và có đầy đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
…”
Như vậy, ngoài điều kiện khoản chi phụ cấp tiền nhà ở có hồ sơ, chứng từ hợp pháp thì khoản chi phí phụ cấp tiền nhà ở phải được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.
Tìm hiểu thêm: Người bán nhà không chịu đóng thuế
Nếu doanh nghiệp thỏa mãn được điều kiện nêu trên thì chi phí phụ cấp tiền nhà ở sẽ được tính là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.
#2.2. Về việc tính thuế TNCN
Căn cứ vào điểm đ, khoản 2, Điều 2, Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về khoản tiền phụ cấp thuê nhà ở như sau:
“Khoản tiền thuê nhà do đơn vị sử dụng lao động trả hộ tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà) tại đơn vị”.
Như vậy, khoản tiền phụ cấp thuê nhà ở là khoản thu nhập có tính chất tiền lương tiền công và phải tính thuế TNCN. Tuy nhiên tiền thuê nhà thấp hơn hoặc bằng 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà) sẽ phải tính vào thu nhập chịu thuế. Phần còn lại của khoản tiền thuê nhà do người sử dụng lao động trả hộ sẽ không phải tính vào thu nhập chịu thuế.
Ví dụ:
Ông A là nhân viên của Công ty TNHH Es-Glocal. Tháng 12/2020, ông A có thu nhập chịu thuế là 30 triệu đồng (chưa bao gồm tiền thuê nhà được trả thay là 7 triệu đồng).
Vậy ta có:
– Số tiền tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của ông A là:
30 x 15% = 4,5 triệu đồng
– Số tiền được miễn thuế TNCN là:
7 – 4,5 = 2,5 triệu đồng.
#2.3. Về việc đóng BHXH
Đọc thêm: CÔNG TY KẾ TOÁN THIÊN ƯNG dạy học kế toán thực hành thực tế
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Điều 30 của Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc (sau đây gọi là Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH), tiền lương tháng tính đóng bảo hiểm bao gồm:
Tiền lương = Mức lương + Phụ cấp lương + Các khoản bổ sung khác
– Mức lương: Bắt buộc và là tối thiểu;Trong đó:
– Phụ cấp lương cụ thể như: Phụ cấp chức vụ, chức danh; Phụ cấp trách nhiệm; Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; Phụ cấp thâm niên; Phụ cấp khu vực; Phụ cấp lưu động; Phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự (Khoản 1 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH).
– Các khoản bổ sung khác: Là các khoản xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
Do đó, ta có thể thấy phụ cấp tiền nhà ở không nằm trong các khoản phụ cấp phải tính vào tiền lương tháng để đóng bảo hiểm.
#3. Một số câu hỏi liên quan đến phụ cấp nhà ở
Câu hỏi: Phụ cấp tiền nhà ở tối đa là bao nhiêu?
Trả lời:
– Về chi phí thuế TNDN: Không hạn chế mức tối đa, đáp ứng đủ điều kiện về hồ sơ chứng từ và có quy định cụ thể về điều kiện hưởng và mức được hưởng thì sẽ được tính vào chi phí được trừ;
– Về thuế TNCN: Tính vào thu nhập chịu thuế tối đa 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà).
Như vậy, trên đây Hãng Kiểm toán ES-GLOCAL vừa chia sẻ xong nội dung bài viết. Nếu có câu hỏi hay vướng mắc gì các bạn vui lòng đặt câu hỏi theo đường dẫn: https://es-glocal.com/hoi-dap/ hoặc để lại bình luận hoặc bên dưới bài viết toàn bộ các vấn đề về phụ cấp nhà ở. Cảm ơn các bạn, chúc các bạn thành công!
Tham khảo thêm: Thuế khi sang tên Sổ đỏ 2022: Mức nộp, hạn nộp và cách đóng