Phụ cấp và trợ cấp là hai khoản tiền mà người lao động vẫn hay nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt được hai khoản này, mời bạn đọc theo dõi bài làm dưới đây của chúng tôi:
1. Khái niệm
Xem thêm: Phụ cấp là gì
– Phụ cấp: Là khoản tiền mà người sử dụng lao động hỗ trợ người lao động để bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, mức độ phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt,… chưa được tính đến hay tính chưa đầy đủ trong mức lương.
Nghĩa là gồm các khoản trong thu nhập nằm ngoài lương chính (hoặc lương cơ bản) có ý nghĩa “gần như bắt buộc” cộng them cho người lao động mà ngoài tiền lương từ chuyên môn ra (tính theo bậc lệ thuộc vào bằng cấp hay tay nghề) họ xứng đáng được hưởng thêm.
– Trợ cấp: Là khoản tiền người lao động được cấp khi rơi vào tình trạng không hoặc tạm thời ngừng lao động, trên cơ sở số tiền mà người lao động đã thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm trong thời gian lao động.
2. Các chế độ
– Phụ cấp:
Một số chế độ phụ cấp lương: Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; Phụ cấp trách nhiệm; Phụ cấp thu hút; Phụ cấp khu vực; Phụ cấp lưu động; Phụ cấp chức vụ.
Tham khảo thêm: Công đoàn cơ sở là gì
Chế độ phụ cấp khác: Phụ cấp khuyến khích người lao động làm việc và phụ cấp khác theo yêu cầu của công ty.
– Trợ cấp: Trợ cấp ốm đau; Trợ cấp thai sản; Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Trợ cấp hưu trí; Trợ cấp tử tuất; Trợ cấp thôi việc; Trợ cấp mất việc làm.
3. Đối tượng hưởng
– Phụ cấp: Tùy thuộc từng đối tượng ký hợp đồng lao động và tính chất công việc mà người lao động sẽ có loại phụ cấp tương ứng. Phụ cấp được áp dụng cho người lao động làm việc tại công ty, được hưởng cùng với tiền lương.
– Trợ cấp: Tùy thuộc từng đối tượng sẽ được hưởng các khoản trợ cấp kahcs nhau. Ví dụ: Người thất nghiệp, phụ nữ sinh con,…
4. Mức hưởng
– Phụ cấp: Do công ty quyết định cho phù hợp với đặc điểm, tính chất lao động và điều kiện thực tế của công ty. Các mức phụ cấp lương được thiết kế theo tỷ lệ % hoặc mức tiền do công ty quyết định cho phù hợp với đặc điểm, tính chất lao động và điều kiện thực tế của công ty.
– Trợ cấp: Mức trợ cấp tùy thuộc vào từng chế độ mà mức hưởng quy định khác nhau và không thấp hơn quy định của pháp luật.
Tham khảo thêm: Nghiệp Là Gì?
5. Đặc điểm
– Phụ cấp: Thông thường, các khoản phụ cấp nêu trên sẽ tính đóng bảo hiểm xã hội, trừ 14 khoản chế độ và phúc lợi không tính đóng bảo hiểm xã hội như tiền thưởng sang kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ người lao động có thân nhân bị chết, có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khan khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.
– Trợ cấp: Bảo hiểm xã hội sẽ tiến hành chi trả các khoản trợ cấp tùy thuộc vào mức đóng bảo hiểm với từng trường hợp.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam về việc phân biệt trợ cấp và phụ cấp, chúng tôi rất hân hạnh được đồng hành cùng quý khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lí.
Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0967 370 488 ; Email: info@dichvuluattoanquoc.com
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
Tham khảo thêm: Khái niệm chi phí lãi vay là gì? Và những câu hỏi liên quan