Phát minh và sáng chế là những thành quả đặc biệt của quá trình nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, hai khái niệm này chúng ta lại ít được tiếp cận trên các trang thông tin đại chúng như báo trí, truyền hình mà nó chỉ được thể hiện trong các bài giảng, hoặc trong các tài liệu pháp lý. Do đó, trong quá trình tìm hiểu về vấn đề này vẫn có rất nhiều người nhầm lẫn giữa hai khái niệm phát minh với sáng chế. Vậy phát minh là gì? Sáng chế là gì? Sự khác nhau giữa phát minh và sáng chế là như thế nào?
Nội dung chính
1. Phát minh là gì?
Khái niệm: hiện nay vẫn chưa có văn bản pháp lý nào quy định hoặc đưa ra được một khái niệm cụ thể phát minh là gì. Tuy nhiên chúng ta có thể tham khảo một khái niệm về phát minh như sau: phát minh là sự khám phá ra những quy luật, những tính chất hoặc những hiện tượng của thế giới vật chất tồn tại khách quan mà trước đó chưa ai biết, nhờ đó làm thay đổi cơ bản nhận thức của con người.
Xem thêm: Phát minh là gì
Ví dụ: Newton phát minh định luật vạn vật hấp dẫn, Archimède phát minh định luật sức nâng của nước, DacUyn phát minh thuyết tiến hóa…
Có thể thấy, phát minh là khám phá về quy luật khách quan trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, có khả năng áp dụng để giải thích thế giới nhưng chưa thể áp dụng trực tiếp vào sản xuất hoặc đời sống mà phải thông qua sáng chế, không có giá trị thương mại, không được bảo hộ pháp lý.
2. Sáng chế là gì?
Theo quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên
Ví dụ: James Watt sáng chế máy hơi nước, Nobel sáng chế công thức thuốc nổ TNT…
Giải pháp kỹ thuật có thể tồn tại dưới các hình thức sau: Là dạng vật thể, ví dụ: Máy móc, dụng cụ, thiết bị, linh kiện…; là dạng chất thể, ví dụ: Thực phẩm, dược phẩm, vật liệu…; là dạng quy trình, ví dụ: Quy trình xử lý nước thải, quy trình công nghệ sản xuất xi măng… Sáng chế là loại thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ, trong khoa học xã hội và nhân văn không có sản phẩm loại này. Tính mới là một trong những tiêu chí hàng đầu của sáng chế (phát minh và phát hiện không có tiêu chí này). Sáng chế có khả năng áp dụng nên có ý nghĩa thương mại, được cấp bằng sáng chế (patent), có thể mua bán hoặc ký kết các hợp đồng cấp giấy phép sử dụng (licence), được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.
3. Sự khác nhau giữa phát minh và sáng chế:
Từ những khái niệm nếu ở trên ta có thể phân biệt phát minh và sáng chế có những đặc điểm khác nhau sau đây:
Phát minh
Sáng chế
Tiêu chí Chỉ có trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, đã tồn tại khách quan (không có tính mới), có khả năng áp dụng để giải thích thế giới, nhưng chưa thể áp dụng trực tiếp vào sản xuất hoặc đời sống mà phải thông qua các giải pháp kỹ thuật, nó không có giá trị thương mại. không tồn tại sãn có trong tự nhiên mà phải nhờ quá trình đầu tư về tài chính, nhân lực mới có thể tạo ra có khả năng áp dụng trực tiếp vào sản xuất và đời sống. Sáng chế có ý nghĩa thương mại, trong thực tế người ta có thể mua, bán sáng chế (chuyển nhượng quyền sở hữu sáng chế) hoặc license sáng chế (chuyển quyền sử dụng sáng chế).
Khả năng áp dụng Chưa thể áp dụng trực tiếp được mà phải thông qua sáng chế. Bở vì sáng chế là chỉ là những học thuyết, được áp dụng dụng để giải thích sự vận động của sự vật, để áp dụng được nó thì phải thông qua các sáng chế. Được áp dụng luôn được vào cuộc sống.
VD: máy ATM là sáng chế được thực hiện bởi Đỗ Đức Cường-một người Việt làm việc tại ngân Citibank-Mỹ
Hoặc xe lăn được điều khiển bằng ý nghĩ là sáng chế được thực hiện bởi GS.TS.Hùng Nguyễn
Hình thức bảo hộ là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả, không được bảo hộ về nội dung mà chỉ được bảo hộ hình thức. là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và được bảo hộ độc quyền về nội dung. Điều kiện bảo hộ Phát minh khi thỏa mãn các điều kiện được pháp luật quy định tại Điều 13 và Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ về chủ thể và các loại hình tác phẩm được bảo hộ. Phát minh là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả, không được bảo hộ về nội dung mà chỉ được bảo hộ hình thức. Đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 58 Luật sở hữu trí tuệ:
a) Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Có tính mới;
– Có trình độ sáng tạo;
– Có khả năng áp dụng công nghiệp.
b) Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:
-Có tính mới;
– Có khả năng áp dụng công nghiệp
Tính mới là một trong những tiêu chí hàng đầu của sáng chế (phát minh không có tiêu chí này). Như vậy, một sáng chế không sử dụng tình trạng kỹ thuật đã biết
Đọc thêm: Sự thật kinh hoàng khi dùng RƯỢU THUỐC trị mụn- hại da chẳng kém KEM TRỘN
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Xem thêm: Bằng sáng chế tiện ích là gì? Quy trình nộp đơn sáng chế tiện ích?
4. Quy trình đăng ký sáng chế:
Theo quy định của pháp luật hiện hành, Nhà nước chỉ mới bảo hộ đối với sáng chế, không bảo hộ phát minh khoa học.
Bởi vì, phát minh chỉ thể hiện ở góc độ lý thuyết, chưa thể hiện khả năng áp dụng vào thực tiễn, là cơ sở để vận dụng từ đó tìm ra các giải pháp, tạo ra sáng chế để giải quyết các vấn đề xác định.
Bản thân phát minh không phải là một giải pháp để giải quyết một vấn đề xác định mà chỉ là tiền đề, cơ sở để dựa vào đó, người ta tìm ra hướng giải quyết vấn đề. Cũng chính bởi đặc điểm này mà phát minh không được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Còn sáng chế, bản thân chính là một giải pháp, có khả năng áp dụng công nghiệp, ứng dụng vào trong thực tế để giải quyết một vấn đề xác định.
Tuy nhiên không phải tất cả các sáng chế đều được bảo hộ và đăng ký sáng chế, có những trường hợp không được thực hiện việc đăng ký sáng chế như:
- Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;
- Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;
- Cách thức thể hiện thông tin;
- Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;
- Giống thực vật, giống động vật;
- Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;
- Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.
Do đó, nếu trong các trường hợp nêu trên thì sẽ không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế. Vậy nếu thuộc trường hợp được bảo hộ thì trình tự thủ tục được thực hiện như thế nào?
Thành phần hồ sơ
* Đối với trường hợp sáng chế không thuộc sở hữu chung
Xem thêm: Sáng chế là gì? Phân loại và các đặc điểm của sáng chế?
Thành phần hồ sơ bao gồm các tài liệu sau đây:
– Tờ khai yêu cầu đăng ký sáng chế;
– Bản mô tả (bao gồm cả hình vẽ, nếu có);
– Bản tóm tắt;
– Yêu cầu bảo hộ;
– Giấy ủy quyền nộp hồ sơ, nếu đơn nộp thông qua đại diện;
– Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;
– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
Xem thêm: Mức bảo hộ danh nghĩa là gì? Mức bảo hộ thực tế là gì? Nội dung
Đọc thêm: Giáo viên thỉnh giảng là gì
– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ.
* Đối với trường hợp sáng chế thuộc sở hữu chung
Trường hợp này thì văn bằng bảo hộ sẽ chỉ được cấp cho người đầu tiên trong danh sách những người nộp đơn chung. Các chủ sở hữu chung khác có thể yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ cấp phó bản văn bằng bảo hộ sáng chế với điều kiện phải nộp lệ phí cấp phó bản. (Phó bản văn bằng bảo hộ này có giá trị tương đương với văn bằng bảo hộ)
Để yêu cầu cấp phó bản văn bằng bảo hộ, cần phải chuẩn bị các tài liệu sau đây:
– Tờ khai cấp phó bản văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp
– Giấy ủy quyền nộp hồ sơ, nếu đơn nộp thông qua đại diện;
– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
Lưu ý: Nếu yêu cầu cấp phó bản đã được thể hiện trong tờ khai đăng ký bảo hộ sáng chế thì không phải nộp bộ hồ sơ như nêu trên.
Xem thêm: Đối tượng bảo hộ sáng chế là gì? Ví dụ và các đối tượng bảo hộ sáng chế
Nơi nộp hồ sơ
Cơ quan duy nhất tại Việt nam tiếp nhận hồ sơ đăng ý sáng chế, xem xét hồ sơ và cấp văn bằng bảo hộ sáng chế là Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam có địa chỉ tại 386 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Ngoài trụ sở chính tại Hà Nội, Cục sở hữu trí tuệ còn có 02 văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Chủ sở hữu đăng ký sáng chế có thể lựa nộp đơn đăng ký sáng chế tại một trong các địa chỉ nêu trên bằng hình thức nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện.
Quy trình giải quyết
– Thẩm định hình thức: Là việc kiểm tra sự tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ. Thời gian thẩm định hình thức là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn. Sau đó, Cục SHTT sẽ 1 trong 02 thông báo sau:
+ Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ hình thức;
+ Thông báo từ chối chấp nhận đơn hình thức (trường hợp này Cục SHTT sẽ nêu rõ lý do từ chối và yêu cầu chủ đơn phải khắc phục trong 1 thời gian nhất định);
– Công bố đơn hợp lệ: trong tháng thứ 19 kể từ ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn, nếu đơn không có ngày ưu tiên hoặc trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, tuỳ theo ngày nào muộn hơn.
Nội dung công bố đơn đăng ký sáng chế là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, bản tóm tắt sáng chế kèm theo hình vẽ (nếu có);
– Thẩm định nội dung: Thẩm định nội dung đơn là dánh giá khả năng được bảo hộ của giải pháp kỹ thuật nêu trong đơn theo cá điều kiện bảo hộ sáng chế (tính mới, trình độ sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp) và đánh giá lần lượt từng điểm nêu trong phạm vi (yêu cầu bảo hộ).
Không quá 18 tháng kể từ ngày công bốTờ khai yêu cầu thẩm định nội dung đăng ký sáng chế (nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày công bố đơn) hoặc ngày công bố (nếu yêu cầu đó được nộp trước ngày công bố đơn);
– Quyết định cấp văn bằng bảo hộ hoặc từ chối cấp văn bằng: Sau khi thẩm định nội dung xong, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ quyết định cấp hoặc từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký độc quyền sáng chế cho chủ đơn đăng ký. Trường hợp từ chối cấp, Cục cũng sẽ nêu rõ lý do từ chối để chủ đơn tham khảo và tiến hành khiếu nại (nếu có)
– Nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ: Sau khi có quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký, chủ đơn sẽ nộp phí cấp văn bằng tại Cục SHTT để nhận được giấy chứng nhận đăng ký độc quyền sáng chế
Tìm hiểu thêm: Ngạch dự bị nghĩa vụ quân sự là gì