Phân cấp, phân quyền chính là cách thức quản lý nhà nước của các quốc gia. Hiến pháp nước ta cũng quy định rất rõ quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, tư pháp, hành pháp. Vậy Phân quyền là gì? Trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn phân quyền là gì?
Nội dung chính
Phân quyền là gì?
Phân quyền là chế độ quản lí hành chính phân cho một tập thể hay một đơn vị hành chính – lãnh thổ tự quản lí, có tư cách pháp nhân, có những quyền hạn và những nguồn lực nhất định, dưới sự kiểm tra của Nhà nước.
Xem thêm: Phân quyền là gì
Phân quyền được chia như thế nào?
Phân quyền được chia thành phân quyền ngang và phân quyền dọc.
Thứ nhất: Phân quyền ngang
Phân quyền ngang chính là sự phân quyền giữa các cơ quan nhà nước theo chiều ngang. Một mô hình vô cùng phổ biến là tam quyền phân lập bao gồm lập pháp, hành pháp, và tư pháp được chia cho 3 cơ quan độc lập nắm giữ.
Mức độ phân quyền giữa các quốc gia là sẽ khác nhau. Ở Hoa Kỳ, Tổng thống nắm giữ quyền hành pháp và độc lập với cơ quan lập pháp là lưỡng viện Quốc hội. Ở những nước như Đức, tổng thống/nguyên thủ quốc gia hầu như là chức vụ mang tính nghi thức, Quốc hội là cơ quan quyền lực tối cao, Chính phủ và Thủ tướng là cơ quan được ủy quyền hành pháp được Quốc hội bầu cử ra.
Ở Pháp, Tổng thống lại là người nắm nhiều quyền hơn, Tổng thống chi phối mạnh mẽ Thủ tướng và Chính phủ và có quyền chọn Thủ tướng, nhưng Quốc hội có quyền bãi miễn Thủ tướng.
Tìm hiểu thêm: Thế nào là quyền định đoạt? Quyền định đoạt tài sản có bị hạn chế không?
Hoạt động của các cơ quan quyền lực công có sự chuyên môn hóa, mỗi cơ quan chỉ hoạt động nhằm thực hiện chức năng riêng của mình, không làm ảnh hưởng tới hoạt động của các cơ quan khác.Quyền lực giữa các cơ quan này cân bằng và luôn có sự giám sát lẫn nhau để không có một cơ quan nào có khả năng lạm quyền.
Thứ hai: Phân quyền dọc
Khái niệm phân lập quyền lực được hiểu không chỉ theo chiều ngang như trên mà còn được hiểu theo chiều dọc, tức là Phân quyền là gì? là việc phân quyền giữa chính quyền trung ương và địa phương.
Phân cấp quản lý nhà nước là sự phân định thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cấp chính quyền trên cơ sở bảo đảm sự phù hợp giữa chức năng, nhiệm vụ với năng lực và điều kiện thực tế của từng cấp nhằm tăng cường chất lượng, hiệu lực và hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước. Ở đây tồn tại tính thứ bậc hành chính giữa các đơn vị hành chính – lãnh thổ.
Phân quyền theo chiều dọc (theo lãnh thổ) là việc cấp trung ương chuyển giao một phần quyền hạn, nhiệm vụ, phương tiện vật chất… cho các cấp chính quyền địa phương thực hiện.
Chính quyền địa phương là pháp nhân công quyền, được tự quyết định các vấn đề của địa phương trên cơ sở pháp luật. Chính quyền trung ương thực hiện kiểm tra hoạt động của chính quyền địa phương thông qua hệ thống pháp luật và tài phán hành chính.
Trong phân quyền không tồn tại tính thứ bậc hành chính giữa các đơn vị hành chính – lãnh thổ như trong phân cấp. Các địa phương có quyền hạn riêng do Hiến pháp và pháp luật quy định.
Như vậy, phân cấp quản lý là việc chính quyền cấp trên giao nhiệm vụ cho chính quyền cấp dưới thông qua việc thực hiện quyền lập quy và lãnh đạo chính quyền cấp dưới, cấp dưới phục tùng cấp trên.
Tham khảo thêm: Tù chung thân là gì? Phải ngồi tù trong bao nhiêu lâu?
Còn phân quyền là các cấp chính quyền thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo ủy quyền của người dân thông qua quy định của Hiến pháp và luật, do vậy quan hệ giữa các cấp chính quyền là bình đẳng.
Như vậy phân quyền chính là sự phân chia quyền lực nhà nước cho các cơ quan, đơn vị hành chính để quản lý nhà nước. Việc phân chia như vậy là để đảm bảo sự quản lý nhà nước được thống nhất và hiệu quả. Tất cả các quốc gia trên thế giới đều thực hiện mô hình phân quyền như vậy nhưng cách hoạt động có thể khác nhau.
Ưu điểm và nhược điểm của phân quyền
– Mặt tích cực của học thuyết tam quyền phân lập thể hiện ở chỗ nó ngăn được sự chuyên quyền rất dễ phát sinh ở xã hội mà sự thống trị thuộc về thiểu số ít người trong xã hội.
Về mặt lịch sử, học thuyết này đã giúp giai cấp tư sản đấu tranh có hiệu quả để chống chế độ quân chủ chuyên chế trong điều kiện tương quan lực lượng chưa ngả hẳn về phía giai cấp tư sản.
– Về hạn chế, do phân quyền nên dễ dẫn tới sự tranh chấp, kìm hãm lẫn nhau giữa các cơ quan nhà nước nhằm giành quyền lợi nhiều hơn trong thực thi quyền lực nhà nước.
Đồng thời nó cũng tạo nên sự giảm đồng bộ, thống nhất và gắn kết giữa các cơ quan quyền lực nhà nước. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay, thuyết phân chia quyền lực thực tế không phát huy được tác dụng trước đây của nó. Xu hướng tập trung hoá quyền lực đã hạn chế mặt tích cực của học thuyết.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi nhằm giải đáp thắc mắc về Phân quyền là gì? để bạn đọc tham khảo. Nếu Quý khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ với chúng tôi.
Tham khảo thêm: Nhận tiền kiều hối là gì