Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta thường xuyên được nghe nhắc đến hộ khẩu thường trú.
Hộ khẩu thường trú là một loại giấy tờ có vai trò rất quan trọng đối với mỗi công dân, trong đó có ghi nhận nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của công dân và được sử dụng trong nhiều thủ tục hành chính trên thực tế. Để giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này trong nội dung bài viết sau của Luật Hoàng Phi sẽ giải thích chi tiết hơn về hộ khẩu thường trú là gì?
Xem thêm: Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú
Nội dung chính
Hộ khẩu thường trú là gì?
Hộ khẩu thường trú là sổ do cơ quan công an cấp nhằm ghi nhận thông tin đăng ký thường trú, trong đó có ghi đầy đủ thông tin cơ bản của mỗi cá nhân trong hộ gia đình như thông tin về họ và tên, ngày tháng năm sinh, nghề nghiệp, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
Trong quyển sổ hộ khẩu của một gia đình thì sẽ có người chủ hộ đứng đầu và có trách nhiệm quản lý. Sau khi con được sinh ra thì sẽ được nhập vào hộ khẩu thường trú theo cha mẹ.
Chỉ được cấp sổ hộ khẩu khi hộ gia đình đó đã đăng ký nơi thường trú với cơ quan có thẩm quyền ở địa phương và được cơ quan đó tiến hành các thủ tục để cấp sổ hộ khẩu. Nơi thường trú của công dân chính là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã thực hiện đăng ký thường trú.
Hộ khẩu thường trú được coi như một công cụ quản lý quan trọng của nhà nước đối với mỗi cá nhân trong việc sinh sống và di chuyển của công dân Việt Nam.
Điều kiện để đăng ký thường trú
Theo quy định của Luật cư trú thì công dân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì sẽ được đăng ký thường trú ở tỉnh đó.
Tuy nhiên đối với trường hợp đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương sẽ phải đáp ứng các điều kiện như sau:
Đọc thêm: Thủ tục chuyển hộ khẩu khi mua nhà mới
– Công dân có chỗ ở hợp pháp, nếu đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ 01 năm trở lên; đăng ký vào quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ 02 năm trở lên.
– Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc các trường hợp: vợ về ở với chồng, chồng về ở với vợ, cha, mẹ về ở với con; người hết tuổi lao động, nghỉ hưu về ở với anh, chị, em ruột; người khuyết tật, mất khả năng lao động về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột; người thành niên độc thân về ở với ông bà nội ngoại; ông bà nội, ngoiaj về ở với cháu ruột.
– Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, có chỗ ở hợp pháp.
– Trước đây đã có đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình.
Nội dung trên đã giải thích cụ thể về hộ khẩu thường trú là gì và các điều kiện để đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật.
Địa chỉ thường trú ghi theo CMND hay sổ hộ khẩu?
Hộ khẩu thường trú là cơ sở để cơ quan đăng ký cấp chứng minh nhân nhân hoặc thẻ căn cước cho công dân. Do đó, địa chỉ trên hộ khẩu thường trú luôn được lựa chọn khi ghi các giấy tờ có liên quan đến địa chỉ thường trú.
Do đó, khi ghi địa chỉ thường trú, công dân sẽ ghi theo địa chỉ trên hộ khẩu thường trú.
Hộ khẩu thương trú và chỗ ở hiện nay khác nhau như thế nào?
Đọc thêm: Đăng Ký Bản Quyền Tác Giả Theo Thủ Tục Năm 2022
Nhưng chúng tôi đã nêu rõ thế nào là hộ khẩu thường trú như ở trên, chỗ ở hiện nay là chỗ ở hiện tại của công dân tại thời điểm khai báo/đăng ký (trên những giấy tờ có yêu cầu thông tin chỗ ở hiện tại)
Chỗ ở hiện tại có thể thay đổi liên tục theo nhu cầu của người dân, hộ khẩu thường trú chỉ được thay đổi trong 1 số trường hợp cụ thể như: Chuyển nhà (chuyển đến nơi ở mới và nơi ở đó được sở hữu hợp pháp của người chuyển đến)
Thủ tục đăng ký hộ khẩu thường trú
Khi đăng ký hộ khẩu thường trú cần chuẩn bị các giấy tờ như sau:
– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; tờ khai này sẽ xin trực tiếp ở cơ quan công an nơi thực hiện thủ tục đăng ký thường trú;
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc sở hữu chỗ ở hợp pháp (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).
Trường hợp công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý thì cần có:
– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình, trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú;
Mong rằng bài viết trên đã cung cấp cho độc giả những thông tin pháp luật về hộ khẩu thường trú là gì, hồ sơ để đăng ký hộ khẩu thường trú. Nếu có vấn đề băn khoăn cần hỗ trợ hãy liên hệ cho chúng tôi qua Tổng đài tư vấn 19006557.
Tham khảo thêm: Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục tách thửa