logo-dich-vu-luattq

Nhượng quyền kinh doanh là gì

Hiện nay Việt Nam xuất hiện nhiều mô hình, loại hình kinh doanh mới, trong đó mô hình kinh doanh phát triển nhất gần đây là nhượng quyền kinh doanh. Vậy Nhượng quyền kinh doanh là gì? Nên kinh doanh nhượng quyền gì? Các thương hiệu Việt Nam nhượng quyền? Chúng tôi sẽ phân tích những nội dung trên trong bài viết sau đây.

Nhượng quyền kinh doanh là gì?

Nhượng quyền kinh doanh là việc một cá nhân, tổ chức kinh doanh một sản phẩm, mô hình kinh doanh, cách thức kinh doanh và cho phép một cá nhân, tổ chức khác kinh doanh sản phẩm, mô hình kinh doanh, cách thức thức kinh doanh dựa trên hình thức và phương pháp đã có của mình.

Xem thêm: Nhượng quyền kinh doanh là gì

Như vậy ta có thể hiểu các bên trong giao dịch bao gồm bên nhượng quyền và bên mua quyền. Bên mua quyền mua các các sản phẩm, mô hình, cách thức kinh doanh của bên nhượng quyền. Bên nhượng quyền kinh doanh sẽ được trả một số tiền nhất định hoặc tính trên phần trăm doanh thu từ việc kinh doanh các sản phẩm.

Mô hình nhượng quyền kinh doanh?

Hiện nay có nhiều mô hình nhượng quyền kinh doanh như:

+ Nhượng quyền kinh doanh toàn bộ:

Đây là hình thức nhượng quyền kinh doanh với mức độ chặt chẽ cao. Đặc điểm của mô hình nhượng quyền kinh doanh này là thời hạn hợp đồng nhượng quyền kinh doanh khá dài, có thể kéo dài hơn 30 năm. Đối tượng của mô hình nhượng quyền kinh doanh này là nhượng quyền quy trình, chiến lược được chuẩn hóa, chính sách quản lý, điều hành, kiểm soát, hồ trợ tiếp thị được chuẩn hóa.

Phí nhượng quyền được trả ngay khi hai bên kí kết hợp đồng nhượng quyền kinh doanh, đồng thời bên mua quyền phải trả một khoản phí hoạt động theo định kỳ.

+ Nhượng quyền kinh doanh một phần:

Đây là mô hình nhượng quyền kinh doanh không được chặt chẽ như mô hình nhượng quyền kinh doanh toàn bộ. Đối tượng của mô hình nhượng quyền kinh doanh này được chia thành nhiều loại nhỏ lẻ như nhượng quyền phân phối sản phẩm, nhượng quyền công thức sản xuất và tiếp thị, cấp phép sử dụng thương hiệu, nhương quyền theo hình thức dùng chung tên thương hiệu.

Mô hình nhượng quyền này chỉ tập trung vào các khâu như: phân phối sản phẩm, hàng hóa ra thị trường, kinh doanh và hỗ trợ các hoạt động tổ chức, vận hành và tiếp thị, nhượng quyền sử dụng thương hiệu cho sản xuất các mặt hàng không chung ngạch, cấp phép hình ảnh cho các sản phẩm đồ chơi, đồ gia dụng….

Từ những phân tích trên bạn đọc có thể có cái nhìn tổng quát và hiểu được những nội dung cơ bản về Nhượng quyền kinh doanh là gì? và các mô hình nhượng quyền kinh doanh.

Nên kinh doanh nhượng quyền gì?

Tìm hiểu thêm: Công an nhân dân là gì

Ở Việt Nam hiện nay có nhiều lĩnh vực nhượng quyền kinh doanh khá hấp dẫn như lĩnh vực đồ ăn uống, cà phê, bán lẻ, giáo dục, sức khỏe và làm đẹp, thể dục thể thao, ẩm thực…….

+ Nhượng quyền kinh doanh trong lĩnh vực đồ ăn uống:

Đây là lĩnh vực nhượng quyền kinh doanh khá hấp dẫn các nhà đầu tư vì mức tăng trưởng ổn định, có tiềm năng phát triển, mở rộng thị trường, chiếm thị phần tương đồi cao. Đặc biệt trong thời gian gần đây nở rộ việc nhượng quyền kinh doanh các thương hiệu trà sữa và thu hút được lượng lớn người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ như học sinh, sinh viên…

+ Nhượng quyền kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ:

Bán lẻ vốn là thị trường truyền thống và tồn tại khá lâu ở Việt Nam. Nhượng quyền kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ đang thu hút được sự chú ý của giới đầu tư vì đây là thị trường tiềm năng với sức mua cao của người tiêu dùng và tính thiết yếu của lĩnh vực này trong nhu cầu tiêu dùng, sinh hoạt của người dân, đặc biệt là xăng dầu.

+ Nhượng quyền kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo:

Xu thế hội nhập ngày càng đòi hỏi cao về yêu cầu ngoại ngữ do đó nhu cầu học tập ngoại ngữ trở nên quan trọng và cấp thiết, thể hiện nhu cầu thực tiễn của xã hội. Hiện nay nhiều trung tâm ngoại ngữ ra đời tạo được uy tín và duy trì được chất lượng đào tạo do đó nhượng quyền kinh doanh trong lĩnh vực này tạo được lợi nhuận cao và có thị trường lớn để phát triển.

Ưu điểm và nhược điểm của nhượng quyền kinh doanh

Ưu điểm của nhượng quyền kinh doanh

– Kinh doanh một thương hiệu có uy tín với số vốn đầu tư nhỏ hơn nhiều so với việc xây dựng được 1 thương hiệu tương đương

– Giảm thiểu các rủi ro do không phải đầu tư xây dựng một thương hiệu mới.

– Sản phẩm, dịch vụ và hệ thống họat động được chuẩn hóa.

– Hệ thống tài chính và số sách kế toán được thực hiện theo một chuẩn mực.

– Được đào tạo, huấn luyện về quản lý và kinh doanh.

– Hỗ trợ từ các chương trình tiếp thị và khuyến mãi của thương hiệu.

Tham khảo thêm: Chiếu là gì ? Khái niệm Chiếu được hiểu như thế nào theo luật ?

– Quảng cáo tại nơi bán hàng.

– Các hoạt động hỗ trợ trọn gói, thống nhất

– Có phương pháp kiểm soát chất lượng sản phẩm đồng bộ.

Nhược điểm của nhượng quyền kinh doanh

– Không phải là thương hiệu riêng của mình.

– Chia sẽ rủi ro kinh doanh của bên nhượng quyền.

– Sự bùng nỗ của các đối thủ cạnh tranh trong cùng hệ thống.

– Hoạt động kinh doanh theo khuôn khổ được qui định trước.

– Không phát huy được khả năng sáng tạo trong kinh doanh.

– Giúp thương hiệu của bên nhượng quyền ngày càng lớn mạnh…

Các thương hiệu Việt Nam nhượng quyền?

Ở Việt Nam hiện có nhiều thương hiệu nhượng quyền kinh doanh ở đa lĩnh vực như: Pizza Hut, cà phê Trung Nguyên, thương hiệu trà sữa Tocotoco, Công ty thời trang Blue Exchange…

Trên đây là bài viết nhượng quyền kinh doanh là gì? Hi vọng bài viết này sẽ giúp quý vị có cách nhìn đúng về nhượng quyền trong kinh doanh.

Tìm hiểu thêm: Công an nghĩa vụ là gì

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !