Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi thì vẫn tồn tại nhiều khó khăn đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam trong thời điểm có sự thay đổi nội dung điều chỉnh của pháp luật. Hãy cùng Siglaw tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn khi nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam.
Xem thêm: Những thuận lợi và khó khăn của việt nam về việc thu hút
Thuận lợi đối với nhà đầu tư khi đầu tư vào Việt Nam 2021
Sự hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam hiện nay đến từ các yếu tố bên trong của nội tại của nền kinh tế và các tác động của yếu tố bên ngoài.
-
Đối với các yếu tố bên trong, các điểm lợi thế, thuận lợi sẵn có của môi trường đầu tư Việt Nam, gồm: Chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững, nguồn nhân lực dồi dào, thị trường rộng lớn, chi phí cạnh tranh, chính sách ưu đãi hấp dẫn, nền kinh tế đang hội nhập ngày càng sâu rộng và vị trí địa lý thuận lợi. Bên cạnh đó là sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương trong việc cải thiện môi trường đầu tư, cải cách chính sách, thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà nhà đầu tư nước ngoài hoạt động thành công tại Việt Nam. Sự thành công trong việc kiểm soát dịch COVID-19 của Việt Nam thời gian qua cũng tạo sự tin tưởng cho nhà đầu tư nước ngoài, tăng thêm uy tín cho Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn và an toàn.
-
Đọc thêm: Tại sao phải thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Đối với các yếu tố bên ngoài, phải kể đến là xung đột thương mại giữa nền kinh tế lớn khiến các tập đoàn, doanh nghiệp quốc tế có nhu cầu dịch chuyển địa điểm sản xuất để tránh mức thuế suất cao. Một số quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc… đã ban hành chính sách ưu đãi và gói hỗ trợ để kêu gọi các công ty dịch chuyển dây chuyền sản xuất về nước hoặc đầu tư sang nước thứ 3 nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Trong đó, Việt Nam có nhiều cơ hội để đón làn sóng chuyển dịch này do có nhiều lợi thế về môi trường đầu tư cũng như sự thành công trong việc kiểm soát dịch thời gian vừa qua.
-
Bên cạnh đó, Việt Nam ký rất nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) với các đối tác, các đối tác đó đều là những thị trường chủ yếu trên thế giới như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc – New Zealand, Liên minh Châu Âu, Vương Quốc Anh, Liên minh Kinh tế Á Âu… Đến nay, Việt Nam đã chính thức tham gia, ký kết thực hiện 14 FTA có hiệu lực và 01 FTA đã chính thức ký kết, sắp có hiệu lực, hiện đang đàm phán 02 FTA, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư được tự do hoạt động kinh doanh trong phạm vi rộng. Đây là điểm nổi trội khác biệt nhất của Việt Nam so với các nước khác để có thể cạnh tranh trong thu hút đầu tư.
Khó khăn đối với nhà đầu tư khi đầu tư vào Việt Nam 2021
-
Thứ nhất, chưa có văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể việc áp dụng luật Đầu tư năm 2020, gây chậm trễ cho vấn đề cấp phép một số dự án quy mô lớn của nhà đầu tư và khó khăn trong hoạt động đầu tư.
-
Thứ hai, việc hạn chế nhập cảnh người nước ngoài vào Việt Nam dẫn đến nhiều doanh nghiệp thiếu hụt chuyên gia, người lao động trình độ cao khiến các doanh nghiệp này phải tạm ngừng sản xuất, cắt giảm lao động. Việc tuyển dụng lao động mới gặp khó khăn do tâm lý lo ngại dịch bệnh. Một số doanh nghiệp FDI đã giảm doanh thu, lợi nhuận dẫn đến thua lỗ, tạm ngừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng.
-
Đọc thêm: đặc điểm của đầu tư gián tiếp nước ngoài
Thứ ba, theo báo cáo PCI 2020 cũng chỉ ra một số vấn đề mà các DN còn quan ngại. Đó là hệ thống thủ tục, quy định, cơ sở hạ tầng và chất lượng dịch vụ công nếu so các quốc gia khác trong khu vực như: Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Indonesia và Malaysia…, chỉ có khoảng 42% doanh nghiệp FDI nhận định chất lượng cung cấp dịch vụ công ở Việt Nam tốt hơn các nước kể trên trong khu vực. Các khâu, các bước trong thủ tục hành chính về thuế và bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn nhiều bất cập so với các nước trong khu vực.
Việt Nam làm gì để hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài tầm cỡ?
Để thu hút được các nhà đầu tư tầm cỡ đến Việt Nam đầu tư, nước ta phải có các giải pháp đột phá, các cách làm mới. Hiện nay, Việt Nam đang chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để thu hút đầu tư như quỹ đất sạch, nguồn cung cấp điện, nguồn nhân lực chất lượng cao, công nghiệp hỗ trợ, cải thiện thủ tục hành chính… Xây dựng các gói ưu đãi đặc biệt áp dụng cho các dự án quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, giá trị gia tăng cao, có tính lan tỏa, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi giá trị hoặc đạt tỷ lệ nội địa hóa cao. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã dự thảo các gói ưu đãi đặc biệt này và đang xin ý kiến các bộ, ngành trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Bên cạnh đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tiếp xúc trực tiếp các nhà đầu tư lớn, tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư theo hình thức trực tuyến, online để cập nhật thông tin về các chính sách mới, trả lời những mối băn khoăn của nhà đầu tư. Chủ động phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan ngoại giao, các hiệp hội doanh nghiệp, các công ty tư vấn, công ty luật, ngân hàng, quỹ đầu tư để tiếp cận lên danh sách các doanh nghiệp đang có quan tâm đến đầu tư tại Việt Nam để chủ động tiếp cận, trao đổi, mời vào đầu tư tại Việt Nam. Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyên gia, lao động kỹ thuật vào Việt Nam làm việc. Hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã hỗ trợ cho hơn 10.000 chuyên gia, lao động kỹ thuật nước ngoài vào Việt Nam làm việc để duy trì sản xuất kinh doanh…
Bước sang năm 2021, dịch bệnh Covid-19 đang tiếp tục lây lan với tốc độ nhanh trên diện rộng tại nhiều nước trên thế giới, đặc biệt đã xuất hiện chủng vi rút mới có khả năng lây lan mạnh hơn vi rút SARS-CoV-2 tại khoảng 40 quốc gia, khiến nhiều nước phải áp dụng các biện pháp mạnh, tái phong tỏa để phòng, chống dịch. Trong bối cảnh này, Việt Nam tiếp tục được đánh giá là điểm đến an toàn của nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Cùng với đó, ngay từ đầu năm 2021, Luật đầu tư sửa đổi (2020) chính thức có hiệu lực với những ưu đãi đặc biệt sẽ tạo cơ chế, chính sách đủ sức hấp dẫn, kịp thời thu hút dòng vốn FDI đang dịch chuyển nhanh chóng trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên cơ quan có thẩm quyền cần phải nhanh chóng hoàn thiện các văn bản hướng dẫn luật mới để các chủ thể có liên quan hiểu và dễ dàng thực hiện hoạt động kinh doanh theo quy định pháp luật.
Tham khảo thêm: đầu tư gián tiếp nước ngoài vào việt nam