logo-dich-vu-luattq

Nhân thân là gì ? Khái niệm nhân thân được hiểu như thế nào ?

1. Khái niệm nhân thân

Nhân thân được hiểu chủ yếu là các yếu tố nói đến con người với tính cách là thành viên của xã hội, là người tham gia vào quan hệ xã hội, là thực thể xã hội. Khái niệm này chỉ bao gồm những đặc điểm về tâm lý, xã hội và có thể có một số đặc điểm về sinh học có ý nghĩa về mặt xã hội như giới tính, tuổi, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, trình độ giáo dục, hệ thống giá trị, thái độ, cách cư xử…..

Như vậy, ta có thể thấy việc xác nhận các yếu tố liên quan đến nhân thân là các yếu tố rất quan trọng. Có thể nói các yếu tố nhân thân có ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi của con người, ảnh hưởng đến nhận thức của chủ thể. Việc các yếu tố đánh giá nhân thân nêu trên như giới tính, tuổi, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, trình độ giáo dục, hệ thống giá trị, thái độ, cách cư xử…..có ảnh hưởng đến hành vi. Chính vì vậy, nói ngược lại khi đánh giá hành vi của một chủ thể ta cũng cần xem xét đến các yếu tố nhân thân gây ra ảnh hưởng.

Xem thêm: Nhân thân là gì

Quan hệ nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh của nhiều ngành luật khác nhau. Khi nói tới quan hệ nhân thân, chúng ta có thể hiểu các quan hệ này xuất phát từ các giá trị tinh thần của chủ thể, giá trị tinh thần này có thể gắn liền với lợi ích về kinh tế hoặc có thể không gắn liền với lợi ích về kinh tế. Quan hệ nhân thân là một trong hai đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự.

– Quan hệ nhân thân phát sinh vì lợi ích tinh thần, luôn gắn liền với chủ thể nó không mang tính hàng hóa – tiền tệ và không thể tính được bằng trị giá. Nếu như ở quan hệ tài sản, có thể có sự dịch chuyển tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác thì trong quan hệ nhân thân, việc dịch chuyển các giá trị tinh thần là không thể thực hiện được.

2. Đặc điểm quan hệ nhân thân

Quan hệ nhân thân do Luật dân sự điều chỉnh có những đặc điểm nổi bật đó là:

– Thứ nhất, quan hệ nhân thân do Luật dân sự điều chỉnh luôn luôn liên quan đến một lợi ích tinh thần. Lợi ích tinh thần có thể là những giá trị tinh thần được pháp luật ghi nhận và mọi người tôn trọng như danh dự, nhân phẩm, uy tín… Nhưng lợi ích tinh thần đó cũng có thể là kết quả của hoạt động lao động sáng tạo của con người (các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, cây trồng). Lợi ích tinh thần là yếu tố chi phối quan hệ nhân thân do Luật dân sự điều chỉnh – để phân biệt với quan hệ tài sản, luôn liên quan đến tài sản.

– Thứ hai, quan hệ nhân thân không xác định được bằng tiền – Giá trị nhân thân và tiền tệ không phải là những đại lượng tương đương và không thể trao đổi ngang giá. Trong quá trình tham gia vào các quan hệ xã hội, lợi ích tinh thần của cá nhân có thể do pháp luật quy định cho cá nhân, có thể do cá nhân có được liên quan đến hoạt động sáng tạo tinh thần, tuy nhiên các lợi ích tinh thần đó không thể định giá thành tiền hay nói cách khác về mặt pháp lí quan hệ nhân thân mang tính chất phi tài sản.

– Thứ ba, các lợi ích tinh thần luôn gắn liền với chủ thể. Pháp luật dân sự thừa nhận quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân mà không thể chuyển dịch cho chủ thể khác. Các quyền dân sự nói chung, quyền nhân thân nói riêng là do Nhà nước quy định cho các chủ thể dựa trên những điều kiện kinh tế – xã hội nhất định. Do vậy, về mặt nguyên tắc, cá nhân không thể dịch chuyển quyền nhân thân cho chủ thể khác, nói cách khác quyền nhân thân không thể là đối tượng trong các giao dịch dân sự giữa các cá nhân. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt pháp luật quy định thì quyền nhân thân có thể chuyển giao cho chủ thể khác.

– Thứ tư, các lợi ích tinh thần không thể bị hạn chế hoặc tước bỏ, trừ trường hợp pháp luật quy định. Mỗi chủ thể có những giá trị nhân thân khác nhau nhưng được bảo vệ như nhau khi các giá trị đó bị xâm phạm.

3. Nhân thân người phạm tội

Nhân thân của người phạm tội trong luật hình sự được hiểu là tổng hợp những đặc điểm riêng biệt của người phạm tội có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự của họ. Những đặc điểm riêng của người phạm tội ở đây bao gồm các đặc điểm riêng về mặt xã hội hoặc có ý nghĩa về mặt xã hội của người phạm tội.

Tìm hiểu thêm: Nội trợ có phải là một nghề?

Nhân thân người phạm tội là những vấn đề xung quanh như đã nêu trên đối với người phạm tội. Như chúng ta đã biết các yếu tố liên quan đến nhân thân là các yếu tố rất quan trọng. Có thể nói các yếu tố nhân thân có ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi của con người, ảnh hưởng đến nhận thức của chủ thể. Việc các yếu tố đánh giá nhân thân nêu trên như giới tính, tuổi, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, trình độ giáo dục, hệ thống giá trị, thái độ, cách cư xử…..có ảnh hưởng đến hành vi. Chính vì lý do này, nên khi xem xét mức độ phạm tội, mức độ vi phạm hay cả mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội của tội phạm. Ta cần xem xét kỹ càng và chi tiết các tình tiết liên quan đến nhân thân để đánh giá một cách khách quan nhất về hành vi phạm tội của tội phạm.

4. Đặc điểm của nhân thân tội phạm

Những đặc điểm của nhân thân tội phạm có thể là tuổi, nghề nghiệp, thái độ làm việc, thái độ trong quan hệ với những người khác, trình độ văn hóa, lối sống, hoàn cảnh gia đình và đời sống kinh tế, thái độ chính trị, ý thức pháp luật, tôn giáo, tiền án, tiền sự…

Thứ nhất, yếu tố về độ tuổi ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và hành vi thực hiện của người phạm tội.

Thứ hai, yếu tố về môi trường học tập và làm việc của người phạm tội

Thứ ba, yếu tối về trình độ văn hóa và lối sống của người phạm tội

Trong luật hình sự, có những đặc điểm về nhân thân có thể được quy định là dấu hiệu định tội, dấu hiệu định khung hình phạt hoặc là tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi quyết định hình phạt.

Nhân thân của người phạm tội tuy không phải là yếu tố cấu thành tội phạm nhưng những đặc điểm về nhân thân của người phạm tội có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định trách nhiệm hình sự của người phạm tội. Các cơ quan điều tra, truy tố và xét xử muốn giải quyết được đúng đắn bất cứ vụ án hình sự nào đều đỏi hỏi phải nghiên cứu đầy đủ vấn đề nhân thân người phạm tội. Việc nghiên cứu này có ý nghĩa rất lớn. Cụ thể:

– Ở một số tội phạm, việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội có ý nghĩa đối với việc định tội cũng như đối với việc định khung hình phạt. Đó là những tội phạm mà cấu thành tội phạm cơ bản hoặc cấu thành tội phạm tăng nặng hay giảm nhẹ của những tội này có dấu hiệu phản ánh đặc điểm nào đó thuộc về nhân thân của người phạm tội.

Ví dụ: Cấu thành tội phạm tăng nặng của tội cưỡng đoạt tài sản theo điểm c, Khoản 2 Điều 135 Bộ luật hình sự đòi hỏi chủ thể có đặc điểm là tái phạm nguy hiểm.

– Việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội còn có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định hình phạt. Qua nghiên cứu nhân thân người phạm tội, không chỉ đánh giá được khả năng giáo dục cải tạo của người phạm tội mà còn giúp đánh giá được tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội để có hình phạt phù hợp. Hành vi và con người luôn luôn có quan hệ với nhau cho nên tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội cũng phụ thuộc phần nào vào tính chất của con người.

Đọc thêm: Công ty liên doanh là gì ? Bravolaw

Chính mối quan hệ giữa nhân thân người phạm tội với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi người phạm tội cho nên Điều 45 Bộ luật hình sự 2015 đã coi nhân thân người phạm tội là một trong những căn cứ quyết định hình phạt. Ngòai ra, Điều 46 và Điều 48 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 cũng coi những tình tiết thuộc về nhân thân của người phạm tội là những tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng trách nhiệm hình sự.

5. Phân loại quan hệ nhân thân

Luật Dân sự trong việc điều chỉnh các quan hệ nhân thân khằng định đây là những quyền tuyệt đối gắn liền với cá nhân.Quan hệ nhân thân trong Luật dân sự được chia làm 2 nhóm: Quyền nhân thân gắn với tài sản và quyền nhân thân không gắn với tài sản.

Nhóm các quan hệ nhân thân gắn với tài sản là nhóm các quan hệ xuất phát từ các giá trị tinh thần ban đầu, các chủ thế sẽ được hưởng các lợi ích vật chất từ việc chuyển quyền đối với kết quả của hoạt động sáng tạo. Đây là những quan hệ nhân thân do cá nhân tạo ra từ việc tạo ra một giá trị tinh thần bằng nhân thân và gắn với tài sản và nó có thể chuyển giao cho người khác.

Nhóm các quan hệ nhân thân không gắn với tài sản là nhóm các quan hệ được Nhà nước quy định trong Bộ luật dân sự 2005 cho các cá nhân. Các quan hệ nhân thân không gắn với tài sản đó là các quan hệ nhân thân xuất phát từ giá trị tinh thần và các giá trị tinh thần này không có nội dung kinh tế và hoàn toàn không thể chuyển giao được.

6. Phân biệt quyền nhân thân và quan hệ nhân thân

Quyền nhân thân là tiền đề hình thành nên quan hệ nhân thân

+ Quyền nhân thân: Là một quyền dân sự do luật định và được pháp luật bảo vệ; Trong Bộ luật dân sự thì quyền nhân thân được quy định từ Điều 24 đến Điều 51.

+ Quan hệ nhân thân là quan hệ giữa người với người về một giá trị nhân thân của cá nhân, tổ chức. Quan hệ nhân thân phát sinh trên cơ sở quy phạm pháp luật – là các quy định về quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật dân sự, cùng với các sự kiện pháp lý và năng lực chủ thể. Có các quy định về quyền nhân thân mới có thể phát sinh quan hệ nhân thân.

– Cơ sở phát sinh

+ Quyền nhân thân là quyền được pháp luật ban hành hoặc thừa nhận cho các chủ thể. Do vậy quyền nhân thân có mối quan hệ hữu cơ đối với cá nhân từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi cá nhân chết. Mỗi cá nhân đều bình đẳng về quyền nhân thân.

+ Không giống như quyền nhân thân để xác lập nên quan hệ nhân thân bên cạnh việc phải căn cứ xem đó có phải là các quyền nhân thân đã được quy định trong luật hay không thì nó còn đòi hỏi khi tham gia quan hệ phải có năng lực hành vi chủ thể cũng như là sự kiện pháp lý. Tức là trong quan hệ nhân thân thì bên cạnh chỉ có quyền nhân thân được đề cập tới mà các quy phạm pháp luật dân sự khác nói chung (ví dụ như độ tuổi, năng lực hành vi dân sự …) cũng được xem xét xem liệu có phát sinh quan hệ nhân thân hay không.

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)

Tìm hiểu thêm: Chứng từ là gì? Các loại chứng từ? Chứng từ kế toán

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !