Khi Nhà nước thu hồi đất, ngoài việc được bồi thường người bị thu hồi đất còn được Nhà nước xem xét hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất. Để biết điều kiện và mức hỗ trợ hãy xem quy định về các khoản hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất dưới đây.
Nội dung chính
– Căn cứ pháp lý
- Luật đất đai năm 2013;
- Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính Phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
- Nghị định 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính Phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai.
– Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là gì?
Theo Khoản 14 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển. Khi Nhà nước thu hồi đất, người sử dụng đất ngoài việc được bồi thường (nếu đủ điều kiện được bồi thường) thì còn được Nhà nước xem xét hỗ trợ.
Xem thêm: Nhân khẩu nông nghiệp là gì
Theo quy định Luật Đất đai, các khoản hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất gồm: (1) Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất; (2) Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân mà phải di chuyển chỗ ở; (3) Hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở; (4) Hỗ trợ khác.
Khi thu hồi đất, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo hình thức tổ chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất thu hồi.
– Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất khi Nhà nước thu hồi đất
Đối tượng được hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất khi Nhà nước thu hồi đất:
Theo khoản 1 Điều 19 Nghị định 47/2014/NĐ-CP (được bổ sung bởi Khoản 5 Điều 4 Nghị định 01/2017/NĐ-CP) hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất gồm 07 đối tượng:
(i) Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất nông nghiệp khi thực hiện các nghị định gồm: Nghị định số 64/CP ngày 27 tháng 9 năm 1993 của Chính phủ ban hành Bản quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp; Nghị định số 85/1999/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Bản quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp và bổ sung việc giao đất làm muối cho hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài; Nghị định số 02/CP ngày 15 tháng 01 năm 1994 của Chính phủ ban hành Bản quy định về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 1999 của Chính phủ về việc giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai và khoản 1 Điều 54 của Luật đất đai;
Như vậy, đối tượng được hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất chỉ là những hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp…theo 05 Nghị định định trên.
Tìm hiểu thêm: Lực lượng cơ yếu là gì? Cách tính tuổi nghề cơ yếu?
(ii) Nhân khẩu nông nghiệp trong hộ gia đình tại đối tượng 1 nhưng phát sinh sau thời điểm giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình đó;
Nhân khẩu nông nghiệp là người trực tiếp sản xuất và có thu nhập ổn định từ nông nghiệp (Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ xác nhận nhân khẩu nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất để làm căn cứ hỗ trợ).
(iii) Hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng đủ điều kiện được giao đất nông nghiệp theo quy định tại điểm a khoản này đang sử dụng đất nông nghiệp do nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho, khai hoang theo quy định của pháp luật, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi xác nhận là đang trực tiếp sản xuất trên đất nông nghiệp đó;
(iv) Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do nhận giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản (không bao gồm đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ) của các nông, lâm trường quốc doanh là cán bộ, công nhân viên của nông, lâm trường quốc doanh đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp đang trực tiếp sản xuất nông, lâm nghiệp;
(v) Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do nhận giao khoán đất của các nông, lâm trường quốc doanh hoặc công ty nông, lâm nghiệp được chuyển đổi từ các nông, lâm trường quốc doanh đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp và có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp trên đất đó;
(vi) Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do nhận giao khoán đất của tập đoàn sản xuất nông nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp và có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp trên đất đó;
(vii) Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà bị ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất thì được hỗ trợ ổn định sản xuất.
Điều kiện để được hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất khi Nhà nước thu hồi đất:
Theo khoản 2 Điều 19 Nghị định 47/2014/NĐ-CP (được bổ sung bởi Khoản 5 Điều 4 Nghị định 01/2017/NĐ-CP)
- Đã được cấp Sổ đỏ hoặc đủ điều kiện được cấp Sổ. Trừ trường hợp: Đối với đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 01/7/2004 mà người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng không có Sổ đỏ hoặc không đủ điều kiện cấp Sổ (khoản 2 Điều 77 Luật Đất đai 2013).
- Khi nhận giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản (không bao gồm đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ) thuộc đối tượng 4, 5, 7 thì phải có hợp đồng giao khoán sử dụng đất.
– Mức hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất khi Nhà nước thu hồi đất
Tìm hiểu thêm: Bốc họ là gì? Bốc họ có vi phạm pháp luật?
Mức hỗ trợ ổn định đời sống
Đối tượng 1, 2, 3, 4 được hỗ trợ như sau: Khi thu hồi từ 30% đến 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ: Hỗ trợ 06 tháng (nếu không phải di chuyển chỗ ở); Hỗ trợ 12 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; Hỗ trợ tối đa là 24 tháng (khi di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn).
Đối với trường hợp thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ: Hỗ trợ 12 tháng (nếu không phải di chuyển chỗ ở); Hỗ trợ 24 tháng (nếu phải di chuyển chỗ ở), Hỗ trợ tối đa 26 tháng năm (khi phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn).
Lưu ý: Mức hỗ trợ bằng tiền tương đương 30 kg gạo trong 01 tháng theo thời giá trung bình tại thời điểm hỗ trợ của địa phương.
Mức hỗ trợ ổn định sản xuất:
Hộ gia đình, cá nhân được bồi thường bằng đất nông nghiệp thì được hỗ trợ ổn định sản xuất, bao gồm: Hỗ trợ giống cây trồng, Giống vật nuôi cho sản xuất nông nghiệp; Các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y; Kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi; Kỹ thuật nghiệp vụ đối với sản xuất, kinh doanh dịch vụ công thương nghiệp.
Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà bị ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất thì được hỗ trợ ổn định sản xuất bằng tiền với mức cao nhất bằng 30% một năm thu nhập sau thuế, theo mức thu nhập bình quân của 03 năm liền kề trước đó..
Lưu ý: Mỗi tỉnh sẽ mức hỗ trợ, thời gian hỗ trợ, định kỳ chi trả tiền hỗ trợ cho phù hợp với thực tế tại địa phương theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Xem thêm:
Đọc thêm: NHÂN HIỆU LÀ GÌ?
- Sổ đỏ cấp cho hộ gia đình, cần lưu ý gì?
- Dịch vụ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Công ty Luật TNHH Everest
– Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
- Bài viết trong lĩnh vực pháp luật đất đai được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@dichvuluattoanquoc.com.