Nội dung chính
1. Thế nào là nguyên đơn?
1.1. Khái niệm nguyên đơn
Nguyên đơn được hiểu là đương sự trong một vụ án cụ thể. Theo khoản 2 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, nguyên đơn trong vụ án dân sự được hiểu là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm.
Ngoài ra, cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là nguyên đơn.
Xem thêm: Nguyên đơn là gì
Như vậy, nguyên đơn có thể là người khởi kiện hoặc người được người khác khởi kiện thay. Trong tố tụng dân sự, hoạt động tố tụng của nguyên đơn có thể dẫn đến việc làm phát sinh, thay đổi hay đình chỉ tố tụng.
1.2. Đặc điểm của nguyên đơn
Nguyên đơn thường có các đặc điểm cơ bản sau đây:
– Thứ nhất, về năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự. Nguyên đơn là người từ đủ 18 tuổi trở loeen có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, trừ người mất năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định khác.
+ Trường hợp nguyên đơn là người chưa đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi, việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự và việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Toà án sẽ do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện
+ Trường hợp nguyên đơn là người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động theo hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sự bằng tài sản riêng của mình được tự tham gia tố tụng về những việc có liên quan đến quan hệ lao động hoặc quan hệ dân sự đó. Lúc này, Toà án có quyền triệu tập người đại diện hợp pháp của họ tham gia tố tụng. Còn đối với những việc khác, việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự tại Toà án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện
>> Xem thêm: Đương sự là gì ? Người tham gia tố tụng dân sự là gì ?
+ Trường hợp nguyên đơn là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của họ, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ được xác định theo quyết định của Toà án.
Như vậy, tuỳ theo năng lực pháp luật tố tụng dấn sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự mà nguyên đơn sẽ là người có quyền khởi kiện hoặc được người khác khởi kiện thay
Đọc thêm: Thiệt hại nghiêm trọng là gì
Trường hợp Viện kiểm sát khởi tố, tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung thì người có quyền, lợi ích hợp pháp được bảo vệ có thể tham gia tố tụng với tư cách nguyên đơn. Còn Viện kiểm sát, tổ chức xã hội không phải là nguyên đơn.
– Thứ hai, về đối tượng, nguyên đơn có thể là cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. Khi tham gia tố tụng, nguyên đơn được thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
1.3. Trong cùng một vụ án có thể gồm nhiều nguyên đơn không?
Trong cùng một vụ án, đôi khi sẽ có nhiều chủ thể cùng khởi kiện một cá nhân, cơ quan hay tổ chức cụ thể nhưng các yêu cầu khời kiện khác nhau nhưng có liên quan và có thể thực hiên giải quyết trong cùng một vụ án thì Tòa án xác định đây là vụ án có nhiều nguyên đơn. Khi đó, Toà án có thể nhập các yêu cầu của họ để giải quyết trong cùng một vụ án. Trường hợp này Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án sẽ ban hành Quyết định nhập vụ án và việc giải quyết trong cùng một vụ án bảo đảm đúng pháp luật. Các nguyên đơn này độc lập về quyền lợi với nhau, nhưng đưa vào giải quyết trong cùng vụ án vì có cùng bị đơn. Khi đó, những người khởi kiện này được Toà án xác định là vụ án có nhiều nguyên đơn
Bên cạnh đó, cần phải phân biệt nhiều nguyên đơn và đồng nguyên đơn. Trong một vụ án, có nhiều chủ thể cùng khởi kiện một cá nhân, cơ quan hay tổ chức nào đó và những yêu cầu khởi kiện của họ là giống nhau. Trong trường hợp này, các chủ thể khởi kiện đó được Toà xác định là đồng nguyên đơn.
Ví dụ: Vợ chồng cùng khởi kiện yêu cầu đòi trả đất, Các con trong cùng một gia đình khởi kiện về việc chia thừa kế,…
2. Pháp nhân có thể tham gia với tư cách là nguyên đơn không ?
Pháp nhân là một tổ chức được thành lập hợp pháp, có cơ quan điều hành, có tài sản độc lập với các chủ thể khác, tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, nhân danh mình để tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. Khi có tranh chấp, pháp nhân tham gia tố tụng với tư cách nguyên đơn hoặc bị đơn dân sự hoặc yêu cầu cơ quan trọng tài giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực thương mại.
>> Xem thêm: Nguyên đơn là gì ? Đặc điểm của nguyên đơn ? Pháp nhân có thể là nguyên đơn không ?
Tuy nhiên, người đại diện theo pháp luật hoặc theo uỷ quyền của pháp nhân sẽ tham gia tố tụng với tư cách người đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho pháp nhân.
Đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Pháp nhân là tổ chức được thành lập hợp pháp, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, được nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. Bản chất pháp nhân vốn là thực thể pháp lý nhân tạo, tự bản thân nó không có cơ thể sinh học để có thể tự mình hành động. Mọi hoạt động của pháp nhân phải được thực hiện thông qua hành vi của người đại diện từ khi thành lập cho đến khi chấm dứt hoạt động. Người đại diện của pháp nhân có thể là đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền. Đối với người đại diện theo pháp luật, Điều 137 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm:
Một là, người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ: đối với các pháp nhân thương mại thì người đại diện theo pháp luật của pháp nhân là người được xác định theo Điều lệ của chính pháp nhân đó. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại sẽ đại diện cho pháp nhân thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của pháp nhân, đại diện cho pháp nhân với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Ví dụ, công ty chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp Điều lệ chưa có quy định thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp công ty có hơn một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty. (Khoản 2 Điều 137 Luật Doanh nghiệp năm 2020)
Tìm hiểu thêm: Nhân viên nghiệp vụ là gì
Hai là, người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật: đối với pháp nhân phi thương mại, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân được xác định trong các văn bản quy phạm pháp luật.
Ba là, người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án. Mọi hoạt động tố tụng của pháp nhân sẽ được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Trong trường hợp pháp nhân không có người đại diện theo pháp luật hoặc có nhiều người cùng là đại diện theo pháp luật thì Tòa án chỉ định một người đại diện cho pháp nhân tham gia tố tụng. Toà án sẽ lựa chọn người đại diện phù hợp nhất, có khả năng đại diện vào bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp tốt nhất cho pháp nhân hoặc cá nhân đang tham gia tố tụng tại Toà.
3. Trong doanh nghiệp ai đại diện tham gia với tư cách là nguyên đơn ?
Theo tinh thần của khoản 1 Điều 134 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì mục đích của đại diện là nhằm “xác lập, thực hiện giao dịch dần sự”. Tuy nhiên, trên thực tế, đây không phải là ý nghĩa duy nhất của đại diện. Nghiên cứu các quy định pháp luật có liên quan, có thể thấy, người đại diện có thể thực hiện rất nhiều các hoạt động khác vì lợi ích của người được đại diện. Điển hình, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ngoài việc:
“đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp” thì còn “đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật” – khoản 1 Điều 12 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Có thể nhận xét cách quy định như khoản 1 Điều 134 Bộ luật Dân sự năm 2015 hiện nay đang có phần giới hạn quá hẹp mục đích của đại diện. Với tính chất này của mình, đại diện được áp dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhờ có chế định về đại diện mà các chủ thể có thể thực hiện được các quyền và nghĩa vụ dân sự của mình một cách linh hoạt và có hiệu quả nhất.
Đối với cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, về nguyên tắc, họ có thể tự mình tham gia, xác lập mọi giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, nếu họ trực tiếp tham gia, xác lập các giao dịch dân sự họ sẽ gặp phải những khó khăn nhất định do những hạn chế về thời gian, kinh nghiệm, vốn hiểu biết, sức khỏe… Do đó, việc ký kết hợp đồng ủy quyền với những chủ thể là người đại diện có chuyên môn cung ứng dịch vụ là một phương thức hữu hiệu giúp họ giải quyết những khó khăn trên. Điều này cũng góp phần thúc đẩy sự chuyên môn hóa trong lao động, một trong những nhân tố thúc đẩy kinh tế phát triển.
>> Xem thêm: Quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự ?
Mọi vướng mắc pháp lý về luật dân sự, quy định về nguyên đơn, hàng thừa kế … Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật dân sự, thừa kế trực tuyến.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty luật Minh Khuê
Tham khảo thêm: Web đen là gì và những trang web &39ngầm&39 khác hoạt động ra sao?