Ở Việt Nam hiện nay đang tiến hành Công nghiệp hóa hiện đại hóa với một xuất phát điểm thấp ở trên thế giới. Với nguồn lực kinh tế, xã hội thì yếu kém, nhỏ lẻ. Đây là một trong những cản trở rất lớn đối với quá trình phát triển. Do đó, với định hướng khuyến kích đầu tư vốn nước ngoài vào Việt Nam để huy động và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một bước tiến vô cùng quan trọng. Vậy vốn FDI là gì? Quy định của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam như thế nào?
Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568
Xem thêm: Nguồn vốn fdi là gì
1. Vốn FDI là gì?
Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở nước khác (nước thu hút đầu tư) đi cùng với quyền quản lý số tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác.
Doanh nghiệp FDI được hiểu là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (Foreign Direct Investment). Tuy nhiên, trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam, việc định danh loại hình doanh nghiệp này chưa thực sự rõ ràng.
Theo quy định Luật Đầu tư 2005 (đã hết hiệu lực) phân loại: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam; doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại.
Theo Luật Đầu tư 2020 (hiện hành) không đề cập trực tiếp loại hình doanh nghiệp này mà chỉ định nghĩa một cách khái quát tại Khoản 22 Điều 3, Luật đầu tư 2020 như sau: ” Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.” Theo đó, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.
Như vậy, theo quy định này thì đối chiếu với khái niệm doanh nghiệp FDI theo định nghĩa Tiếng Anh, pháp luật Việt Nam hiện hành ghi nhận hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế nước ta ở một phạm vi rộng hơn (tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Vốn FDI trong tiếng Anh được viết tắt là của: Foreign Direct Investment.
FDI là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hoặc tổ chức nước này vào nước khác bằng cách thiết lập nhà xưởng sản xuất, cơ sở kinh doanh. Mục đích nhằm đạt được các lợi ích lâu dài và nắm quyền quản lý cơ sở kinh doanh này.
Mặc dù xuất hiện muộn hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác đến cả vài chục năm nhưng FDI đã nhanh chóng thiết lập vị trí của mình trong quan hệ quốc tế. Dần trở thành một xu thế tất yếu của lịch sử, một nhu cầu không thể thiếu của mọi quốc gia trên thế giới.
Xem thêm: Mẫu hợp đồng góp vốn đầu tư kinh doanh cá nhân và công ty mới nhất năm 2022
Về bản chất, FDI là sự gặp nhau về nhu cầu của hai bên, một bên là nhà đầu tư và bên còn lại là quốc gia tiếp nhận đầu tư. Trong đó, cụ thể:
– Có sự thiết lập quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư tới nơi được đầu tư.
– Đối với các nguồn vốn đã được đầu tư, thiết lập quyền sở hữu và quyền quản lý.
– Kèm theo quyền chuyển giao công nghệ, kỹ thuật của nhà nước đầu tư với nước bản địa.
– Có liên quan đến sự mở rộng thị trường của các doanh nghiệp, tổ chức đa quốc gia.
Đọc thêm: Thiết bị y tế là gì
– Luôn luôn gắn liền với sự phát triển của thị trường tài chính quốc tế và thương mại quốc tế.
2. Các đặc điểm của FDI:
FDI là hình thức mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế rất lớn. Vì vậy, mục đích hàng đầu của FDI chính là mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư. Thu nhập mà chủ đầu tư thu được mang tính chất là thu nhập kinh doanh chứ không phải lợi tức. Loại hình thu nhập này phụ thuộc hoàn toàn vào kết quả kinh doanh. Muốn thu hút đầu tư, thúc đẩy kinh tế phát triển; các nước được đầu tư cần phải có hành lang pháp lý rõ ràng.
Tỷ lệ đóng góp của các bên trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định là cơ sở quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Đồng thời, lợi nhuận và rủi ro của các nhà đầu tư cũng tương ứng với tỷ lệ này.
Xem thêm: So sánh đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và đầu tư gián tiếp nước ngoài FPI
Chủ đầu tư có quyền tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Bên cạnh đó, họ còn được tự do lựa chọn lĩnh vực đầu tư, hình thức đầu tư… Vì thế có thể đưa ra những quyết định phù hợp nhất mang lại lợi nhuận cao.
Để được tham gia kiểm soát hoặc kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư; nhà đầu tư phải góp đủ số vốn tối thiểu, tùy theo quy định của mỗi quốc gia. FDI được thực hiện thông qua việc xây dựng mới hay mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đang hoạt động, bằng việc mua cổ phiếu để thông tin xác nhận.
Có hai dạng doanh nghiệp FDI chủ yếu
– Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
– Doanh nghiệp liên doanh giữa nước ngoài và các đối tác trong nước.
Hiện nay, với bối cảnh hội nhập kinh tế. Loại hình doanh nghiệp này ngày càng phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Thông qua hình thức đầu tư trực tiếp từ nước ngoài; chúng ta tích lũy được nhiều công nghệ hiện đại. Nổi bật ở các lĩnh vực điện tử, hóa chất, khai thác dầu khí, viễn thông.
Một số ngành sử dụng nhiều lao động, nguyên liệu trong nước như dệt may, đóng giày,… cũng đạt được những công nghệ thuộc loại trung bình tiên tiến ở khu vực.
Xem thêm: So sánh đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp nước ngoài
Đây là môi trường thuận lợi, tạo cơ hội phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước.
Có thể nói, nguồn vốn FDI cùng các phương thức kinh doanh mới đã tạo nên thị trường cạnh tranh sôi nổi trong nước. Đây vừa là thách thức, vừa là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phải đổi mới chất lượng sản phẩm và áp dụng phương pháp kinh doanh hiện đại.
3. Quy định về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam:
Đầu tư nước ngoài mang đầy đủ những đặc trưng của đầu tư nói chung nhưng có một số đặc trưng khác với đầu tư trong nước đó là:
Đọc thêm: Công trình thủy lợi là gì
– Chủ đầu tư có quốc tịch nước ngoài.
– Các yếu tố đầu tư được di chuyển ra khỏi biên giới.
– Vốn đầu tư có thể là tiền tệ, vật tư hàng hóa , tư liệu sản xuất, tài nguyên thiên nhiên nhưng được tính bằng ngoại tệ.
Cụ thể:
Về vốn góp: Các chủ đầu tư nước ngoài đóng một lượng vốn tối thiểu theo quy định của nước nhận đầu tư để họ có quyền trực tiếp tham gia điều phối, quản lý quá trình sản xuất kinh doanh. Ở Việt Nam luật đầu tư nước ngoài đưa ra điều kiện: phần vốn góp của bên nước ngoài không dưới 30% vốn pháp định, trừ những trường hợp do chính phủ quy định.
Xem thêm: Thực hiện đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Về quyền điều hành quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào mức vốn góp. Nếu nhà đầu tư thành lập công ty 100% vốn nước ngoài thì quyền điều hành hoàn toàn thuộc về nhà đầu tư nước ngoài, có thể trực tiếp hoặc thuê người quản lý.
Về phân chia lợi nhuận: dựa trên kết quả sản xuất kinh doanh, lãi lỗ đều được phân chia theo tỷ lệ vốn góp trong vốn pháp định.
Những đặc điểm về doanh nghiệp FDI
- Lợi ích lâu dài của doanh nghiệp FDI: bất kể doanh nghiệp FDI nào cũng đều có mục tiêu dài hạn, họ mong muốn kinh doanh lâu dài trên nền kinh tế khác chính vì vậy họ cần phải có mối quan hệ lâu dài giữa các nhà đầu tư trực tiếp và DN nhận đầu tư phải có sự ảnh hưởng đáng kể trong việc quản lý doanh nghiệp.
- Quyền quản lý doanh nghiệp FDI: là quyền có thể tham gia vào các quyết định quan trọng trong DN, các quyền này có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn tại và phát triển của DN đó như quyền tham gia chiến lược phát triển, chia lợi nhuận, tỷ lệ góp vốn…
Đặc điểm chung về doanh nghiệp FDI, nhà đầu tư nước ngoài
- Đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư, công ty FDI đầu tư;
- Nhà đầu tư phải góp đủ số vốn tối thiểu để có thể tham gia kiểm soát hoặc kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư;
- Các nước muốn thu hút đầu tư FDI phải có hành lang pháp lý rõ ràng để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tránh trường hợp FDI chỉ phục vụ mục đích của nhà đầu tư;
- Tùy vào luật pháp của từng quốc gia mà tỷ lệ vốn góp giữa các bên có sự thay đổi sao cho phù hợp, lợi nhuận và rủi ro của các nhà đầu tư cũng tương ứng với tỷ lệ này;
- Thu nhập của NĐT phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp đầu tư, kết quả kinh doanh của DN và chủ đầu tư cá nhân hay tổ chức;
- Chủ đầu tư là người quyết định quá trình sản xuất, kinh doanh của DN chính vì vậy phải chịu trách nhiệm về tình hình lãi, lỗ của doanh nghiệp đó. Bất kể nhà đầu tư nào khi đầu tư đều có quyền quyết định thị trường, hình thức quản lý, công nghệ đo đó có thể đưa ra quyết định phù hợp nhất để mang lại lợi nhuận cao nhất;
- Công ty FDI thường là công ty kèm theo công nghệ của NĐT cho các nước tiếp nhận đầu tư chính vì vậy các nước chủ nhà có thể tiếp cận được công nghệ tiên tiến thông qua đó học hỏi được kinh nghiệm, kỹ thuật.
Đặc điểm về doanh nghiệp FDI ở Việt Nam
Như các đặc điểm chung về doanh nghiệp FDI nói chung, thì doanh nghiệp, công ty FDI Việt Nam cũng sẽ tương tự như các đặc điểm của công ty FDI nói chúng. Tuy nhiên, đối với các Công ty FDI Việt Nam có một số đặc điểm khác như:
- Số vốn đầu tư các công ty FDI vào việt nam thường không lớn so với các nước nhận đầu tư khác;
- Vốn đầu tư FDI vào Việt Nam hiện này chiếm phần lớn là Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật bản,…. (phần còn lại chiếm tỷ trọng khá nhỏ);
- Loại hình doanh nghiệp của công ty FDI đầu tư vào Việt Nam chủ yếu là Công ty TNHH Một thành viên và Công ty TNHH Hai thành viên trở lên;
- Quy mô Công ty FDI chủ yếu là vừa và nhỏ. Các Công ty FDI này tập chung vào các ngành nghề như linh kiện điện tử, may mặc, gia công may mặc, logistic, ….Thông thường là những ngành nghề cần nhiều nhân công, diện tích xây dựng,…
Hiện nay, ở Việt Nam có phép thành lập các loại hình doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài bao gồm:
- Doanh nghiệp TNHH MTV;
- Doanh nghiệp TNHH hai thành viên trở lên;
- Doanh nghiệp cổ phần;
- Doanh nghiệp hợp danh.
Với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau thì điều kiện, thủ tục, trình tự đăng ký thành lập doanh nghiệp FDI sẽ khác nhau.
Xem thêm: Điều kiện, trình tự quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình
Kết luận: Hiện nay, với bối cảnh hội nhập kinh tế, loại hình doanh nghiệp này ngày càng phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Thông qua hình thức đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, chúng ta tích lũy được nhiều công nghệ hiện đại. Nổi bật ở các lĩnh vực điện tử, hóa chất, khai thác dầu khí, viễn thông. Có thể nói, nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài cùng các phương thức kinh doanh mới đã tạo nên thị trường cạnh tranh sôi nổi trong nước. Vừa là thách thức, vừa là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phải đổi mới chất lượng sản phẩm và áp dụng phương pháp kinh doanh hiện đại.
Tìm hiểu thêm: Phát hành trái phiếu là gì