Nội dung chính
1. Giám hộ là gì ?
Giám hộ là một chế định “lâu đời” của pháp luật dân sự Việt Nam. Ngay từ Bộ luật Dân sự năm 1995 – Bộ luật đầu tiên sau khi nước Việt Nam thống nhất đất nước – đã ghi nhận chế định giám hộ. Tiếp sau đó, Bộ luật Dân sự năm 2005 và năm 2015 tiếp tục kế thừa và có bổ sung, điều chỉnh mới để phù họp thực tiễn cuộc sống.
Xem thêm: Người giám hộ là gì
Tại Điều 46 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định giám hộ như sau:
“Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Uỷ ban nhân dân cấp xã cử, được Toà án chỉ định hoặc- được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này (sau đây gọi chung là người giảm hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đậy gọi chung là người được giám hộ)”.
Vậy quan hệ giám hộ mang những nét đặc trưng sau:
Thứ nhất, quan hệ giám hộ là quan hệ giữa người giám hộ với người được giám hộ và bản chất đây là quan hệ đại diện. Người giám hộ sẽ nhân danh, thay mặt người được giám hộ để xác lập, thực hiện giao dịch mà người được giám hộ là chủ thể.
Thứ hai, quan hệ giám hộ được pháp luật quy định và các bên không thoả thuận để hình thành quan hệ này cho mình. Tức là, các trường hợp cần người giám hộ phải là các trường hợp mà luật quy định. Các chủ thể nếu không rơi vào các trường họp này sẽ không được cử người giám hộ hoặc chọn người giám hộ cho mình.
Thứ ba, quan hệ giám hộ muốn hướng đến việc chăm sóc, bảo vệ tốt nhất cho người được giám hộ – những người mà bằng khả năng của chính mình, họ khó có thể chăm sóc bản thân, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình một cách tốt nhất. Chính vì thế, xác lập quan hệ giám hộ với mục tiêu bảo vệ được quyền, lợi ích họp pháp và chăm sóc tốt nhất cho những nhóm cá nhân này.
2. Quy định chung về người giám hộ
Người giám hộ thực hiện việc chăm sóc, giúp đỡ và bảo vệ quyển, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người bị tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của người được giám hộ.
Giám hộ được thực hiện bởi cá nhân, tổ chức hoặc cơ quan nhà nước được pháp luật quy định hoặc được cử.
Người được giám hộ có thể là:
1) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc ở vào tình trạng không xác định được cha, mẹ hoặc cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc cha, mẹ bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc cha, mẹ là người bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và khi cha, mẹ có yêu cầu;
2) Người bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.
Người chưa thành niên dưới 15 tuổi, người bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, thì bắt buộc phải có người giám hộ. Một người có thể giám hộ cho nhiều người, nhưng một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp người giám hộ là cha, mẹ hoặc ông, bà thì cha mẹ hoặc ông bà đều là người giám hộ. Trường hợp cá nhân làm người giám hộ thì phải có đủ các điều kiện sau:
1) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
Tham khảo thêm: DHT là đất gì? Có nên mua đất phát triển hạ tầng?
2) Có điều kiện cần thiết bảo đảm thực hiện việc giám hộ.
3. Khái niệm giám hộ được hiểu như thế nào ?
Giám hộ là chê định mang tính tổng hợp của nhiều ngành luật. Người chưa thành niên không còn cha, mẹ; cha, mẹ mất năng lực hành vi hay bị hạn chế năng lực hành vi, bị hạn chế quyền của cha, mẹ; cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc. Ngoài ra, chế định giám hộ điều chỉnh các quan hệ với mục đích nhằm khắc phục tình ưạng không tương đồng giữa sự bình đẳng về năng lực pháp luật với không bình đẳng về năng lực hành vi dân sự của những người có năng lực hành vi một phần, những người không có năng lực hành vi, bị mất năng lực hành vi. Những quy định của chế định này xác định việc quản lí tài sản, thực hiện các quyền và nghĩa vụ về tài sản của người được giám hộ. Ngoài ra, chế định giám hộ còn có những quy định mang tính hành chính như các quan hệ về cử người giám hộ, giám sát việc giám hộ…
Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức hoặc cơ quan nhà nước được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ (Điều 48 Bộ luật dân sự năm 2015). Như vậy, giám hộ là chê định nhằm khắc phục tình trạng của người có năng lực pháp luật dân sự nhưng không thể bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện được quyền, nghĩa vụ của họ vì họ là những người chưa thành niên mà không có sự chăm sóc, giáo dục của cha mẹ, người có khó khăn trong nhận thức và điều khiển hành vi, người mất năng lực hành vi dân sự.
4. Quy định về người được giám hộ
Theo quy định tại Điều 47 Bộ luật dân sự năm 2015 thì người được giám hộ bao gồm:
a) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;
b) Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn ttong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị toà án tuyên bổ hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;
c) Người mất năng lực hành vi dân sự;
d) Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Như vậy người chưa thành niên chỉ là người được giám hộ khi không còn hoặc không thể xác định được cha mẹ như trường hợp những đứa ữẻ bị bỏ roi khi mới đẻ hoặc còn cha mẹ nhưng lại không có sự quan tâm, chăm sóc giáo dục của cha mẹ. BLDS năm 2015 bổ sung một đổi tượng cũng được giám hộ so với quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 là người cổ khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi.
5. Quy định về người giám hộ
Các quy định về giám hộ đối với người chưa thành niên chỉ được áp dụng khi không còn cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều bị mất năng lực hành vi, bị hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc không có điều kiện để chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó. Trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình ttạng cần được giám hộ, cá nhân, pháp nhân được lựa chọn là người giám hộ nếu người này đồng ý. Việc lựa chọn người giám hộ phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực (khoân 2 Điều 48 BLDS năm 2015).
Theo quy định của pháp luật, hai hình thức giám hộ là giám hộ đương nhiên và giám hộ được cử. Giám hộ đương nhiên là hình thức giám hộ do pháp luật quy định, người giám hộ đương nhiên chỉ có thể là cá nhân. Quan hệ giám hộ dạng này được xác định bằng các quy định về người giám hộ, người được giám hộ, quyền và nghĩa vụ của người giám hộ đổi với người được giám hộ và tài sản của họ. Giám hộ được cử là hình thức cử người giám hộ theo trình tự do pháp luật quy định, cá nhân, cơ quan, tổ chức đều có thể trở thành người giám hộ được cử. Một người có thể giám hộ cho nhiều người nhưng một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp người giám hộ là cha, mẹ hoặc ông, bà theo quy định tại khoản 2 Điều 47 BLDS năm 2015.
Người giám hộ có thể là cá nhân, pháp nhân được pháp luật quy định hoặc được cử làm người giám hộ. Pháp nhân có đú các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:
(i) có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ, ví dụ như các tổ chức từ thiện, quỹ xã hội…;
Tham khảo thêm: Mua chứng khoán như thế nào
(ii) có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ như điều kiện về tài chính, vật chất và nhân lực để chăm sóc, giáo dục các chủ thể yếu thế cần được giám hộ.
Cá nhân là người giám hộ phải có các điều kiện được quy định ở Điều 49 Bộ luật dân sự năm 2015. Các điều kiện đó là: người có năng lực hành vi đầy đủ; có tư cách đạo đức tốt; không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác; có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền và nghĩa vụ của người giám hộ. Tuy điều luật này không quy định rõ điều kiện cần thiết này là gì nhưng có thể hiểu đó là điều kiện kinh tế và ,điều kiện thực tế khác (sinh sống cùng nơi cư trú hoặc cho người được giám hộ cùng cư trú, sinh sống với mình hoặc có thể thường xuyên giám sát, quản lí được người được giám hộ).
6. Quyền và nghĩa vụ của người giám hộ
Giám hộ là chế định nhằm bảo vệ quyền lợi của người không có năng lực hành vi, chưa đầy đủ năng lực hành vi. Bởi vậy, quyền và nghĩa vụ của người giám hộ được quy định cũng nhằm bảo vệ tốt nhất quyền lợi của họ. Nghĩa vụ của người giám hộ được quy định tại các điều 55, 56, 57 BLDS năm 2015. Theo quy định tại những điều luật này, người giám hộ có các quyền và nghĩa vụ sau:
* Nghĩa vụ của người giám hộ: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp phập của người đựợc giám hộ. Việc bảo vệ này được tiến hành thay cho người được giám hộ trong việc quản lí tài sản, tự mình hoặc giám sát người được giám hộ ttong việc sử dụng và định đoạt tài sản vì lợi ích người được giám hộ sao cho hiệu quả nhất. Thực hiện các hành vi trên thực tế cũng như pháp lí nhằm bảo vệ các quyền nhân thân, quyền tài sản của người được giám hộ. Yêu càu người khác trả lại tài sản, thực hiện các nghĩa vụ cho người được giám hộ.
– Chăm sóc, giáo dục người được giám hộ là người dưới 15 tuổi; chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ là người mất năng lực hành vi dân sự.
– Quản lí tài sản của người được giám hộ: Người giám hộ có trách nhiệm quản lí tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; có trách nhiệm bảo quản, gìn giữ tài sản, không làm hư hòng, mất mát tài sản của người được giám hộ; không được cho, tặng tài sản của người được giám hộ, chỉ được sử dụng, định đoạt tài sản vì lợi ích của người được giám hộ; đối với những giao dịch có giá trị lớn thì phải được sự đồng ý của của người giám sát việc giám hộ.
Nhằm ngăn chặn sự lạm quyền của người giám hộ, pháp luật quy định những giao dịch dân sự của người giám hộ với người được giám hộ liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu. Bởi người giám hộ là người đại diện cho người được giám hộ cho nên những giao dịch này có sự “hỗn nhập” tư cách chủ thể ưong một quan hệ. Cùng một cá nhân nhưng đứng về hai phía trong cùng một giao dịch nên dễ dàng dẫn đến sự lạm quyền của người giám hộ. Tuy nhiên, các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ nếu thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ thì vẫn có hiệu lực.
– Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự: Đại diện cho người được giám hộ không chỉ là nghĩa vụ mà còn là quyền của người giám hộ. Trừ những giao dịch mà người từ đủ 6 tuổi đến 18 tuổi có thể tự mình thực hiện theo quy định tại Điều 20 BLDS, người giám hộ là đại diện cho người được giám hộ ttong các quan hệ pháp luật nội dung cũng như tố tụng.
Tư cách đại diện của người giám hộ được thực hiện dưới hai hình thức sau:
– Đối với người chưa thành niên, người giám hộ với tư cách là người đại diện kiểm soát việc thực hiện các giao dịch do người được giám hộ thực hiện dưới hình thức “đồng ý” – đồng ý việc thực hiện giao dịch cũng như nội dung của giao dịch đó. Thời điểm đồng ý không có ý nghĩa quyết định. Nếu người được giám hộ đã thực hiện giao dịch không có sự đồng ý của người được giám hộ thì với tư cách là người đại diện, họ có quyền yêu cầu toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu theo quy định tại các điều 125, 128 BLDS năm 2015. Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác vì hợp đồng tặng cho là loại họp đồng không có đền bù nên sẽ làm giảm sút khối tài sản thuộc sở hữu của người được giám hộ.
– Đối với người mất năng lực hành vi thì với tư cách là người đại diện, người giám hộ tự mình thực hiện các giao dịch vì lợi ích của người được giám hộ.
Người giám hộ cho người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi có nghĩa vụ chăm sọc, giáo dục; bảo đảm điều tri, chữa bệnh cho người được giám hộ. Việc chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho người được giám hộ được thực hiện theo khả năng, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của người giám hộ.
* Quyền của người giám hộ: Người giám hộ có các quyền được quy định tại Điều 57 Bộ luật dân sự, ngoài ra có thể có các quyền khác được quy định trong văn bản cử giám hộ (Điều 54 Bộ luật dân sự). Các quyền của người giám hộ được quy định nhằm thực hiện các mục đích của việc giám hộ là chăm sóc, chữa bệnh và bảo vệ quyền lợi của người được giám hộ. Vì vậy, người giám hộ có quyền sử dụng tài sản, định đoạt tài sản của người được giám hộ cho những hoạt động cần thiết thường ngày của người được giám hộ; được thanh toán các chi phí cần thiết cho việc quản lí tài sản; dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường thiệt hại do các hành vi của người được giám hộ gây ra. Ngoài ra, họ còn thực hiện các hành vi pháp lí thay mặt người được giám hộ trong việc tạo lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người được giám hộ.
* Người giám hộ có thể bị thay đổi nếu người giám hộ không còn đủ các điều kiện để làm người giám hộ; người giám hộ là cá nhân chết hoặc bị toà án tuyên bố mất tích, tổ chức làm giám hộ chấm dứt hoạt động; người giám hộ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ giám hộ; người giám hộ đề nghị được thay đổi và có người khác nhận làm giám hộ. Trong trường hợp thay đổi người giám hộ đương nhiên thì những người được pháp luật quy định là người giám hộ đương nhiên khác tuần tự thay thế; nếu không có người giám hộ đương nhiên thì việc cử người giám hộ được thực hiện theo quy định như giám hộ được cử.
Mọi vướng mắc pháp lý về luật dân sự liên quan đến giám hộ… Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật dân sự, thừa kế trực tuyến. Trân trọng cảm ơn!
Tìm hiểu thêm: Brand là gì? Phân biệt giữa Brand và Trademark