Hỏi: Khái niệm người chứng kiến được hiểu như thế nào trong thực tiễn. Ví dụ: trong quá trình thực thi công vụ, nhiệm vụ cơ quan tôi có 3 đồng chí đi làm nhiệm vụ, một đồng chí lập biên bản vi phạm hành chính còn 02 đồng chí là người chứng kiến có được không?
Trangtinphapluat.com, Trả lời:
Xem thêm: Người chứng kiến trong biên bản vi phạm hành chính
Nội dung chính
1. Biên bản vi phạm hành chính phải có người chứng kiến?
Không phải tất cả các trường hợp vi phạm hành chính khi lập biên bản vi phạm hành chính cũng phải có người chứng kiến mà chỉ khi cá nhân/tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc có mặt nhưng không chịu ký biên bản vi phạm hành chính, lúc đó mới cần có người chứng kiến ký vào biên bản.
(Hướng dẫn cách lập biên bản vi phạm hành chính chuẩn nhất)
Cụ thể, theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì:
Tham khảo thêm: Mẫu giấy giới thiệu người vào đảng
“2. Biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý; tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ; lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ; quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình.
Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến.
3. Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản; trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.
Trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính thì biên bản còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.
2. Ai có thể làm người chứng kiến?
Luật Xử lý vi phạm hành chính không nêu khái niệm như thế nào được gọi là người chứng kiến?, người biết toàn bộ hành vi vi phạm hành chính hay là người chứng kiến cho việc người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính là có thật?
Người chứng kiến trong hình sự
Tìm hiểu thêm: Biên bản bàn giao xe, biên bản giao – nhận xe ô tô xe máy mới nhất năm 2022
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 tại Điều 67 quy định về người chứng kiến như sau: Người chứng kiến là người được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu chứng kiến việc tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này.
Người làm chứng trong hình sự
Tại Điều 66 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 cũng quy định về Người làm chứng như sau: Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.
Như vậy, theo Bộ luật Tố tụng thì người chứng kiến là người được mời để chứng kiến việc tiến hành tố tụng và họ không bắt buộc phải biết về các tình tiết liên quan đến tội phạm.
(Các sai sót thường gặp trong xử phạt vi phạm hành chính cần biết để tránh)
Mặc dù Luật Xử lý vi phạm hành chính không nêu rõ thế nào là người chứng kiến nhưng từ các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự chúng ta có thể hiểu rằng người chứng kiến trong quá trình lập biên bản vi phạm hành chính hay trong quá trình kê biên, cưỡng chế…là người được mời để chứng kiến việc lập biên bản vi phạm hành chính. Và Luật Xử lý vi phạm hành chính cũng không quy định trường hợp nào không được làm người chứng kiến, tuy nhiên để đảm bảo tính khách quan thì nên mời người dân tại nơi xảy ra vi phạm làm người chứng kiến. Trường hợp mà không có người dân thì những người tham gia trong đoàn kiểm tra ký làm người chứng kiến.
rubi
Tham khảo thêm: Mẫu biên bản xác minh (Cập nhật 2021)