Nội dung chính
1. Khái niệm ngoại hối
Trong nền kinh tế hiện đại, mỗi quốc gia đều có nhu cầu sử dụng ngoại hổi để nhập khẩu hàng hoá hay can thiệp vào thị trường hàng hoá, thị trường tiền tệ, điều hoà cán cân thanh toán quốc tế… Do ảnh hưởng lớn của ngoại hối đối với đời sống kinh tế-xã hội nên chính phủ ở mỗi quốc gia đều tìm cách chọn lựa cho mình những chính sách thích hợp. trong việc quản lí ngoại hối và điều tiết hoạt động ngoại hối.
Xem thêm: Ngoại hối là gì
Cho đến nay, các công trình nghiên cứu chưa đưa ra định nghĩa chính thức về ngoại hối. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu về ngoại hối đều thống nhất quan điểm cho rằng ngoại hối là danh từ dùng để chỉ cạc phương tiện dùng trong thanh toán quốc tế như ngoại tệ, vàng tiêu chuẩn quốc tế và các giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ. /
Trong pháp luật thực định, nhà soạn luật chọn giải pháp định nghĩa về ngoại hối bằng cách liệt kê các tài sản được coi của ngoại hối đối với đời sống kinh tế-xã hội và thiết lập cơ chế quản lí, sử dụng chúng vào mục đích tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội chứ không chủ trương xây dựng định nghĩa hoàn chỉnh về ngoại hối và chỉ ra các đặc điểm của ngoại hối. Điều này dẫn tới hệ quả là không có sự giống nhau hoàn toàn trong hệ thống pháp luật của các nước về những tài sản nào là ngoại hối và mục đích quản lí nhà nước đối với mỗi loại ngoại hối. Mặt khác, việc định ra chế độ quản lí ngoại hối như thế nào còn phụ thuộc vào thái độ cùa Nhà nước đối với ngoại hối, chính sách tiền tệ và chính sách tỉ giá hối đoái của nước đó trong từng thời kì.
Ngoại hối là tài sản, quyền tài sản có thể định giá và chuyển đổi thành tiền nước ngoài được cộng đồng quốc tế chấp nhận làm phương tiện thanh toán quốc tế mà một nước sử dụng trong giao dịch quốc tế bao gồm: ngoại tệ và các phương thức thanh toán quốc tế không phải ngoại tệ dưới các hình thức như khoản tiền gửi tại các ngân hàng nước ngoài, các công cụ tín dụng, hối phiếu, lệnh phiếu, séc… các trái khoán, chứng khoán ghi bằng ngoại tệ…
2. Khái niệm hoạt động ngoại hối
Hoạt động ngoại hối là thuật ngữ có thể được hiểu và tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau.
Xét từ góc độ khoa học pháp lí, hoạt động ngoại hối được hiểu là tổng hợp các hành vi pháp lí do các chủ thể khác nhau thực hiện trong quá trình chiếm hữu, sử dụng và định đoạt các tài sản được coi. là ngoại hối. Các hành vi pháp lí này có thể có tính chất là hành vi dân sự hay hành vi thương mại, tuỳ thuộc vào việc người thực hiện chúng vì nhu cầu dân sự hay thương mại.
>> Xem thêm: Thị trường ngoại hối là gì ? Chức năng, đặc điểm, chủ thể của thị trường ngoại hối
Xét từ góc độ pháp luật thực định, hoạt động ngoại hối được quan niệm là “hoạt động của người cư trú, người không cư trú trong giao dịch vãng lai, giao dịch vốn, sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại loại ngoại hối được phép lưu thông trên lãnh thổ Việt Nam và các dịch vụ về ngoại hối”. Do ngoại hối và dịch vụ ngoại hối là những tài sản, hàng hoá, dịch vụ đặc biệt nên các hành vi pháp lí liên quan đến những hàng hoá, dịch vụ này thường được pháp luật quy định hết sức chặt chẽ. Vỉ dụ: công dân muốn chuyến ngoại tệ ra nước ngoài khi xuất cảnh, nếu số lượng ngoại tệ muốn chuyển ra nước ngoài nhiều hơn mức tối đa mà chính phủ cho phép tại thời điểm xuất cảnh thì công dân đó bắt buộc phải xin giấy phép của chính phủ (hoặc cơ quan đại diện cho chính phủ) về việc mang ngoại tệ ra nước ngoài. Việc pháp luật có những quy đỉnh chặt chẽ đối với hoạt động ngoại hối chính là nhằm đảm bảo sự phát triển bình thường, ổn định của nền kinh tế và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể có liên quan đến hoạt động ngoại hối.
Nội dung của hoạt động ngoại hối bao gồm các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn, các hành vi sử dụng ngoại hối hay cung ứng dịch vụ về ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam. Những hành vi pháp lí này luôn gắn với đối tượng là ngoại hối và các dịch vụ ngoại hối. Vì vậy, nếu muốn biết một hoạt động nào đó có phải là hoạt động ngoại hối hay không, ngoài việc xác định chủ thể thực hiện hoạt động đó là ai và đối tượng của hoạt động đó là gì thì cần xác định xem hoạt động đó được cấu thành bởi những hành vi pháp lí nào: là giao dịch vãng lai, giao dịch vốn, hành vi sử dụng ngoại hối hay hành vi cung ứng dịch vụ ngoại hối. Nói cách khác, nội dung của hoạt động ngoại hối là một trong những dấu hiệu quan trọng để nhận biết hoạt động nào đó có phải là hoạt động ngoại hối hay không.
Chẳng hạn, khi thị trường hối đoái ở một quốc gia phương Đông đóng cửa vào thời điểm cuối hgày giao dịch thì cũng là lúc thị trường hối đoái ở một quốc gia phương Tây bắt đầu mở cửa cho ngày giao dịch mới.
Đối tượng chủ yếu được mua bán trên thị trường ngoại hối là các khoản tiền gửi ghi bằng ngoại tệ tại các ngân hàng, ngoại tệ hiện hữu và các loại tài sản khác (kim loại quý, phương tiện thanh toán quốc tế..-.) có thể chuyển đổi thành ngoại tệ mạnh.
Thị trường ngoại hối ở một quốc gia bao giờ cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và quốc tế.
Những dấu hiệu trên đây của thị trường ngoại hối cho thấy rằng sự lưu thông của ngoại hổi trên thị trường tự thân nó đã chứa đựng những ảnh hưởng sâu sắc, lớn lao đối với nền kinh tế-xã hội của quốc gia như hoạt động xuất nhập khẩu, việc điều hành tỉ giá hối đoái và sức mua của đồng tiền nội địa. Vì thế, chính phủ mỗi quốc gia đều phải tiến hành kiểm soát hay can thiệp đối với quá trình lưu thông ngoại hối, với mục tiêu bình ổn giá cả, kiềm chế lạm phát và duy trì sự tăng trưởng kinh tế đất nước.
ở Việt Nam, Nhà nước thực hiện việc kiểm soát hoạt động ngoại hối trên thị trường thông qua các cơ quan chức năng là Chính phủ và Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Theo quy định hiện hành, Ngân hàng nhà nước Việt Nam tham gia vào hoạt động ngoại hối trên thị trường ngoại hối trong nước và quốc tế với hai tư cách:
– Là người tổ chức, quản lí, điều hành thị trường ngoại hối trong nước;
với vai trò là ngân hàng trung ương, Ngân hàng nhà nước Việt Nam còn có thẩm quyền thực hiện các nghiệp vụ ngoại hối bằng cách tham gia trực tiếp vào các giao dịch ngoại hối, thông qua đó nhằm thực hiện việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia theo nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội.
>> Xem thêm: Ngoại hối là gì ? Hoạt động ngoại hối là gì ? Quy định pháp luật về ngoại hối
Theo quy định tại Điều 31 Luật Ngân hàng nhà nước năm 2010, thẩm quyền quản lí nhà nước về ngoại hối của Ngân hàng nhà nước Việt Nam được dự liệu với những nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Quản lí ngoại hối và sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức và phát triển thị trường ngoại tệ.
3. Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngoại hối cho tổ chức tín dụng, các tổ chức khác có hoạt động ngoại hối.
4. Trình Thủ tướng Chính phù quyết định biện pháp hạn chế giao dịch ngoại hối để bảo đảm an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia.
Tìm hiểu thêm: Ngoại tình là gì?
5. Tổ chức, quản lí, tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
6. Nhiệm vụ, quyền hạn khác về quản lí ngoại hối và hoạt động ngoại hối theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, theo Điều 32 cùa Luật ngân hàng nhà nước năm 2010, Ngân hàng nhà nước còn được trao thẩm quyền quàn lí dự trữ ngoại hối nhà nước để trực tiếp thực thi chính sách tiền tệ quốc gia, điều hoà cán cân thanh toán quốc tế… Trong khi thực hiện thẩm quyền này, Ngân hàng nhà nước có nhiệm vụ phải báo cáo với Chính phủ và Uỷ ban thường vụ Quốc hội về tình
– Tổ chức, cá nhân phải là người cư trú, người không cư trú theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Có hoạt động ngoại hối tại Việt Nam.
>> Xem thêm: Ngoại tệ là gì?Quy định pháp luật về hoạt động mua bán, đổi ngoại tệ?
3. Nội dung quản lí nhà nước về ngoại hối
Như trên đã đề cập, Nhà nước thực hiện việc quản lí ngoại hối và hoạt động ngoại hối bằng phương thức chủ yếu là sử dụng pháp luật để quy định thẩm quyền của các cơ quan nhà nước trong quản lí ngoại hối; quy định những hành vi pháp lí cụ thể mà các chủ thể có hoạt động ngoại hối phải thực hiện (với tư cách là nghĩa vụ) hoặc có thể thực hiện (với tư cách là quyền); quy định các chế tài áp dụng đối với người vi phạm pháp luật về ngoại hối. Vì vậy, nghiên cứu nội dung quản lí nhà nước về ngoại hối có nghĩa là nghiên cứu các vấn đề cơ bản sau đây:
– Các chủ thể và phạm vi thẩm quyền của các chủ thể đó trong hoạt động quản lí nhà nước về ngoại hối;
– Chế độ thông tin, báo cáo liên quan đến hoạt động ngoại hối;
– Thanh tra, kiểm tra và kiểm soát đối với hoạt động ngoại hổi;
Các văn bản pháp luật:
Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13 tháng 12 năm 2005 của Ủy ban thường vụ Quốc hội
Pháp lệnh số 06/2013/UBTVQH13 ngày 18 tháng 3 năm 2013 của Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối
Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010.
>> Xem thêm: Hợp đồng có được ghi giá ngoại tệ hay không ?
4. Chế tài xử phạt trong lĩnh vực ngoại hối
– Nghị định 88/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng:
Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng: Tổ chức tín dụng; đơn vị phụ thuộc của tổ chức tín dụng; chi nhánh ngân hàng nước ngoài; văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng; doanh nghiệp; đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; đơn vị trực thuộc của hợp tác xã; liên hiệp hợp tác xã; các tổ chức khác được thành lập, hoạt động tại Việt Nam. Nghị định quy định các hình thức xử phạt, mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả. Trong đó, mức phạt tiền đối đa đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng đối với tổ chức vi phạm là 2.000.000.000 đồng và đối với cá nhân vi phạm là 1.000.000.000 đồng.
Mục 7 Chương II của Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định xử phạt các hành vi vi phạm quy định về hoạt động ngoại hối và kinh doanh vàng
– Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 có quy định:
Điều 206. Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng158
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây gây thiệt hại cho người khác về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Cấp tín dụng cho trường hợp không được cấp tín dụng, trừ trường hợp cấp dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng;
b) Cấp tín dụng không có bảo đảm hoặc cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;
Đọc thêm: Đặt cọc là gì? Trường hợp bị mất cọc, trả lại cọc
c) Vi phạm quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn cho hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng;
d) Cố ý nâng khống giá trị tài sản bảo đảm khi thẩm định giá để cấp tín dụng đối với trường hợp phải có tài sản bảo đảm;
đ) Vi phạm quy định của pháp luật về tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng;
e) Cấp tín dụng vượt giới hạn so với vốn tự có đối với một khách hàng và người có liên quan, trừ trường hợp có chấp thuận của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
g) Vi phạm quy định của pháp luật về góp vốn, giới hạn góp vốn, mua cổ phần, điều kiện cấp tín dụng;
h) Phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp; làm giả chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán; sử dụng chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán giả;
i) Kinh doanh vàng trái phép hoặc kinh doanh ngoại hối trái phép;
k) Tiến hành hoạt động ngân hàng khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật Các tổ chức tín dụng.
2. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
3. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.
4. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 3.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
5. Mua bán đô la có vi phạm pháp luật?
Thưa Luật sư, vì muốn sưu tầm tiền đô la Mỹ nên tôi có mua những tờ tiền đô la của một người, gồm tờ tiền 1 đô la, 2 đô la, 100 đô la và 500 đô la. Tổng số tiền khoảng hơn 1000 đô la. Như vậy có vi phạm và bị phạt bao nhiêu tiền?
>> Xem thêm: Trường hợp nào được cho vay bằng ngoại tệ? Vay ngoại tệ của nước ngoài? Văn bản đề nghị chấp thuận cho vay ngoại tệ cần có nội dung gì?
Trả lời
Điều 23, Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định xử phạt các hành vi vi phạm quy định về hoạt động ngoại hối và kinh doanh vàng có quy định:
Điều 23. Vi phạm quy định về hoạt động ngoại hối
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 1.000 đôla Mỹ đến dưới 10.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;
Như vậy, nếu như số tiền đô la Mỹ bạn mua có giá trị trên 1000 đô la Mỹ thì bạn sẽ bị phạt hành chính từ 10 triều đồng đến 20 triệu đồng.
Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến luật ngân hàng, hoạt động ngân hàng, quy định về ngoại hối Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật ngân hàng trực tuyến. Đội ngũ luật sư luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc của Bạn.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật ngân hàng – Công ty luật Minh Khuê
Tham khảo thêm: Thành viên công ty là gì ? Quyền và nghĩa vụ cơ bản của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn