Nội dung chính
1. Quy định chung về nghĩa vụ
Mối quan hệ phát sinh giữa một hay nhiều chủ thể (gọi là người có nghĩa vụ) phải làm một công việc, thực hiện một hành vi hoặc không được làm một công việc, một hành vi, vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (gọi là người có quyền). Khái niệm này thể hiện sự ràng buộc giữa các bên có liên quan trong những mối quan hệ cụ thể, trước hết là một phạm trù đạo đức học phản ánh trách nhiệm của chủ thể – một cá nhân, một tập đoàn, một giai cấp, một dân tộc, đối với những việc phải làm trong những điều kiện xã hội cụ thể, trước một tình hình xã hội nhất định tại một thời điểm nhất định. Trong đời sống nhà nước – pháp luật, nghĩa vụ là khái niệm được sử dụng rất phổ biến nhất là trong lĩnh vực giao lưu dân sự, trong đó chủ yếu là hợp đồng dân sự (như hợp đồng mua, bán, vay mượn…), hành vi dân sự đơn phương (như lập di chúc, hứa thưởng và thi có giải…), chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật, gây thiệt hại do hành ví trái pháp luật, thực hiện công việc không có uỷ quyền…).
Xem thêm: Nghĩa vụ là gì
Về đối tượng của nghĩa vụ, đó có thể là tài sản, công việc phải làm hoặc không được, làm như trong lĩnh vực nghĩa vụ dân sự, các đợi tượng này phải được chỉ định đích xác để thuận lợi trong việc thực hiện và tránh xảy ra tranh chấp (ví dụ: hợp đồng mua bán tài sản, mua bán là vật đặc định…). Ngoài ra, đối tượng của nghĩa vụ còn là những giá trị không phải là tài sản như nghĩa vụ công dân (nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tôn trọng, chấp hành pháp luật).
Thông thường, nghĩa vụ luôn đi đôi với quyền như quyền công dân đi liền với nghĩa vụ công dân: làm nghĩa vụ thì phải được hưởng quyền. Một chủ thể làm nghĩa vụ là để thoả mãn nhu cầu, đòi hỏi, lợi ích của một chủ thể khác có quyền như người vay nợ có nghĩa vụ trả nợ cho người cho vay, người có quyền đòi khi nợ đến ngày phải trả được thoả thuận từ trước.
2. Khái niệm nghĩa vụ dân sự
Nghĩa vụ, theo nghĩa chung nhất là việc mà theo quy định của pháp luật hay vì đạo đức mà bắt buộc phải làm hoặc không được làm đối với xã hội, đối với người khác. Theo cách hiểu này thì nghĩa vụ là mối liên hệ giữa hai hay nhiều người với nhau, trong đó một bên phải thực hiện hoặc không được thực hiện một hoặc một số hành vi nhất định vì lợi ích của bên kia.
Việc một bên phải thực hiện hoặc không được thực hiện một số hành vi nhất định có thể không được đặt dưới sự bảo đảm của nhà nước bằng pháp luật, pháp luật không buộc người đó phải thực hiện, họ thực hiện công việc đó hoàn toàn theo lương tâm và vì uy tín của mình. Ở phương diện này, nghĩa vụ được điều chỉnh bởi các quy phạm đạo đức và thuộc về nghĩa vụ đạo đức. Chẳng hạn, giúp người già qua đường, giúp đỡ người tàn tật, nhường chỗ cho người già, phụ nữ trên xe buýt… là những công việc phải làm vì đạo đức.
Những công việc phải làm hoặc không được phép làm theo quy định của pháp luật là nghĩa vụ pháp luật nói chung. Trong đó, các công việc phải làm hoặc không được phép làm theo quy định của pháp luật dân sự là nghĩa vụ dân sự.
Nghĩa vụ có thể được hiểu là một bộ phận không tách rời trong nội dung của một quan hệ pháp luật dân sự. Bao gồm những hành vi mà một bên chủ thể phải thực hiện vì lợi ích của chủ thể bên kia như chuyển giao tài sản, thực hiện một công việc hoặc không được thực hiện một công việc đã được các bên tham gia quan hệ đó hoặc pháp luật xác định v.v. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện các nghĩa vụ trước quyền yêu cầu của phía bên kia.
Mặt khác, nghĩa vụ còn được hiểu là một quan hệ pháp luật, trong đó quyền dân sự và các nghĩa vụ dân sự của các bên chủ thể phát sinh từ quan hệ đó phải được thực hiện dưới sự đảm bảo của pháp luật.
Tìm hiểu thêm: Phụ cấp lương là gì ? Cách khoản phụ cấp tiền lương hiện nay
Các Bộ luật dân sự của Việt Nam thời Pháp thuộc (Bộ dân luật Bắc kì năm 1931 và Bộ dân luật Trung kì năm 1936) đã có những định nghĩa về nghĩa vụ dân sự:
“Nghĩa vụ dân sự là mối liên lạc về luật thực tại hay luật thiên nhiên, bó buộc một hay nhiều người phải làm hay đừng làm sự gì đoi với một hay nhiều người nào đó.
Người bị bó buộc vào nghĩa vụ gọi là người mắc nợ, người được hưởng nghĩa vụ gọi là người chủ nợ”.
“Nghĩa vụ là cái dây liên lạc về luật thực tại hay luật thiên nhiên bó buộc một hay nhiều ngiỉời phải làm hay đừng làm sự gì đối với một hay nhiều người nào đó, người bị bó buộc là người mắc nợ hay trái hộ, người được hưởng là chủ nợ hay trái chủ”.
“Nghĩa vụ về luật thiên nhiên thì không thể tố tụng trước tòa án được”.
“Nghĩa vụ thuộc về luật thiên nhiên là nghĩa vụ không thể cưỡng bách thi hành”.
Theo quy định trong hai Bộ dân luật nói trên thì ngoài nghĩa vụ thuộc về luật thực tại còn bao gồm nghĩa vụ thuộc về luật thiên nhiên. Thực ra, nghĩa vụ thuộc về luật thiên nhiên chỉ được đưa vào khái niệm cho hợp với truyền thống và phong tục của người Á Đông mà hoàn toàn không có sự cưỡng chế của pháp luật. Vì vậy, dù đã được quy định trong Bộ luật nhưng nghĩa vụ thuộc về luật thiên nhiên (nghĩa vụ tự nhiên) vẫn chỉ là nghĩa vụ luân lí.
Nghĩa vụ được định nghĩa tại Điều 274 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:
“Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thế khác (sau đây gọi chung là bên có quyền).
3. Đặc điểm của nghĩa vụ dân sự
Nếu nhìn nhận nghĩa vụ ở trạng thái là một quan hệ pháp luật dân sự thì so với các quan hệ pháp luật dân sự khác, quan hệ nghĩa vụ có một số đặc điểm sau đây:
Tham khảo thêm: Cho vay là gì? Quy định về cấm cho vay và hạn chế cho vay?
Thứ nhất, nghĩa vụ là sự ràng buộc pháp lý giữa ít nhất là hai người đứng về hai phía chủ thể khác nhau.
Dù được hình thành theo thoả thuận hay theo luật định thì nghĩa vụ luôn là sự ràng buộc giữa các bên về việc phải làm hay không được làm một việc nhất định. Bên phải làm một công việc nếu không làm sẽ phải gánh chịu chế tài của luật. Tuỳ từng trường hợp, mỗi bên trong nghĩa vụ có thể có nhiều người hoặc nhiều chủ thể khác tham gia nhưng cũng có thể mỗi một bên chỉ có một người tham gia.
Thứ hai, quyền và nghĩa vụ dân sự của hai bên chủ thể đối lập nhau một cách tương ứng và chỉ có hiệu lực trong phạm vi giữa các chủ thể đã được xác định.
Nghĩa vụ và quyền luôn đi đôi với nhau, nói đến quyền là nói đến nghĩa vụ. Tuy nhiên, nói đến quyền và nghĩa vụ trong quan hệ nghía vụ là nói đến sự đối lập, tính tương ứng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên. Nói một cách cụ thể hơn, quyền của bên này sẽ là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Bên này có bao nhiêu quyền với phạm vi bao nhiêu thì bên kia sẽ có bấy nhiêu nghĩa vụ với phạm vi tương ứng. Mặt khác, trong quan hệ nghĩa vụ, cả chủ thể mang quyền, cả chủ thể mang nghĩa vụ luôn luôn được xác định một cách cụ thể nên quyền của bên này chỉ là nghĩa vụ của bên kia. Nói cách khác, mối quan hệ về quyền và nghĩa vụ trong quan hệ này không liên quan đến người khác ngoài các chủ thể đã được xác định cụ thể. Trong một số trường hợp, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ này có thể liên quan đến người thứ ba nhưng người thứ ba đó phải là người đã được xác định cụ thể trước.
Ví dụ, trong quan hệ cho vay, bên có quyền đòi nợ là người đã cho vay, bên có nghĩa vụ trả nợ là người vay nhưng cũng có thể người phải trả khoản nợ đó lại là người thứ ba (là người bảo lãnh đã được các bên xác định trước).Chính từ đặc điểm này mà quan hệ pháp luật về nghĩa vụ được coi là loại quan hệ pháp luật tương đối. Đồng thời cũng qua đặc điểm này, chúng ta thấy rằng quan hệ pháp luật về nghĩa vụ hoàn toàn khác với quan hệ pháp luật về sở hữu. Trong quyền sở hữu, chỉ có chủ thể mang quyền là được xác định cụ thể nên tất cả các chủ thể khác đều phải có nghĩa vụ tôn trọng các quyền dân sự của chủ thể mang quyền đó. Chủ sở hữu tự thực hiện các quyền đối với tài sản để đáp ứng các nhu cầu của mình, vì vậy quyền đân sự trong quan hệ pháp luật về sở hữu là quyền tuyệt đối.
Thứ ba, quan hệ nghĩa vụ là quan hệ trái quyền nên quyền của các bên chủ thể là quyền đổi nhân.
Nếu trong quan hệ sở hữu, quyền của chủ thể mang quyền được thực hiện bằng hành vi của chính họ thì trong quan hệ nghĩa vụ dân sự quyền của bên này lại được thực hiện thông qua hành vi của chủ thể phía bên kia. Nói cách khác, quyền của bên này chỉ được đáp ứng khi bên kia đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của họ.Mặt khác, nếu việc thực hiện quyền trong quan hệ sở hữu là việc tác động trực tiếp đến vật thì trong nghĩa vụ dân sự người mang quyền dân sự không được tác động trực tiếp đến tài sản của người mang nghĩa vụ. Khi người mang nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đó, người mang quyền chỉ có thể sử dụng các phương thức mà pháp luật đã quy định để tác động và yêu cầu người đó phải thực hiện nghĩa vụ cho mình. Nói cách khác, trong nghĩa vụ, quyền của người này là đối với người có nghĩa vụ bên kia chứ không đối với tài sản của họ.
4. Quyền và nghĩa vụ của một số trường hợp trong giao dịch dân sự:
Trong việc mua bán tài sản khi các bên chủ thể của quan hệ mua bán tài sản có thỏa thuận áp dụng biện pháp bảo lưu quyền sở hữu, pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của bên mua bán tài sản được quyền sử dụng tài sản và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu có hiệu lực. Khi giao kết hợp đồng dân sự nói chung và hợp đồng mua bán tài sản nói riêng, hầu hết các bên chủ thể đều mong muốn đạt được sự thỏa thuận và thực hiện theo đúng thỏa thuận đó. Tuy nhiên việc thực hiện các hợp đồng trên thực tế không phải lúc nào cũng diễn ra theo đúng nguyện vọng của các bên. Có thể là xuất phát từ nhiều lý do và nguyên nhân khác nhau một trong các bên của hợp đồng hoàn toàn có thể vi phạm nghĩa vụ phát sinh theo chính thỏa thuận ban đầu của hai bên. Việc vi phạm này của một trong các bên sẽ làm ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của bên còn lại. Trong hợp đồng mua bán khi nào bên bán đã chuyển giao tài sản cho bên mua mà bên mua chưa kịp thanh toán tiền thì rủi ro sẽ nhiều hơn cho bên bán. Vì vậy quyền và lợi ích của bên bán có đạt được hay không lại hoàn toàn dựa vào việc thực hiện hành vi của bên mua.
Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)
Đọc thêm: đất dự trữ phát triển là gì