Nội dung chính
1. Tư vấn về chế độ bảo hiểm xã hội khi nghỉ thai sản
Hiện nay, trong các doanh nghiệp ở Việt Nam thì lao động nữa chiếm tầm quan trọng rất lớn, đặc biệt là nhóm ngành đòi hỏi sự khéo léo, linh động trong lao động như may mặc, giày da, linh kiện điện tử,…Do đó, các chính sách bảo đảm ưu tiên lao động nữ ngày càng một hoàn thiện, trong đó quan trọng nhất là quyền lợi bảo hiểm xã hội về chế độ thai sản cho phụ nữ khi có thai, sinh con và nuôi con.
Với tầm quan trọng của chế độ thai sản nên trên thực tế, chế độ này được sự quan tâm của rất nhiều người lao động, người sử dụng lao động. Nhiều trường hợp các bên còn chưa nắm rõ quy định pháp luật liên quan các chế độ bảo hiểm xã hội, dẫn đến quyền lợi của người lao động không được đảm bảo. Nếu bạn đang gặp vướng mắc liên quan đến chế độ thai sản hoặc các chế độ khác của bảo hiểm xã hội thì bạn có thể liên hệ đến Luật Minh Gia bằng hình thức gửi câu hỏi qua email hoặc gọi Hotline: 1900.6169 để được chúng tôi hỗ trợ.
Xem thêm: Nghỉ thai sản có đóng bhxh không
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn dưới đây để có thêm thông tin quy định pháp luật về chế độ thai sản.
2. Thời gian nghỉ thai sản có được công ty đóng bảo hiểm xã hội không?
Câu hỏi:
Kính gửi công ty Luật Minh Gia! Tôi muốn hỏi về việc đóng bảo hiểm xã hội. Tôi nghỉ sinh từ 5/201x đến hết tháng 10/202x. Đầu tháng 11 tôi đi làm lại bình thường, nghỉ đủ 6 tháng thai sản và đã hưởng đủ 6 tháng thai sản.
Tôi vừa mới tra cứu quá trình tham gia đóng bảo hiểm xã hội của bản thân trên trang baohiemxahoi.gov.vn thì thấy. -Tháng 5+6+7 cột mức lương là 0.00. – Tháng 8+9+10 cột mức lương là 5.000.000 (Cho tôi hỏi chỗ này có phải doanh nghiệp đóng bảo hiểm cho t hay không?) Từ tháng 1/202x mức lương t phải đóng bảo hiểm xã hội tăng lên 6.000.000. Nhưng cột mức lương vẫn hiển thị 5.000.000. Cho tôi hỏi chỗ này tôi phải làm thế nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ quý công ty. Trân trọng!
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn đến công ty Luật Minh Gia, với vụ việc của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Thứ nhất, về việc tham gia bảo hiểm trong thời gian hưởng chế độ thai sản
Căn cứ theo quy định tại điều 42 Quyết định 595/QĐ – BHXH Ban hành quản lý thu bảo hiểm xã hội, quản lý sổ bảo hiểm xã hội có nội dung sau:
“Điều 42. Quản lý đối tượng
6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được ghi trên sổ BHXH theo mức tiền lương đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản người lao động được nâng lương thì được ghi theo mức tiền lương mới của người lao động từ thời điểm được nâng lương…”
Như vậy trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản (6 tháng từ tháng 5 – tháng 10) thì công ty và người lao động đều không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN thời gian này tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Khi đó trên sổ bảo hiểm xã hội được ghi theo mức tiền lương đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Theo đó nếu mức lương đóng BHXH của tháng 4 là 5 triệu đồng mà trong thời gian nghỉ thai sản không tăng lương thì trên sổ bảo hiểm sẽ ghi là 5 triệu đồng cho cả 6 tháng nghỉ thai sản.
Thứ hai, về thay đổi về mức lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội
Đọc thêm: Bảo hiểm xã hội lấy 1 lần
Khi có sự thay đổi về mức lương tham gia bảo hiểm. phía doanh nghiệp phải tiến hành điều chỉnh mức đóng tham gia bảo hiểm. Cho nên nếu từ tháng 1/2018 có sự thay đổi mức đóng bảo hiểm từ 5 triệu đến 6 triệu thì phải thực hiện điều chỉnh mức đóng. Lúc này bạn có thể yêu cầu phía công ty xem xét lại mức đóng bảo hiểm từ đó làm thủ tục điều chỉnh mức đóng bảo hiểm của bạn.
>> Tư vấn chế độ BHXH khi nghỉ thai sản, gọi: 1900.6169
–
2. Quy định của pháp luật khi người lao động nghỉ thai sản
Câu hỏi:
Chào luật sư em xin hỏi về nghỉ thai sản! Em làm cho công ty A hơn 1 năm, công ty A đóng bảo hiểm cho e được 3 tháng, sau đó nghỉ 1 năm rồi làm việc tiếp cho công ty B 1 năm nhưng đóng bảo hiểm cho em được 5 tháng, sau đó em nghỉ thai sản nhưng không được hưởng chế độ thai sản gì hết, qua 1 năm em, quay lại công ty B làm được 2 năm rồi nhưng họ không đóng bảo hiểm cho em. Anh chị tư vấn giùm em! giờ em làm sao để hưởng chế độ, Em xin cảm ơn.
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Căn cứ tại Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
Đọc thêm: địa chỉ làm bảo hiểm thất nghiệp
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”.
Theo quy định trên, trường hợp nếu bạn đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì bạn được hưởng chế độ thai sản.Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì bạn có thể yêu cầu cơ quan bảo hiểm xã hội trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Ngoài ra, khi bạn làm việc tại công ty B thì công ty B phải có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội cho bạn. Trường hợp công ty không đóng bảo hiểm xã hội, bạn có thể làm đơn khiếu nại gửi đến Phòng lao động thương binh – xã hội yêu cầu giải quyết.
Ngoài ra, bạn tham khảo nội dung tư vấn áp dụng Văn bản pháp luật tại thời điểm gửi câu hỏi như sau:
Căn cứ vào Điều 14 Luật bảo hiểm xã hội 2006 quy định về khiếu nại về bảo hiểm xã hội:
“Điều 14. Điều kiện hưởng chế độ thai sản theo khoản 2 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau: 1. Lao động nữ sinh con và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. 2. Trường hợp người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này nghỉ việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 4 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 31, 32, 34 và khoản 1 Điều 35 Luật Bảo hiểm xã hội.”
Trường hợp này, bạn được công ty B đóng bảo hiểm xã hội cho bạn 5 tháng, theo quy định trên thì bạn phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Vậy nên, bạn sẽ không được hưởng chế độ thai sản theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
Căn cứ vào Điều 130 Luật bảo hiểm xã hội 2006 quy định về khiếu nại về bảo hiểm xã hội:
“1. Người lao động, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và những người khác có quyền khiếu nại quyết định, hành vi của người sử dụng lao động, tổ chức bảo hiểm xã hội khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2. Người sử dụng lao động có quyền khiếu nại quyết định, hành vi của tổ chức bảo hiểm xã hội khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.”
Theo đó, công ty B mà bạn đang làm việc đã vi phạm các quy định của Luật bảo hiểm xã hội tại Khoản 1 Điều 134, Điều 135 và sẽ phải bồi thường cho bạn theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.
Đọc thêm: Rút bảo hiểm xã hội cần giấy tờ gì