logo-dich-vu-luattq

Mức phạt vi phạm hợp đồng

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của Công ty luật Minh Khuê, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Xem thêm: Mức phạt vi phạm hợp đồng

1. Mức phạt vi phạm theo Luật thương mại

Theo Điều 301 Luật Thương mại năm 2005 có quy định về mức phạt vi phạm như sau:

Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này.

>&gt Xem thêm: Quy định mới của luật thương mại về mức phạt vi phạm hợp đồng ?

Xem thêm: Mức phạt vi phạm hợp đồng

2. Mức phạt vi phạm theo Luật dân sự

Theo Điều 418 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về thực hiện hợp đồng có thỏa thuận phạt vi phạm:

Điều 418. Thỏa thuận phạt vi phạm

1. Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.

2. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

3. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.

Điểm khác biệt về mức phạt giữa hai điều luật trên là do chủ thể, nội dung, đối tượng của hợp đồng quyết định.

Trường hợp hợp đồng giao kết vì mục đích tiêu dùng sinh hoạt của hai cá nhân, tổ chức thì sẽ áp dụng Bộ luật dân sự

Trường hợp hợp đồng giao kết mà có một trong hai bên chủ thể là thương nhân với mục đích kinh doanh sinh lợi thì sẽ chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại.

Xem thêm: Mức phạt vi phạm hợp đồng

3. Bàn luận về giới hạn “mức trần” phạt vi phạm và nội dung liên quan

Trong pháp luật dân sự thì không quy định cụ thể về mức phạt vi phạm mà đa số là thực hiện theo sự thỏa thuận của hai bên

Tham khảo thêm: Mẫu hợp đồng cho thuê xe máy

>&gt Xem thêm: Luật thương mại năm 2005 số 36/2005/QH11 mới nhất

Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm theo quy định của Luật thương mại năm 2021 còn áp dụng thì vấn đề về phạt vi phạm hợp đồng là do các bên thỏa thuận tuy nhiên không được vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng vi phạm, trừ trường hợp vi phạm hợp đồng dịch vụ giám định.

Theo Luật Thương mại 2005 và Luật Xây dựng năm 2014 quy định “mức trần” phạt vi phạm. Tuy nhiên, cả hai luật này đều không quy định việc xử lý đối với trường hợp các bên thỏa thuận mức phạt vượt quá giới hạn thì được xử lý như thế nào?

Bên cạnh đó, một vấn đề nữa được đặt ra là có nên giới hạn “mức trần” phạt vi phạm 8% nghĩa vụ vi phạm, gấp 10 lần thù lao dịch vụ giám định như quy định của Luật Thương mại 2005 hay 12% phần giá trị hợp đồng bị vi phạm như quy định của Luật Xây dựng 2014 hay không?

Mặc dù Luật Thương mại 2005 và Luật Xây dựng 2014 quy định “mức trần” phạt vi phạm như trên nhưng qua nghiên cứu các dự án xây dựng luật, chúng ta thấy không có sự giải trình về căn cứ quy định các “mức trần” này. Vì vậy, về lâu dài, khi có điều kiện sửa đổi, bổ sung Luật Thương mại 2005 và Luật Xây dựng 2014.

Thực tiễn xét xử, trong các vụ án kinh doanh, thương mại, khi các bên thỏa thuận mức phạt vi phạm trên 8% nghĩa vụ bị vi phạm, các Tòa án thường căn cứ vào Điều 301 Luật Thương mại 2005 để ấn định mức phạt tối đa là 8% nghĩa vụ bị vi phạm mà không có lập luận gì nhiều về phần vượt quá và đa số các bản án đều nhận định việc “thỏa thuận mức phạt cao hơn 8% nghĩa vụ bị vi phạm là không phù hợp”.

Trước mắt, để có bảo đảm việc áp dụng thống nhất pháp luật, theo chúng tôi, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cần có hướng dẫn xử lý đối với trường hợp các bên thỏa thuận mức phạt vượt quá “mức trần” mà luật liên quan quy định tương tự như quy định tại đoạn thứ hai khoản 1 Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015, đó là trường hợp mức phạt vi phạm theo thỏa thuận vượt quá mức phạt giới hạn được quy định trong luật liên quan thì mức phạt vượt quá không có hiệu lực.

Xem thêm: Mức phạt vi phạm hợp đồng

4. Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo pháp luật dân sự

Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm theo quy định của Luật thương mại năm 2021 còn áp dụng thì vấn đề về phạt vi phạm hợp đồng là do các bên thỏa thuận tuy nhiên không được vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng vi phạm, trừ trường hợp vi phạm hợp đồng dịch vụ giám định. Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

>&gt Xem thêm: Chủ thể của luật thương mại gồm những đối tượng nào ?

Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại. Người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.

Theo yêu cầu của người có quyền, Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền. Mức bồi thường do Tòa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc.

– Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Nguyên tắc bồi thường toàn bộ và kịp thời là nguyên tắc được thể hiện đầu tiên trong các nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nhằm đảm bảo người có hành vi gây thiệt hại phải bồi thường tương xứng với toàn bộ thiệt hại đã gây ra và bồi thường kịp thời, càng nhanh càng tốt để khắc phục hậu quả . Pháp luật khuyến khích các bên đương sự tự thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường, phương thức bồi thường. Mức thỏa thuận không được trái pháp luật và đạo đức xã hội.

– Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

Có thể hiểu rằng đây là nguyên tắc thể hiện tính nhân văn của pháp luật nước ta. Để được giảm mức bồi thường thiệt hại thì người gây ra thiệt hại phải thỏa mãn đủ hai điều kiện là có lỗi vô ý và thiệt hại gây ra quá lớn so với khả năng kinh tế của mình thì có thể căn cứ vào thực tế để xem xét.

Tìm hiểu thêm: Giải quyết tranh chấp hợp đồng

– Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

– Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra. Do đó, nếu bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây ra thiệt hại thì phái tự chịu trách nhiệm với hành vi của mình gây ra.

– Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

Xem thêm: Mức phạt vi phạm hợp đồng

>&gt Xem thêm: Thương nhân là gì ? Các đặc điểm của thương nhân theo luật thương mại

5. Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo pháp luật thương mại

Vấn đề về vi phạm hợp đồng lại được quy định khác nhau trong thương mại và trong dân sự.

Theo quy định của pháp luật thương mại thì tại Điều 301 Luật thương mại 2005 có quy định:

“Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này”.

=> Như vậy, theo quy định của Luật thương mại 2005 thì vấn đề về phạt vi phạm hợp đồng là do các bên thỏa thuận tuy nhiên không được vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng vi phạm, trừ trường hợp vi phạm hợp đồng dịch vụ giám định.

Nhưng ngược lại theo quy định tại Điều 422 Bộ luật dân sự 2015 cũng quy định về vấn đề phạt vi phạm hợp đồng, như sau:

“1. Phạt vi phạm là sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.

2. Mức phạt vi phạm do các bên thoả thuận.

3. Các bên có thể thoả thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải nộp phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại; nếu không có thoả thuận trước về mức bồi thường thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.”

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực doanh nghiệp, thương mại, Hãy goi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật doanh nghiệp – Công ty luật Minh Khuê

>&gt Xem thêm: Giao hàng không đúng theo hợp đồng xử lý thế nào ?

Tìm hiểu thêm: Hợp đồng thuê dịch vụ vệ sinh văn phòng

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !