logo-dich-vu-luattq

Phát hành trái phiếu là gì ? Đặc điểm, phân loại và thủ tục phát hành trái phiếu

Luật sư tư vấn:

Xem thêm: Mua trái phiếu là gì

1. Khái niệm về trái phiếu

Trái phiếu là một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của người phát hành chứng khoán đó (người vay tiền) phải trả cho người nhắm giữ chứng khoán (người cho vay) một khoản tiền xác định, thường là trong những khoảng thời gian cụ thể, và phải hoàn trả khoản cho vay ban đầu khi nó đáo hạn.

2. Đặc điểm của trái phiếu

Trái phiếu có những đặc điểm cơ bản như sau:

– Một trái phiếu thông thường có ba đặc trưng chính đó là:

+ Mệnh giá của trái phiếu;

+ Lãi suất định kỳ của trái phiếu;

>&gt Xem thêm: Trái phiếu là gì ? Đặc điểm, phân loại trái phiếu ? Phân biệt trái phiếu và cổ phiếu

+ Thời hạn.

– Trái phiếu thể hiện quan hệ chủ nợ – con nợ giữa người phát hành và người đầu tư. Phát hành trái phiếu là đi vay vốn. Mua trái phiếu là cho người phát hành vay vốn và như vậy, trái chủ là chủ nợ của nhà phát hành. Là người năm giữ trái phiếu (trái chủ) có quyền đòi các khoản thanh toán theo cam kết về khối lượng và thời hạn, song không có quyền tham gia vào những vấn đề của bên phát hành.

– Lãi suất của các trái phiếu rất khác nhau, được quy định bởi các yếu tố:

+ Cung cầu vốn trên thị trường tín dụng. Lượng cung cầu vốn đó lại phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế, động thái chính sách của ngân hàng trung ương, mức độ thâm hụt ngân sách của chính phủ và phương thức tài trợ thâm hụt đó.

+ Mức rủi ro của mỗi nhà phát hành và của từng đợt phát hành. Cấu trúc rủi ro của lãi suất sẽ quy định lãi suất của mỗi trái phiếu. Rủi ro càng lớn, lãi suất càng cao.

+ Thời gian đáo hạn của trái phiếu. Nếu các trái phiếu có mức rủi ro như nhau, nhìn chung thời gian đáo hạn càng dài thì lãi suất càng cao.

3. Phân loại trái phiếu

– Căn cứ vào việc trái phiếu có ghi danh hay không trái phiếu được phân thành:

+ Trái phiếu vô danh: Đây là loại trái phiếu không mang tên trái chủ, cả trên chứng chỉ cũng như trên sổ sách của người phát hành. Những trái phiếu lãi đính theo tờ chứng chỉ, và khi đến hạn trả lãi, người giữ trái phiếu chỉ việc xé ra và mang tới ngân hàng nhận lãi, Khi trái phiếu đáo hạn, người nắm giữ nó mang chứng chỉ tới ngân hành để nhận lại khoản cho vay.

>&gt Xem thêm: Nên phát hành cổ phiếu hay trái phiếu khi huy động vốn cho công ty cổ phần ?

+ Trái phiếu ghi danh: Đây là loại trái phiếu có ghi tên và địa chỉ của trái chủ, trên chứng chỉ và trên sổ của người phát hành. Hình thức ghi danh có thể chỉ thực hiện cho phần vốn gốc, cũng có thể là ghi danh toàn bộ cả gốc và lãi. Dạng ghi danh toàn bộ mà đang ngày càng phổ biến chính là hình thức ghi sổ. Trái phiếu ghi sổ hoàn toàn không có dang vật chất, quyền sở hữu được xác nhận bằng việc lưu giữ tên và địa chỉ của chủ sở hữu trên máy tính.

– Căn cứ vào đối tượng phát hành trái phiếu, trái phiếu được phân thành các loại:

+ Trái phiếu chính phủ: Đây là những trái phiếu do Chính phủ phát hành nhằm mục đích bù đắp thâm hụt ngân sách Nhà nước, tài trợ cho các công trình công ích, hoặc làm các công cụ điều tiết tiền tệ. Trái phiếu chính phủ là loại chứng khoán không có rủi ro thanh toán và cũng là loại trái phiếu có tính thanh khoản cao. Do đặc điểm đó, lãi suất của trái phiếu chính phủ được xem là lãi suất chuẩn để làm căn cứ ấn định lãi suất của các cộng cụ nợ khác có cùng kỳ hạn.

Tham khảo thêm: Sổ Hồng Chung Là Gì? Biên Nhận Và Sổ Chờ Theo Tiến Độ Là Gì

+ Trái phiếu công trình là loại trái phiếu được phát hành để huy động vốn cho những mục đích cụ thể, thường là để xây dựng những công trình cơ sở hạ tầng hay công trình phúc lợi công cộng. Trái phiếu này có thể do Chính phủ trung ương hoặc chính quyền địa phương phát hành.

+ Trái phiếu công ty là các trái phiếu do công ty phát hành để vay vốn dài hạn. Trái phiếu công ty có những đặc điểm như sau: Trái chủ được trả lãi định kỳ và trả gốc khi đáo hạn, và các trái chủ không được tham dự vào các quyết định của công ty. Tuy nhiên cũng có một số loại trái phiếu không được trả lãi định kỳ, người mua được mua dưới mệnh giá và khi đáo hạn được nhận lại mệnh giá. Khi công ty giải thể hoặc thanh ký trái phiếu sẽ được ưu tiên thanh toán trước các loại cổ phiếu. Có những điều kiện cụ thể kèm theo hoặc nhiều hình thức đảm bảo cho khoản vay, trái phiếu của công ty bao gồm những loại sau:

– Trái phiếu không bảo đảm: Trái phiếu tín chấp không được bảo đảm bằng tài sản mà được bảo đảm bằng tín chấp của công ty. Nếu công ty bị phá sản, những trái chủ của trái phiếu này được giải quyết quyền lợi sau các trái chủ có bảo đảm, nhưng trước cổ đông. Các trái phiếu tín chấp có thể được chuyển đổi cho phép trái chủ được quyền chuyển trái phiếu thành cổ phiếu thường của công ty phát hành. Tùy theo quy định, việc chuyển đổi có thể được tiến hành vào bất cứ thời điểm nào, hoặc là chỉ vào những thời điểm xác định cụ thể. Ngời những đặc điểm đã được nêu ở trên mỗi đợt trái phiếu được phát hành có thể được gắn kèm theo những đặc tính riêng khác nữa nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể của một bên nào đó.

+ Trái phiếu có bảo đảm: là trái phiếu được bảo đảm bằng những tài sản thế chấp cụ thể, thường là bất động sản và các thiết bị. Người nắm giữ trái phiếu được bảo vệ ở một mức độ cao trong trường hợp công ty phá sản, vì họ có quyền đòi nợ đối với một số tài sản cụ thể.

4. Khái niệm phát hành trái phiếu

Phát hành trái phiếu là cung ứng chứng chỉ hoặc bút toán ghi số xác nhận nghĩa vụ trả nợ của người cung ứng (tổ chức phát hành) và quyền sở hữu một khoản tiền kèm theo thu nhập được hưởng của người sở hữu.

>&gt Xem thêm: Trái phiếu chính phủ là gì ? Quy định về trái phiếu chính phủ

Trong thời kì đầu, việc ghi nhận khoản nợ của người cung ứng trái phiếu được thể hiên trên giấy nên trải phiếu có ý nghĩa là phiếu nhận ng. Ngày nay, mặc dù vẫn gọi là trái phiếu nhưng ngoài hình thức bằng giấy, trái phiếu còn được thể hiện dưới hình thức ghi chép bằng nghiệp vụ kế toán gọi là bút toán ghi sổ. Người cung ứng trái phiếu gọi là tổ chức phát hành trái phiếu, đến hạn thanh toán có nghĩa vụ hoàn trả cho người sở hữu trái phiếu khoản tiền là mệnh giá trái phiếu kèm theo một khoản tiền lãi. Lãi trái phiếu có thể được tính theo tỉ lệ phần trăm của mệnh giá trái phiếu hoặc bằng một số tiền cố định. Tổ chức phát hành trái phiếu có thể là doanh nghiệp hoặc Nhà nước.

5. Trình tự và thủ tục phát hành trái phiếu doanh nghiệp

5.1 Điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Điều 9 Nghị định số 153/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện chào bán trái phiếu, cụ thể như sau:

– Đối với chào bán trái phiếu không chuyển đổi không kèm chứng quyền (không bao gồm việc chào bán trái phiếu của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán không phải là công ty đại chúng), doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau:

+ Là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.

+ Thanh toán đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã phát hành hoặc thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn trong 03 năm liên tiếp trước đợt phát hành trái phiếu (nếu có); trừ trường hợp chào bán trái phiếu cho chủ nợ là tổ chức tài chính được lựa chọn.

+ Đáp ứng các tỷ lệ an toàn tài chính, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

+ Có phương án phát hành trái phiếu được phê duyệt và chấp thuận theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.

>&gt Xem thêm: Phát hành trái phiếu là gì ? Đặc điểm, phân loại và thủ tục phát hành trái phiếu

+ Có báo cáo tài chính năm trước liền kề của năm phát hành được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định này.

+ Đối tượng tham gia đợt chào bán theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định này.

– Đối với chào bán trái phiếu không chuyển đổi không kèm chứng quyền của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán không phải là công ty đại chúng: doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 9 Nghị định số 153/2020/NĐ-CP

– Đối với chào bán trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm chứng quyền:

+ Doanh nghiệp phát hành là công ty cổ phần.

+ Đối tượng tham gia đợt chào bán theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định số 153/2020/NĐ-CP

Tham khảo thêm: Tiền cọc là gì? (Cập nhật 2022)

+ Đáp ứng các điều kiện chào bán quy định tại điểm b, điểm c, điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 9 Nghị định số 153/2020/NĐ-CP

+ Các đợt chào bán trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ, trái phiếu kèm chứng quyền riêng lẻ phải cách nhau ít nhất 06 tháng kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán gần nhất.

+ Việc chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu, thực hiện chứng quyền phải đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật.

>&gt Xem thêm: Trái phiếu doanh nghiệp là gì? Đặc điểm của trái phiếu doanh nghiệp?

5.2 Trình tự và thủ tục chào bán trái phiếu

Bước 1: Doanh nghiệp phát hành phải xây dựng phương án phát hành trái phiếu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, chấp thuận để làm cơ sở cho việc phát hành trái phiếu và công bố cho các đối tượng mua trái phiếu.

Phương án phát hành trái phiếu phải bao gồm các nội dung cơ bản sau:

– Thông tin chung về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;

– Mục đích phát hành trái phiếu và phương án sử dụng vốn phát hành trái phiếu;

– Khối lượng, loại hình, kỳ hạn, lãi suất danh nghĩa trái phiếu dự kiến phát hành;

– Tỷ lệ chuyển đổi, thời hạn chuyển đổi, giá chuyển đổi và biên độ biến động giá cổ phiếu (nếu có) đối với phát hành trái phiếu chuyển đổi; giá và thời điểm thực hiện mua cổ phiếu đối với phát hành trái phiếu kèm chứng quyền;

– Phương thức phát hành trái phiếu và các tổ chức tham gia bảo lãnh phát hành, bảo lãnh thanh toán, đại lý phát hành, đại lý thanh toán gốc, lãi trái phiếu;

– Kế hoạch bố trí nguồn và phương thức thanh toán gốc, lãi trái phiếu;

– Các cam kết khác đối với chủ sở hữu trái phiếu.

>&gt Xem thêm: Lợi suất khi đáo hạn (YIELD TO MATURITY) là gì ? Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến giá trị thị trường của trái phiếu.

Thẩm quyền phê duyệt phương án phát hành trái phiếu:

– Đối với trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu kèm chứng quyền: Đại hội đồng cổ đông phê duyệt phát hành trái phiếu.

– Đối với các loại trái phiếu khác, ngoại trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này: Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị, hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phê duyệt phương án phát hành trái phiếu căn cứ vào mô hình tổ chức của doanh nghiệp và quy định tại Điều lệ doanh nghiệp.

Bước 2: Gửi thông báo bằng văn bản về việc phát hành trái phiếu với Bộ Tài chính.

Tối thiểu 03 ngày làm việc trước ngày tổ chức phát hành trái phiếu, doanh nghiệp phát hành phải gửi đăng ký (thông báo) cho Bộ Tài chính để Bộ Tài chính tổng hợp, theo dõi tình hình phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Bước 3: Đối với doanh nghiệp phát hành là công ty đại chúng, phải nộp hồ sơ đăng ký phát hành trái phiếu đến Ủy ban chứng khoán nhà nước và chỉ được phát hành trái phiếu khi có ý kiến bằng văn bản của Ủy ban chứng khoán nhà nước.

Luật Minh Khuê (tổng hợp & phân tích)

Tìm hiểu thêm: Giám đốc là gì? Tổng giám đốc là gì?

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !