Với những quán cafe có quy mô lớn, diện tích rộng và những chuỗi cafe thương hiệu thì bất cứ ai cũng nắm rõ là cần phải đăng ký giấy phép kinh doanh. Nhưng với những người chủ cửa hàng có ý định chỉ mở quán cafe nhỏ, với số vốn ít và quy mô nhỏ chỉ dưới 80 triệu đồng thì rất thắc mắc rằng họ có cần đăng ký giấy phép kinh doanh cho quán cafe của mình không.
Xem thêm:
Xem thêm: Mở quán cafe có phải đăng ký kinh doanh
- Mở quán cafe take away cần chuẩn bị những gì?
- Những vật dụng cần thiết khi mở quán cafe
Để giúp chủ cửa hàng giải đáp thắc mắc mở quán cafe nhỏ có cần giấy phép kinh doanh không, hôm nay Jarvis xin được làm rõ vấn đề này cũng như đưa ra những thông tin hữu ích nhất đến bạn đọc.
Nội dung chính
1. Các trường hợp không cần đăng ký kinh doanh
Căn cứ theo quy định tại Điều 3, Nghị định 39/2007/NĐ-CP ký ngày 16 tháng 03 năm 2007 thì các trường hợp không cần đăng ký kinh doanh sẽ bao gồm:
“Khoản 1: Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:
a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
Tìm hiểu thêm: Căn hộ officetel có được đăng ký kinh doanh
e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.”
2. Mở quán cafe nhỏ có cần giấy phép kinh doanh không?
Như vậy xét 6 mục trong Điều 3 thì quán cafe (dù là bất cứ mô hình, hình thức nào: cafe nhỏ, cafe sách, cafe sân vườn…) đều không nằm trong trường hợp được miễn trừ không cần đăng ký giấy phép kinh doanh.
Tóm lại khi mở quán cafe nhỏ có cần giấy phép kinh doanh bạn bắt buộc phải có theo đúng quy định của nhà nước.
Xem thêm:
Xem thêm: Mở quán cafe có phải đăng ký kinh doanh
- Tư vấn mở quán cafe
- Học pha chế cafe
3. Các thủ tục xin giấy phép kinh doanh quán cafe nhỏ
Về thủ tục xin giấy phép kinh doanh quán cafe, tùy theo mục đích của bạn mà có thể đăng ký kinh doanh dưới danh nghĩa cá nhân, hộ gia đình hoặc theo doanh nghiệp. Tuy nhiên bạn nên biết rằng việc đăng ký kinh doanh cá thể (cá nhân hoặc hộ gia đình) thường sẽ đơn giản thủ tục và các mức thuế, phí hàng năm cũng thấp hơn nhiều dưới danh nghĩa doanh nghiệp. Vì thế bạn nên cân nhắc mục đích cũng như khả năng của mình trước khi chọn hình thức đăng ký kinh doanh.
Ngoài ra để đăng ký kinh doanh quán cafe với hình thức cá thể bạn cần nộp hồ sơ tại Phòng Kinh tế – Kế hoạch – UBND quận, huyện, thành phố nơi bạn đặt địa chỉ quán. Còn với hình thức công ty bạn cần nộp tại Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố.
3.1 Hồ sơ đăng ký kinh doanh quán cafe
Khi mở quán cafe nhỏ có cần giấy phép kinh doanh và hồ sơ đăng ký kinh doanh gồm những gì, cùng tham khảo chi tiết dưới đây nhé:
Hồ sơ đăng ký kinh doanh quán cafe nhỏ bao gồm:
- Đơn đăng ký theo mẫu của Phòng Kinh tế – Kế hoạch – UBND quận, huyện, thành phố nơi bạn đặt địa chỉ quán.
- CMND công chứng của chủ hộ và các thành viên (nếu có).
- Hợp đồng thuê nhà (nếu có).
3.2 Hồ sơ xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
Câu hỏi: mở quán cafe nhỏ có cần giấy phép kinh doanh không đang rất được quan tâm, tuy nhiên ngoài giấy phép kinh doanh thì đối với kinh doanh quán cafe bạn sẽ cần có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm nữa, hồ sơ này nộp tại Chi cục ATVSTP hoặc cục ATVSTP. Hồ sơ bao gồm:
- Giấy khám sức khỏe và CMTND cho những nhân sự đang làm việc tại quán: về nguyên tắc là tất cả nhân sự làm việc tại quán cần có giấy khám sức khỏe còn hiệu lực trong vòng 12 tháng.
- Tờ khai “Đề nghị sát hạch kiến thức VSATTP” theo mẫu.
- Giấy phép đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (bản sao có chứng thực), bản công bố chất lượng cà phê (bản photo có chứng thực), hóa đơn mua bán cà phê, giấy chứng nhận cơ sở sản xuất cà phê.
- Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng cơ sở.
- Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng xung quanh.
- Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình phân phối (bỏ qua nếu là đăng ký kinh doanh cá thể).
- Bản thuyết minh trang thiết bị, cơ sở vật chất, dụng cụ của cơ sở.
- Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người quản lý.
- Giấy xác nhận của chủ cơ sở và người quản lý trực tiếp của cơ sở.
- Các nguyên vật liệu tại quán phải có đầy đủ hợp đồng cung cấp, hóa đơn bán hàng…
Tham khảo thêm: Mẫu đăng ký giấy phép kinh doanh
Bên Y tế sẽ cho người xuống kiểm tra thực tế và kiểm tra những hạng mục như trên, bạn qua được thì mới được cấp giấy, nếu chưa qua, họ sẽ hướng dẫn các bạn còn thiếu sót điểm gì để hoàn thiện và họ sẽ tiến hành kiểm tra lại.
3.3 Trình tự xin giấy phép kinh doanh quán cafe
Trình tự xin giấy phép kinh doanh quán cafe như sau:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và gửi hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh đến Phòng Kinh tế – Kế hoạch – UBND quận, huyện, thành phố nơi bạn đặt địa chỉ quán và nộp lệ phí.
Bước 2: Chờ đợi cơ quan đăng ký xét duyệt hồ sơ của bạn trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Nếu sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo…
Bước 3: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc sửa đổi, bổ sung các thông tin cần thiết nếu được yêu cầu trong vòng 03 ngày kể từ ngày nộp.
4. Mở quán cafe không đăng ký kinh doanh có bị xử phạt không?
Như đã phân tích tại mục 1 và 2 của bài thì căn cứ theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 39/2007/NĐ-CP ký ngày 16 tháng 03 năm 2007 quy định về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh thì mở quán cafe nhỏ có cần giấy phép kinh doanh là phải bắt buộc.
Trong trường hợp bạn không có giấy phép kinh doanh thì theo Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ký ngày 15 tháng 11 năm 2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả bạn sẽ bị xử phạt hành chính. Mức xử phạt như sau:
“Điều 6. Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Khoản 2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định.”
Tức là tùy theo mức độ vi phạm, công an phường sẽ xem xét và xử phạt từ 5 – 10 triệu đồng với lỗi mở quán cafe mà không đăng ký kinh doanh.
Như vậy có thể nói dù bất cứ hình thức quán cafe nào, dù chỉ là quán cafe nhỏ với quy mô và nguồn vốn thấp thì khi mở quán cafe nhỏ có cần giấy phép kinh doanh và các giấy tờ cần thiết theo đúng quy định của nhà nước. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp các bạn có sự chuẩn bị tốt nhất cho hoạt động kinh doanh của mình. Đừng quên theo dõi những bài viết hữu ích tiếp theo của Jarvis tại fanpage và website chính thức nhé!
Đọc thêm: đăng ký kinh doanh cần gì