1. Luật sư tư vấn luật doanh nghiệp
Kinh doanh là một hình thức có thể đem lại lợi nhuận cao do đó có rất nhiều cá nhân lựa chọn bắt đầu sự nghiệp bằng hình thức kinh doanh. Tuy nhiên khi bắt đầu thực hiện kinh doanh có rất nhiều người băn khoăn không biết hoạt động kinh doanh của mình có cần phải đăng ký kinh doanh không? Nếu cần thì thủ tục cần thực hiện bao gồm những gì, đến các cơ quan nào? Khi kinh doanh tiền thuế phải nộp là gì?…
Xem thêm: Mở cửa hàng có cần đăng ký kinh doanh
Khi bạn muốn hoạt động kinh doanh của mình đạt được hiệu quả thì một trong việc bạn cần quan tâm đó là nắm bắt được các quy định của pháp luật về vấn đề này, khi đó, vai trò của các công ty tư vấn luật đối với trường hợp này là rất quan trọng. Để được tư vấn cụ thể về các vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề khác phát sinh trong quá trình kinh doanh bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua hình thức gửi Email tư vấn hoặc liên hệ với số 1900.6169 để được tư vấn cụ thể.
2. Mở cửa hàng có cần đăng ký kinh doanh
Câu hỏi: Chào anh chị Luật Minh Gia! -Hiện tại em muốn thuê một kiot nhỏ để bán hàng thì cần những thủ tục gì ạ – Em định mở một shop bán linh kiện điện tử bao gồm: Loa kéo, mic, loa vi tính, tai nghe, ốp điện thoại, dán màn hình. thì shop của em thuộc loại kinh doanh nào, có cần phải đăng ký giấy phép kinh doanh không?
Và nếu cần đăng ký thì đăng ký ở đâu, thủ tục như thế nào và cần nhưng giấy tờ gì ạ.Nếu như cần phải đóng thuế thì đóng ở đâu và mặt hàng của em thì sẽ được tính thuế như thế nào ạ. -Khi nhập hàng về để bán có cần giấy xuất xứ hàng hóa không, nếu không có giấy xuất xứ hàng hóa thì có bị phạt ko ạ. -Em lần đầu kinh doanh không có kinh nghiệm mong anh chị nhiệt tình giúp đỡ ạ. -Em cám ơn anh chị nhiều ạ.
Trả lời: cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn đến công ty luật Minh Gia, với vụ việc của bạn chúng tôi có quan điểm tư vấn như sau:
Thứ nhất, trong trường hợp này bạn sẽ phải đăng ký kinh doanh theo quy đinh của pháp luật. Sở dĩ chỉ những trường hợp hoạt động kinh doanh một cách thường xuyên nhưng không phải đăng ký kinh doah quy định tại nghị định 39/2007/NĐ – CP về một số đối tượng như người bán hàng rong, buôn bán dạo, bán quà vặt,… còn các trường hợp khác khi tham gia hoạt động kinh doanh đều phải đăng ký kinh doanh. Nếu như bạn chỉ thuê 1 kiot nhỏ ở trong 1 khu chợ hình thức nhỏ lẻ thì sẽ không bắt buộc phải đăng ký kinh doanh, còn trong trường hợp bạn thuê 1 cửa hàng để kinh doanh buôn bán thì sẽ phải đăng ký kinh doanh. Bởi lẽ khi bạn mở cửa hàng này đây sẽ là hoạt động kinh doanh diễn ra thường xuyên, liên tục, mục đích của hoạt động kinh doanh là thu lợi nhuận. Trong trường hợp này bạn có thể lựa chọn đăng ký kinh doanh theo hộ gia đình hoặc đăng ý kinh doanh cá thể.
Thứ hai, thủ tục và hồ sơ đăng ký kinh doanh cá thể được quy định như sau:
Tham khảo thêm: Tra cứu tên doanh nghiệp để đăng ký kinh doanh
Điều 71. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh
1. Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:
a) Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có);
b) Ngành, nghề kinh doanh;
c) Số vốn kinh doanh;
d) Số lao động;
đ) Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.
Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
2. Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
Đọc thêm: Đăng ký kinh doanh chăm sóc da
a) Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
b) Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 73 Nghị định này;
c) Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.
3. Nếu sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thi người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
4. Định kỳ vào tuần làm việc đầu tiên hàng tháng, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho cơ quan thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh.
Thứ ba, khi đăng kí kinh doanh cá thể bạn sẽ phải nộp các loại thuế theo quy định là thuế môn bài với các mức như sau: nếu doanh thu bình quân năm trên 500 triệu đồng/năm thì mức thuế môn bài cả năm là 1 triệu đồng/năm, nếu doanh thu năm từ trên 300 triệu đến 500 triệu/năm thì mức thuế là 500 nghìn đồng/năm, nếu doanh thu trên 100 triệu đến 300 triệu/năm thì mức đóng là 300 nghìn đồng/năm. Đồng thời khi bạn nhập hàng hóa về bán thì sẽ nộp thuế Giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân chỉ khi doanh thu năm từ 100 triệu/ năm thì bạn sẽ không phải đóng thuế này theo căn cứ tại thông tư 92/2015/TT – BTC hướng dân thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân…
Thứ tư, khi bạn không xuất trình được xuất xứ hàng hóa thì sẽ vi phạm quy định về hàng hóa và có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại điều 21 nghị định 185/2013/NĐ – CP về xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại,… theo đó tùy vào giá trị hàng hóa vi phạm mà sẽ có mức xử phạt khác nhau nếu trị giá hàng hóa vi phạm dưới 1 triệu thì mức phạt tiền là 200 nghìn đến 400 nghìn, với giá trị hàng hóa vi phạm sẽ có mức phạt tương ứng.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề bạn quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến Tổng đài luật sư tư vấn luật Doanh nghiệp trực tuyến để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.
Đọc thêm: Phòng đăng ký kinh doanh số 3