MỤC LỤC: I. Các mẫu đơn xin nghỉ việc II. Lý do viết đơn xin nghỉ việc III. Quy trình xin nghỉ việc đúng luật IV. Mẹo ứng xử khi viết đơn xin nghỉ việc V. Tổng hợp những điều cần làm trước khi nghỉ việc
Nội dung chính
I. Các mẫu đơn xin nghỉ việc
Mẫu đơn xin nghỉ việc, thôi việc chuẩn
Khi người lao động có ý định nhảy việc và muốn kết thúc công việc đang làm thì viết đơn xin thôi việc là điều cần thiết. Mục đích của lá đơn này là để thông báo cho công ty về sự thay đổi nhân sự để họ có kế hoạch tuyển dụng kịp thời và tránh vi phạm hợp đồng. Đặc biệt, để cấp trên phê duyệt cho bạn nghỉ một cách thuận lợi thì lá đơn xin nghỉ việc cần được trình bày lý do một cách thuyết phục, chuyên nghiệp. Bạn có thể tham khảo một số mẫu đơn xin nghỉ việc chuẩn dưới đây:
Xem thêm: Mẫu viết đơn xin nghỉ việc
Để có thể thuyết phục được sếp, cấp trên cho bạn nghỉ việc như mong muốn thì bạn cần viết đơn xin nghỉ việc chuẩn, chuyên nghiệp từ hình thức cho đến nội dung. Có rất nhiều lý do để bạn xin nghỉ việc nhưng để được chấp thuận thì lý do phải chính đáng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần nắm được cách viết đơn xin nghỉ việc hay nhất, lịch sự nhất qua các mẫu đơn sẵn có, điều này sẽ giúp tạo được thiện cảm và tránh làm mất lòng bất cứ ai.
Bạn đang muốn tìm một công việc khác, hãy tạo CV mới và đẹp để được phỏng vấn ngay => Tạo CV tại đây
Mẫu đơn xin nghỉ việc số 1
Tải mẫu đơn xin nghỉ việc số 1 tại đây
Tìm hiểu thêm: Bản cam kết không đánh vợ
Tải ngay
Mẫu đơn xin nghỉ việc số 2
Tải mẫu đơn xin nghỉ việc số 2 tại đây
Tìm hiểu thêm: Bản cam kết không đánh vợ
Tải ngay
Mẫu 3
Tải mẫu đơn xin thôi việc, nghỉ việc số 3 tại đây
Tìm hiểu thêm: Bản cam kết không đánh vợ
Tải ngay
Mẫu 4
Tải mẫu đơn xin nghỉ việc số 4 tại đây
Tìm hiểu thêm: Bản cam kết không đánh vợ
Tải ngay
Mẫu 5
Tải mẫu đơn xin thôi việc, nghỉ việc số 5 tại đây
Tìm hiểu thêm: Bản cam kết không đánh vợ
Tải ngay
Mẫu 6
Tải mẫu đơn xin nghỉ việc số 6 tại đây
Tìm hiểu thêm: Bản cam kết không đánh vợ
Tải ngay
Ngoài ra còn có các mẫu đơn xin nghỉ việc khác như:
Mẫu đơn xin nghỉ việc, nghỉ phép không lương
Đây là đơn xin nghỉ việc áp dụng cho các trường hợp nghỉ việc gấp như ốm đau, có việc riêng, không đủ thời gian bàn giao lại công việc… Bạn hãy nêu rõ lý do của mình cùng thiện chí nghỉ việc không lương để nhận được sự thông cảm từ phía quản lý, tránh vi phạm hợp đồng vì những việc đó là lý do bất khả kháng. Một số mẫu đơn xin nghỉ việc riêng bạn có thể tham khảo dưới đây:
Mẫu 1
Tải mẫu đơn xin nghỉ phép không hưởng lương tại đây
Tìm hiểu thêm: Bản cam kết không đánh vợ
Tải ngay
Mẫu 2
Tải mẫu đơn xin nghỉ việc không lương số 2 tại đây
Tìm hiểu thêm: Bản cam kết không đánh vợ
Tải ngay
Mẫu 3
Tải mẫu đơn xin nghỉ việc không lương số 3 tại đây
Tìm hiểu thêm: Bản cam kết không đánh vợ
Tải ngay
Mẫu đơn xin nghỉ việc tạm thời
Đọc thêm: Mẫu đơn xin xác nhận nơi cư trú ở địa phương 2022
Dù bạn nghỉ việc tạm thời sau đó quay lại công ty thì cũng cần viết đơn xin nghỉ. Cách viết đơn xin nghỉ trong trường hợp này là thông báo tới công ty để nhận được sự đồng ý, tránh vi phạm hợp đồng và bị xử phạt. Ngoài ra nếu như bạn có lý do chính đáng thì có thể nhận được sự tôn trọng và giúp đỡ của đồng nghiệp và công ty.
Mẫu 1
Tải mẫu đơn xin nghỉ việc tạm thời tại đây
Tìm hiểu thêm: Bản cam kết không đánh vợ
Tải ngay
II. Lý do viết đơn xin nghỉ việc
Viết đơn xin nghỉ việc như thế nào cho thuyết phục, nhất là phần lý do luôn khiến người lao động băn khoăn. Dù là trường hợp nào bạn cũng cần nêu rõ lý do xin nghỉ việc. Chúng ta cùng tìm hiểu những lý do viết đơn xin nghỉ việc hay nhất, hợp lý, chính đáng nhất và những lý do không chính đáng cần tránh nhé!
1. Lý do xin nghỉ việc chính đáng
- Mong muốn thay đổi môi trường làm việc.
- Định hướng phát triển không phù hợp với công ty.
- Thay đổi địa chỉ, không thuận tiện đi làm tại công ty.
- Chế độ đãi ngộ không tương xứng với công sức bỏ ra.
- Không có cơ hội thăng tiến trong công việc.
- Mâu thuẫn với cấp trên không thể hòa giải.
- Bận đi học không thể tập trung cho công việc.
- Bận việc gia đình, muốn dành nhiều thời gian bên gia đình.
- Có cơ hội việc làm tốt hơn.
- Điều kiện sức khỏe không đủ để tiếp tục công việc.
2. Lý do xin nghỉ việc không chính đáng
- Gia đình không cho làm việc.
- Không hòa nhập được với đồng nghiệp.
- Vì những lý do buồn phiền cá nhân.
- Không thích lịch làm việc của công ty.
- Công việc hiện tại nhàm chán.
Với những lý do không chính đáng chắc chắn là các bạn không nên sử dụng bởi đây không chỉ là một lời nói mà còn khiến nhà tuyển dụng đánh giá con người bạn. Trong bất cứ những công việc gì chúng ta cũng nên thành thật và không được nói dối trong mọi trường hợp. Hãy thử nghĩ rằng nếu bạn nói dối thành công và che mắt được nhà tuyển dụng nhưng nếu khi họ biết sự thật chắc chắn họ sẽ thấy hối hận vì đã từng tin tưởng bạn. Nếu bạn đã xác định rõ việc nghỉ việc của mình thì cũng nên có kế hoạch và thông báo trước đó, hay bạn cũng nên chuẩn bị cho mình những mẫu CV xin việc mới đúng chuẩn để sẵn sàng chào đón một môi trường mới. Dù ra đi hay ở lại với bất cứ ly do gì chúng ta vẫn nên vui vẻ và thể hiện mình là người lịch sự, có văn hóa cũng như có sự chuyên nghiệp mọi lúc mọi nơi.
Đọc thêm: Quên lý do nghỉ việc cũ đi, đã đến lúc lấy lại tinh thần tìm việc mới
III. Quy trình xin nghỉ việc đúng luật
1. Thông báo nghỉ
Đầu tiên bạn cần thông báo cho người quản lý hoặc giám đốc về việc bạn muốn xin nghỉ. Bạn cần phải báo trước 30 ngày đối với hợp đồng lao động có thời hạn và báo trước 45 ngày đối với hợp đồng lao động vô thời hạn hoặc theo như quy định của công ty mới đúng luật. Báo trước khi nghỉ việc sẽ thể hiện bạn là người có trách nhiệm và là một nhân viên chuyên nghiệp.
2. Bàn giao công việc và tài sản
Khi đơn xin nghỉ việc được duyệt, bước tiếp theo là bàn giao công việc. Trong thời gian chờ đến thời hạn nghỉ việc, công ty sẽ cử hoặc tuyển người phù hợp nhận bàn giao công việc và toàn bộ tài sản công ty bạn để lại. Bạn có trách nhiệm hướng dẫn công việc, quy trình và cách xử lý công việc cho người kế nhiệm.
3. Sử dụng ngôn ngữ lịch sự
Đơn xin nghỉ việc cần sử dụng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng dù cho bạn có bất đồng với cấp trên hay không. Ngoài ra khi kết đơn bạn cần chúc cho sự phát triển của ban giám đốc và công ty. Việc viết đơn xin nghỉ việc hay, khéo léo sẽ nhận được sự đồng ý một cách thoải mái hơn, đồng thời cũng thể hiện bạn là người có trách nhiệm và được đánh giá cao.
4. Tuân theo hợp đồng lao động
Nếu tự ý nghỉ việc mà không được sự đồng ý của công ty, hoặc không báo trước trong thời gian nhất định đã được quy định thì người lao động được coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng và phải thực hiện các nghĩa vụ sau:
- Không được nhận trợ cấp thôi việc.
- Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng đến một tháng tiền lương.
- Có thể phải hoàn trả chi phí đào tạo cho công ty.
- Gặp khó khăn khi xin việc tại công ty mới.
Bởi vậy nên bạn cần tuân theo quy trình xin nghỉ việc để đảm bảo quyền lợi cũng như trách nhiệm của bản thân mình.
IV. Mẹo ứng xử khi viết đơn xin nghỉ việc
Xin nghỉ việc không chỉ là hành động gửi đơn và được chấp thuận mà còn là nghệ thuật ứng xử yêu cầu sự chuyên nghiệp, khéo léo như khi tìm việc làm. Sử dụng mẫu đơn xin nghỉ việc viết tay hay sẵn có tải về đều có thể chấp nhận. Để có lá đơn xin nghỉ việc hay nhất thì bạn cần cẩn trọng cân nhắc ngay từ những bước đầu tiên. Dù ra đi vì bất cứ lý do gì bạn cũng cần để lại ấn tượng tốt cho công ty cũ. Dưới đây là những mẹo nhỏ dành cho bạn.
1. Cân nhắc kỹ càng trước khi gửi đơn
Trước khi gửi đơn xin thôi việc bạn cần tự đặt ra cho mình những câu hỏi, cân nhắc và chuẩn bị hết những tình huống có thể xảy ra như:
- Bạn đã giải quyết hết những công việc tồn đọng chưa?
- Bạn có thể tìm được công việc mới ngay sau khi nghỉ việc không?
- Lý do mà bạn xin nghỉ liệu có xứng đáng để bạn đánh đổi công việc của mình hay không?
- Nếu như có thể tìm được công việc mới, thì các giá trị như cơ hội thăng tiến, lương, phân công khối lượng công việc, kiến thức có thể học được… có cao hơn công ty cũ hay không?
Sau khi cân nhắc tất cả những điều này và vẫn có mong muốn nghỉ việc thì hãy dành thời gian và công sức cho lá đơn để chứng tỏ sự tôn trọng với ban lãnh đạo công ty, cũng như trách nhiệm của bạn với công việc đã được giao.
2. Những điều cần có trong đơn xin nghỉ việc
Ngoài những lý do, quy trình và cách thức như trên, trong đơn xin thôi việc, nghỉ việc bạn cũng nên trình bày những điều sau:
- Những kinh nghiệm, những điều tốt đẹp mà bạn có được trong thời gian làm việc tại công ty.
- Bày tỏ bản thân đã trưởng thành hơn trong công việc như thế nào.
- Gửi lời cảm ơn tới những người đã giúp đỡ bạn trong suốt thời gian qua.
- Trích dẫn những sự kiện để lại cho bạn ấn tượng.
- Bày tỏ mong ước công ty có thể phát triển hơn trong tương lai.
- Giải thích lý do ra đi một cách trung thực và nhẹ nhàng.
- Để cử một ứng viên cho vị trí thay thế.
Việc này tránh cho công ty phải mất thời gian và kinh phí tìm được ứng viên phù hợp. Nếu không phải là đồng nghiệp, bạn cũng có thể giới thiệu bạn bè và những mối quan hệ bên ngoài để giúp bạn có được người thay thế thích hợp.
3. Cân nhắc thời điểm ra đi
Ngoài việc cân nhắc những lý do của bản thân, bạn cũng cần nghĩ cho tình cảnh của công ty. Nếu bạn nộp đơn xin thôi việc vào đúng thời điểm công ty đang gặp khó khăn hay trục trặc trong kinh doanh thì dù bạn có lý do nào đi chăng nữa thì công ty cũng đều có thể quy kết bạn “đứng núi này trông núi nọ” và đánh giá xấu về bạn. Toàn bộ thời gian bạn cống hiến cho công ty có thể không được ghi nhận vì điều này. Hơn nữa bạn cũng nên giữ mối quan hệ tốt với cấp trên và đồng nghiệp dù cho đã nghỉ việc. Điều này sẽ khiến mối quan hệ của bạn rộng rãi hơn, có thể giúp đỡ lẫn nhau khi cần và cũng giúp cho chuyện nghỉ việc không còn là vấn đề to tát nữa. Hy vọng rằng những cách viết đơn xin nghỉ việc này sẽ giúp bạn gỡ rối và tìm được giải pháp tối ưu hợp lý nhất cho quyết định nghỉ việc quan trọng của mình. Chúc cho bạn có thể nghỉ việc một cách nhẹ nhàng và có được một công việc mới suôn sẻ, thuận lợi. Hiện nay có rất nhiều những hình thức xin việc khác nhau như trực tiếp hoặc gián tiếp, việc nộp hồ sơ xin việc online hay tạo cv trực tuyến trở nên khá dễ dàng. Nếu các bạn vẫn còn đang băn khoăn chưa biết phải lựa chọn cách nào hãy tham khảo chi tiết hoặc tải trực tiếp và điền theo mẫu CV để có những bản cv xin việc đẹp mắt, chuyên nghiệp đáp ứng nhu cầu ứng tuyển nhiều vị trí khác nhau.
Đọc thêm: Lời chúc khi nghỉ việc tại công ty, lời cảm ơn, tin nhắn
V. Tổng hợp những điều cần làm trước khi nghỉ việc
Trước khi bạn nghỉ việc có lẽ việc đầu tiên bạn nghĩ đến sẽ là xin việc mới, hãy cố gắng và chuẩn bị cho mình một bộ hồ sơ xin việc thì công việc mới sẽ được tiến hành nhanh chóng và hiệu quả hơn. Thực ra công việc được thay thế hay chuyển tiếp là điều quan trọng các bạn không nên chủ quan và cần cân nhắc kỹ lưỡng để kiểm soát được mọi vấn đề diễn ra xung quanh nó. Dưới đây là một số những việc bạn cần làm trước khi nghỉ việc, tuy nhỏ nhưng chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.
1. Hãy giữ bí mật
Khi bạn quyết định nghỉ việc và tìm công việc mới, dù là những người rất thân bạn cũng không nên chia sẻ. Bởi có rất nhiều điều khi chúng ta nói ra sẽ ảnh hưởng không tốt đến suy nghĩ và công việc của mọi người.
2. Lưu trữ hồ sơ, dự án hay công việc bạn đang làm
Dù bạn nghỉ việc cũng vẫn phải có trách nhiệm với công việc của mình đã đảm nhiệm. Việc lưu trữ hồ sơ cách làm việc cũng giúp nhân viên thay thế chỗ của bạn nhanh chóng tiếp nhận công việc và không để ảnh hưởng nhiều tới công ty.
3. Dọn dẹp máy tính
Hãy đảm bảo tất cả những thông tin cá nhân của bạn hay những công việc bạn làm gần đây nhất bạn nên xóa đi, đặc biệt những vấn đề không liên quan đến công việc.
4. Đơn xin nghỉ việc
Viết đơn xin thôi việc, nghỉ việc khi mọi thứ đã thật sự sẵn sàng, hãy viết ngắn gọi súc tích và đặc biệt hay ghi rõ ngày cuối cùng bạn làm việc và bạn sẽ hỗ trợ đào tạo và tìm người mới thay thế. Cũng đừng quên cảm ơn công ty đã giúp đỡ bạn trong thời gian bạn đã làm việc tại đó. Không nên viết đơn xin nghỉ việc dài dòng, khó hiểu các bạn nhé. Có thể bạn sẽ lựa chọn nghỉ xong và xin việc nhưng nên được nhận vào công ty mới hãy xin nghỉ.
5. Sử dụng ngày phép và tiền thưởng
Bạn hãy dành thời gian để tính những ngày phép còn lại và các khoản thưởng hay tiền liên quan đến công ty trước khi nghỉ việc.
6. Làm đẹp bản thân
Bạn hãy dành cho mình một khoảng thời gian để đi mua sắm, làm đẹp, thay những trang phục mới cũng như diện mạo mới cho bản thân để tạo ấn tượng tốt nhất cho nơi mới.
7. Thư tạm biệt/chia tay
Khi bạn rời xa môi trường làm việc nơi có nhiều kỷ niệm chắc chắn đừng quên viết thư chia tay nhé. Bạn có thể chuẩn bị những đoạn viết chia tay hoặc gặp trực tiếp những người thân thiết đã giúp đỡ mình trong khoảng thời gian qua. Hãy thực lòng cảm ơn họ để tạo ấn tượng tốt nhất dù bạn không còn làm việc ở đó nữa nhé.
8. Chuẩn bị tinh thần về việc công ty có thể sẽ giữ chân bạn
Nếu công ty có những đề xuất tốt hơn và hấp dẫn để giữ chân bạn nhưng bạn hãy nhớ rằng vì sao bạn lại nghỉ và tìm công việc mới. Hãy chuẩn bị sẵn sàng tâm lý để từ chối đề xuất công ty nhé.
9. Tránh bàn tán
Bạn cần tránh những bàn tán đến các việc riêng trong thời gian nghỉ việc. Những gì bạn phát biểu trong thời gian này sẽ được mọi người gi nhớ và đánh giá lâu chính vì thế hãy giữ cho mình hình ảnh đẹp nhất khi rời công ty nhé. Có rất nhiều những thắc mắc về vấn đề nghỉ việc đối với các bạn nhân viên đó là sếp khó tính quá có nên nộp đơn xin nghỉ việc không. Đây là một lý do khiến nhiều người băn khoăn nhất, đôi khi áp lực công việc từ chính sếp của mình để biết phải xử lý ra sao với vấn đề này các bạn nên tìm hiểu chi tiết hơn để đưa ra những quyết định đúng đắn nhất nhé. MST: 0967 370 488
Tham khảo thêm: đơn xin miễn nghĩa vụ quân sự