logo-dich-vu-luattq

Mẫu quyết định ban hành quy chế năm 2022

Việc quyết định ban hành quy chế không còn là vấn đề ra xa lạ đối với tất cả chúng ta. Vậy mẫu quyết định ban hành quy chế? Quyền quyết định ban hành quy chế thuộc về ai?

Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan tới nội dung đã nêu ở trên.

Xem thêm: Mẫu văn bản quy chế

Khái niệm quy chế là gì?

Quy chế là một văn bản hoặc toàn thể các văn bản có chứa quy phạm pháp luật hoặc quy phạm xã hội do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự nhất định, có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các thành viên của cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chế.

Quy chế văn bản do người sử dụng lao động ban hành ra bao gồm các quy định, chế độ áp dụng với người lao động của đơn vị, quy chế có nội dung hẹp hơn nội quy lao động, thông thường nó quy định cụ thể một hoặc một số nội dung nào đó của nội quy lao động để áp dụng với mọi người lao động trong đơn vị hoặc chỉ áp dụng với một bộ phận nào đó.

Thông qua quy chế, người sử dụng lao động quyết định các vấn đề về chế độ, quyền lợi mà người lao động được hưởng và các trách nhiệm mà người lao động phải hoàn thành…

Bởi vậy, người sử dụng lao động là người phân công, kiểm tra quá trình chuyển giao sức lao động của người lao động và là người trả công cho nên cần thiết phải đặt ra các nguyên tắc rõ ràng trong phân phối quyền lợi cũng như thực hiện nghĩa vụ lao động để người lao động tự lựa chọn cách xử sự.

Từ đó, khuyến khích người lao động tích cực lao động, nâng cao tinh thần trách nhiệm với công việc.

– Một số yếu tố đảm bảo hệ thống quy phạm nội bộ của doanh nghiệp:

+ Tính hợp pháp: Phù hợp với các quy định của pháp luật, không trái luật.

Tìm hiểu thêm: Mẫu văn bản hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng đất

+ Tính thực tiễn: Phù hợp với yêu cầu quản lý điều hành, phù hợp với hoạt động của tổ chức trong từng lĩnh vực cụ thể.

+ Tính hiệu quả: Tạo thành lang pháp lý cho tổ chức, góp phần tích cực vào công tác quản lý, điều hành cũng như toàn bộ hoạt động của tổ chức, khi được áp dụng phải được mọi người tôn trọng và quán triệt thực thi.

Thẩm quyền quyết định ban hành quy chế

– Đối với thẩm quyền quyết định ban hành quy chế tại doanh nghiệp:

Hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định hay hướng dẫn việc ban hành các Quyết định của người có thẩm quyền của doanh nghiệp trong hoạt động quản trị doanh nghiệp. Thông thường hiện nay, các doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động quản trị công ty thường ban hành quyết định ban hành văn bản thông thường.

+ Quyết định cá biệt thường được hiểu là văn bản được ban hành để giải quyết các công việc cụ thể đối với đối tượng cụ thể. Đó là quyết định lên lương, khen thưởng, kỹ luật, bổ nhiệm, miễn nhiệm, phê duyệt…

+ Văn bản thông thường được hiểu là văn bản chứa đựng các quy phạm để quy định, hướng dẫn, giải quyết những vấn đề chung của quản trị doanh nghiệp như điều lệ, quy chế, quy định, kế hoạch, quy hoạch, chương trình, chiến lược…

Như vậy, khi chưa có văn bản pháp luật quy định về thể thức, hình thức ban hành các quy định của Tổng giám đốc thì doanh nghiệp có toàn quyền trong việc lựa chọn thể thức văn bản.

– Đối với thẩm quyền quyết định ban hành quy chế tại một số cơ quan Nhà nước:

Đọc thêm: Hướng dẫn viết mẫu đơn tình nguyện nhập ngũ năm 2022

Quy chế là chế độ được quy định bởi một số cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong một phạm vi nhất định, được ban hành có văn bản và có hiệu lực thi hành trong phạm vi cơ quan, tổ chức đó. Đồng thời, quy chế là quy phạm điều chỉnh các vấn đề liên quan đến chế độ chính sách, công tác tổ chức hoạt động, công tác nhân sự, phân công và phân cấp nhiệm vụ, quyền hạn, định mức, đơn giáp áp dụng. Đồng thời, quy chế đưa ra yêu cầu cần đạt được và có tính định khung mang tính nguyên tắc.

Do đặc tính của quy chế là không phải áp dụng trong phạm vi rộng mà nó áp dụng có giới hạn phạm vi, trong một cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp… Việc ban hành quy chế cũng không phải do một cơ quan chung nào ban hành nên các quy chế đó.

Căn cứ Quyết định số 469/2017/QĐ-BTC ban hành quy chế làm việc của Bộ Tài chính và Nghị định số 138/2016/NĐ-CP về quy chế làm việc của Chính phủ… Do cơ quan các cơ quan khác nhau ban hành để áp dụng cho cơ quan mình, Luật Doanh nghiệp cũng quy định Giám đốc, Tổng Giám đốc ra quyết định ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty đối với doanh nghiệp Nhà nước.

Mẫu quyết định ban hành quy chế

Từ những điều phân tích phía trên, sau đây chúng tôi sẽ cung cấp Mẫu quyết định ban hành quy chế sau đây:

Tải download Mẫu quyết định ban hành quy chế

Một số lưu ý trong mẫu quyết định ban hành quy chế:

+ Các căn cứ pháp lý để ban hành Quyết định.

+ Các cơ quan để báo cáo, phối hợp, biết.

+ Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).

+ Nếu người ký văn bản là Phó Giám đốc thì ghi chữ viết tắt “KT” phía trước, bên dưới ghi “Phó giám đốc”.

Như vậy, trên đây là mẫu quyết định ban hành quy chế mới nhất được chúng tôi cung cấp, bên cạnh đó chúng tôi đưa ra phân tích rõ ràng, cụ thể và nêu ra những lưu ý khi ban hành quyết định ban hành quy chế.

Tham khảo thêm: Các loại mẫu đơn về đất đai

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !