Để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đối tượng bị xử phạt, bảo đảm việc XPVPHC được thực hiện khách quan, minh bạch và dân chủ, đúng quy định pháp luật, tránh tình trạng áp đặt của cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt khi tiến hành xử phạt, phù hợp với yêu cầu bảo đảm quyền cơ bản của công dân đã được Hiến pháp ghi nhận “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân…”. Đặc biệt là giải trình văn bản cũng là vấn đề đang được nhiều người quan tâm. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này mời quý khách theo dõi bài viết dưới đây về mẫu văn bản giải trình vi phạm hành chính.
Xem thêm: Mẫu văn bản giải trình vi phạm hành chính
Mẫu mẫu văn bản giải trình vi phạm hành chính
Nội dung chính
1. Các trường hợp giải trình vi phạm hành chính
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 61 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 được sửa đổi, bổ sung năm 2020 thì giải trình được thực hiện trong các trường hợp sau:
“Đối với hành vi vi phạm hành chính mà pháp luật có quy định hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc quy định mức tối đa của khung tiền phạt đối với hành vi đó từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức thì cá nhân, tổ chức vi phạm có quyền giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xem xét ý kiến giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính để ra quyết định xử phạt, trừ trường hợp cá nhân, tổ chức không yêu cầu giải trình”
Đối với hình thức phạt tiền thì căn cứ vào mức tiền sẽ phạt hay căn cứ vào khung hình phạt để xem xét cá nhân/tổ chức có quyền giải trình hay không để ghi vào biên bản vi phạm hành chính. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 61 Luật xử lý vi phạm hành chính thì căn cứ vào mức phạt tiền tối đa của khung tiền phạt, tức là xem số tiền tối đa của hành vi đó là bao nhiêu, nếu từ 15 triệu trở lên đối với cá nhân, 30 triệu trở lên đối với tổ chức thì biên bản vi phạm hành chính phải ghi quyền giải trình của cá nhân/tổ chức, có thể khi xử phạt thì mức phạt tiền đối với cá nhân có thể dưới 15 triệu hoặc với tổ chức dưới 30 triệu. Không thể căn cứ vào mức tiền sẽ phạt để quyết định người vi phạm có được quyền giải trình hay không, vì người lập biên bản vi phạm hành chính không biết người có thẩm quyền xử phạt sẽ phạt bao nhiêu tiền để xác định có đủ điều kiện giải trình hay không?.
Ví dụ: Theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 16/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực xây dựng, thì:
“2. Xử phạt đối với hành vi không công khai giấy phép xây dựng tại địa điểm thi công xây dựng trong suốt quá trình thi công như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.”
Như vậy, khi phát hiện hành vi không công khai giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác thì người lập biên bản vi phạm hành chính phải ghi quyền giải trình của người vi phạm trong biên bản, bởi lẻ mức phạt tối đa của hành vi này là 20.000..000đ. Mặc dù khi xử phạt có thể phạt dưới 15 triệu hoặc trên 15 triệu nhưng khung tối đa của hành vi là 20 triệu nên thuộc trường hợp giải trình.
2. Hình thức giải trình vi phạm hành chính
Theo Khoản 2 Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2020 thì giải trình được thực hiện bằng 2 hình thức: Văn bản hoặc trực tiếp.
2.1 Giải trình bằng văn bản
Đối với trường hợp giải trình bằng văn bản, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải gửi văn bản giải trình cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
Trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì người có thẩm quyền xử phạt có thể gia hạn nhưng không quá 05 ngày làm việc theo đề nghị của cá nhân, tổ chức vi phạm. Việc gia hạn của người có thẩm quyền xử phạt phải bằng văn bản.Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính tự mình hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp của mình thực hiện việc giải trình bằng văn bản như mẫu văn bản giải trình vi phạm hành chính.
2.2 Giải trình trực tiếp
Đối với trường hợp giải trình trực tiếp, cá nhân, tổ chức, vi phạm hành chính phải gửi văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
Người có thẩm quyền xử phạt phải thông báo bằng văn bản cho người vi phạm về thời gian và địa điểm tổ chức phiên giải trình trực tiếp trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của người vi phạm.
Người có thẩm quyền xử phạt tổ chức phiên giải trình trực tiếp và có trách nhiệm nêu căn cứ pháp lý, tình tiết, chứng cứ liên quan đến hành vi vi phạm hành chính, bình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả dự kiến áp dụng đối với hành vi vi phạm. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, người đại diện hợp pháp của họ có quyền tham gia phiên giải trình như mẫu văn bản giải trình vi phạm hành chính và đưa ra ý kiến, chứng cứ để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Việc giải trình trực tiếp được lập thành biên bản và phải có chữ ký của các bên liên quan; trường hợp biên bản gồm nhiều trang thì các bên phải ký vào từng trang biên bản. Biên bản phải được lưu trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính và giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hoặc người đại diện hợp pháp của họ 01 bản.
3. Mẫu biên bản giải trình theo Nghị định 118/2021/NĐ-CP
Sau đây chúng tôi gửi mẫu văn bản giải trình vi phạm hành chính tới quý khách:
BIÊN BẢN
Phiên giải trình trực tiếp*
_____________
Căn cứ Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020);
Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính số: …./BB-VPHC lập ngày ;
Căn cứ văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp ngày …./…./ của <ông (bà)/tổ chức>(*)(2) ;
Căn cứ văn bản ủy quyền cho người đại diện hợp pháp về việc tham gia phiên giải trình trực tiếp của <ông (bà)/tổ chức>(*)(2) …………………………………………………………………………………………….. (nếu có);
Căn cứ Thông báo số: …./TB-(3)…. ngày …./…./ của(4) ……………………………………………. về việc tổ chức phiên giải trình trực tiếp,
Hôm nay, vào hồi…. giờ …. phút, ngày …./…./…… , tại(5) ………………………………………….
Tìm hiểu thêm: Mẫu giấy biên nhận tiền viết tay
…………………………………………………………………………………………………………………..
Chúng tôi gồm:
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính – Bên tổ chức phiên giải trình:
Họ và tên:(6) ………………………………………………… Chức vụ:
Cơ quan: ………………………………………………………………………………………………………
2. <Cá nhân/Tổ chức>(*) vi phạm – Bên giải trình:
<Họ và tên>(*) …………………………………………. Giới tính: ……………………
Ngày, tháng, năm sinh:…./…./…. Quốc tịch: ……………………..
Nghề nghiệp: …………………………………………………………………………………………………
Nơi ở hiện tại: ……………………………………………………………………………………………….
Tìm hiểu thêm: Mẫu giấy biên nhận tiền viết tay
…………………………………………………………………………………………………………………..
Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu: …………………………………………………………………;
ngày cấp:…./…./…. ; nơi cấp: …………………………………………………………………………….
<Tên của tổ chức>(*): ……………………………………………………………………………………..
Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………………………………………………………………..
Tìm hiểu thêm: Mẫu giấy biên nhận tiền viết tay
…………………………………………………………………………………………………………………..
Mã số doanh nghiệp: ………………………………………………………………………………………
Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động: …………………………………….; ngày cấp: …/…./…….; nơi cấp: …………………………………………………………
Người đại diện theo pháp luật:(7) …………………………………………. Giới tính: ……………………
Chức danh:(8) ………………………………………………………………………………………………..
Nội dung phiên giải trình:
1. Ý kiến của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính:
a) Về căn cứ pháp lý:
……………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………….
b) Về các tình tiết, chứng cứ liên quan đến hành vi vi phạm:
……………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………….
c) Về các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả dự kiến áp dụng đối với hành vi vi phạm:
……………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………….
2. Ý kiến của <cá nhân/người đại diện của tổ chức>(*) vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của <cá nhân/tổ chức>(*) vi phạm:
……………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………….
3. Phiên giải trình kết thúc vào hồi…. giờ …. phút, ngày …./…./……
Biên bản này gồm …. tờ, được lập thành …. bản có nội dung và giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây; giao cho ông (bà) (9) là <cá nhân/người đại diện của tổ chức>(*) vi phạm hoặc người đại diện hợp pháp của <cá nhân/tổ chức>(*) vi phạm 01 bản, 01 bản lưu hồ sơ.
<Trường hợp cá nhân/người đại diện của tổ chức vi phạm không ký biên bản phiên giải trình trực tiếp>
Lý do ông (bà) (9) …………………………………………………………………… <cá nhân/người đại diện của tổ chức>(*) vi phạm hoặc người đại diện hợp pháp của <cá nhân/tổ chức>(*) vi phạm không ký biên bản:
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
<In ở mặt sau>(**) Biên bản đã giao trực tiếp cho <cá nhân/người đại diện của tổ chức>(*) vi phạm hoặc người đại diện hợp pháp của <cá nhân/tổ chức>(*) vi phạm vào hồi…. giờ …. phút, ngày …./…./……
NGƯỜI NHẬN BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ và tên)
———————-
* Mẫu này được sử dụng để lập biên bản ghi lại nội dung phiên giải trình trực tiếp quy định tại khoản 3 Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020).
(*) Lưu ý lựa chọn và ghi thông tin cho phù hợp với thực tế của vụ việc.
(**) Áp dụng đối với trường hợp biên bản được giao trực tiếp cho cá nhân/người đại diện của tổ chức vi phạm hoặc người đại diện hợp pháp của cá nhân/tổ chức vi phạm.
(1) Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo hướng dẫn về thể thức của Chính phủ.
(2) Ghi họ và tên của cá nhân/tên của tổ chức vi phạm.
(3) Ghi chữ viết tắt tên của cơ quan ban hành Thông báo theo hướng dẫn về thể thức của Chính phủ.
Tìm hiểu thêm: Mẫu đơn xin cấp sổ đỏ lần đầu
(4) Ghi chức danh và tên cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
(5) Ghi địa chỉ trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
(6) Ghi họ và tên của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính hoặc họ và tên của người đại diện được người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính uỷ quyền.
(7) Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.
(8) Ghi chức danh của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.
(9) Ghi họ và tên của cá nhân/người đại diện của tổ chức vi phạm hoặc họ và tên của người đại diện hợp pháp của cá nhân/tổ chức vi phạm.
4. Quy định của pháp luật về giải trình
Theo Điều 61 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định
– Đối với hành vi vi phạm hành chính mà pháp luật quy định luật áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc áp dụng hình thức phạt tiền tối đa của khung tiền phạt đối với hành vi đó từ 15.000.000 đồng trở lên hoặc đối bới cá nhân, từ 30.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức thì cá nhân, tổ chức vi phạm có quyền giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xem xét ý kiến giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trước khi ra quyết định xử phạt, trừ trường hợp cá nhân, tổ chức không có yêu cầu giải trình trong thời hạn quy định theo pháp luật
– Đối với trường hợp giải trình bằng văn bản như với mẫu văn bản giải trình vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải gửi mẫu văn bản giải trình vi phạm hành chính này cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn không quá 05 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
Trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì người có thẩm quyền có thể gia hạn thêm không quá 05 ngày theo đề nghị của cá nhân, tổ chức vi phạm.
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính tự mình hoặc uỷ quyền cho người đại diện hợp pháp của mình thực hiện việc giải trình bằng văn bản.
– Đối với trường hợp giải trình trực tiếp, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải gửi văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
– Người có thẩm quyền xử phạt tổ chức phiên giải trình trực tiếp và có trách nhiệm nêu căn cứ pháp lý và tình tiết, chứng cứ liên quan đến hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả dự kiến áp dụng đối với hành vi vi phạm. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, người đại diện hợp pháp của họ có quyền tham gia phiên giải trình và đưa ra ý kiến, chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
– Việc giải trình trực tiếp được lập thành biên bản và phải có chữ ký của các bên liên quan; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ thì các bên phải ký vào từng tờ biên bản. Biên bản này phải được lưu trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính và giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hoặc người đại diện hợp pháp của họ 01 bản.
Quyền của người yêu cầu giải trình( Điều 7 Nghị định 90/2013/NĐ- CP)
– Tự mình hoặc ủy quyền cho người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện yêu cầu giải trình.
– Được rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu giải trình.
– Được nhận văn bản giải trình của cơ quan có trách nhiệm giải trình.
Nghĩa vụ của người yêu cầu giải trình( Điều 8 Nghị định 90/2013/NĐ- CP)
– Thực hiện các trình tự, thủ tục về yêu cầu giải trình theo quy định của Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
– Trình bày rõ ràng, trung thực, có căn cứ về nội dung yêu cầu giải trình.
– Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung yêu cầu giải trình.
Quyền của người giải trình ( Điều 9 Nghị định 90/2013/NĐ- CP)
– Yêu cầu người yêu cầu giải trình cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung yêu cầu giải trình như trong mẫu văn bản giải trình vi phạm hành chính.
– Yêu cầu người yêu cầu giải trình thực hiện đúng trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
– Bổ sung hoặc đính chính các thông tin trong văn bản giải trình nhằm làm rõ, chính xác và đầy đủ hơn các nội dung giải trình.
– Ngoài các trường hợp quy định tại Điều 6 của Nghị định này, khi giải trình trực tiếp, người giải trình có quyền từ chối giải trình trong các trường hợp sau đây:
+ Người yêu cầu giải trình đang trong tình trạng không kiểm soát được hành vi do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích khác;
+ Người được ủy quyền, người đại diện không có giấy tờ hợp pháp theo quy định của pháp luật;
+ Người yêu cầu giải trình có hành vi gây rối trật tự, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người giải trình.
Nghĩa vụ của người giải trình ( Điều 10 Nghị định 90/2013/NĐ- CP)
– Tiếp nhận yêu cầu giải trình thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
– Hướng dẫn người yêu cầu giải trình thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định của Nghị định này và các văn bản pháp luật có liên quan.
– Giải quyết yêu cầu giải trình theo đúng hình thức, trình tự, thủ tục và thời hạn quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật có liên quan.
5. Dịch vụ tại Luật ACC
Luật ACC xin gửi lời chào tới quý khách!
Tại ACC, quý khách có thể nhận được dịch vụ tư vấn và làm thủ tục trọn gói vô cùng nhanh chóng. Chúng tôi luôn đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu: Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn về quy trình, thủ tục thực hiện; hồ sơ cần chuẩn bị; hướng dẫn quý khách ký và hoàn thiện theo quy định; Tư vấn, hỗ trợ các vấn đề pháp lý liên quan 24/7.
Trên đây là một số chia sẻ về mẫu văn bản giải trình vi phạm hành chính. Trong những năm vừa qua, Luật ACC luôn là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý. Công ty chúng tôi với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp luôn sẵn lòng hỗ trợ và đáp ứng tối đa những yêu cầu của quý khách. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh và chính xác nhất theo:
Email: info@dichvuluattoanquoc.com
Hotline: 1900 3330
Zalo: 0967 370 488
Tìm hiểu thêm: Nên viết mẫu đơn giải trình như thế nào thì mới đúng (năm 2022)