Mẫu công văn giải trình với cơ quan thuế là mẫu bản công văn được các cơ quan, doanh nghiệp lập ra và gửi tới chi cục thuế để giải trình về một việc nào đó. Mẫu công văn giải trình này nêu rõ thông tin của doanh nghiệp, nội dung giải trình… Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về mẫu công văn giải trình chuẩn với cơ quan thuế tại đây.
Công văn giải trình với cơ quan thuế ở các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp dùng để trình bày lý do, nguyên nhân dẫn, thông tin có liên quan đến sai xót với cơ quan thuế. Nội dung công văn phải mang tính trung thực, chính xác, không được giấu diếm, gian dối, trình bày sai sự thật và trình bày theo mẫu đúng quy định của pháp luật. Dưới đây là các mẫu công văn giải trình về việc chậm nộp thuế, giải trình chậm nộp tờ khai… để các bạn tham khảo nhằm viết cho doanh nghiệp mình một văn bản đầy đủ nội dung và đáng tin cậy.
Xem thêm: Mẫu văn bản giải trình
Mẫu công văn giải trình với cơ quan thuế gồm các loại: Công văn giải trình về chậm nộp tờ khai thuế, Công văn giải trình chậm nộp báo cáo, Công văn giải trình về chậm nộp tờ khai thuế, Mẫu công văn giải trình về chậm nộp tờ khai thuế theo quý, Mẫu Công văn giải trình làm mất hóa đơn, Mẫu Công văn giải trình Bảo hiểm xã hội… Mời các bạn tham khảo và tải về.
Nội dung chính
- 1 1. Nguyên nhân dẫn đến phải giải trình với cơ quan thuế
- 2 2. Công văn giải trình thuế là gì?
- 3 3. Mẫu công văn giải trình thuế dành cho doanh nghiệp
- 4 4. Công văn giải trình về chậm nộp tờ khai thuế
- 5 5. Mẫu Công văn giải trình chậm nộp báo cáo
- 6 6. Mẫu công văn giải trình với cơ quan thuế
- 7 7. Mẫu công văn giải trình về chậm nộp tờ khai thuế theo quý
- 8 8. Mẫu công văn giải trình với cơ quan thuế mới nhất
1. Nguyên nhân dẫn đến phải giải trình với cơ quan thuế
Mẫu công văn gửi thuế là mẫu các công văn được tổ chức, doanh nghiệp sử dụng nhằm giải trình về một vấn đề cụ thể nào đó liên quan đến thuế, chẳng hạn như giải trình các sai sót khi kê khai thuế, viết sai hóa đơn GTGT…
Việc giải trình của tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính về thuế được quy định tại Điều 23 Thông tư 166/2013/TT-BTC hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về thời hạn, thủ tục giải trình vi phạm hành chính về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành như sau:
Tham khảo thêm: Mẫu giấy khám sức khỏe lái xe
Đối với trường hợp giải trình bằng văn bản: tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính thuế phải gửi văn bản giải trình cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuế trong thời hạn không quá 05 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì người có thẩm quyền xử phạt có thể gia hạn thêm không quá 05 ngày theo đề nghị của tổ chức, cá nhân vi phạm. Trường hợp, người có thẩm quyền xử phạt đồng ý gia hạn giải trình cho tổ chức, cá nhân vi phạm thì phải thể hiện bằng văn bản.
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính về thuế tự mình hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp của mình thực hiện giải trình bằng văn bản.
Đối với trường hợp giải trình trực tiếp: cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thuế phải gửi văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính về thuế.
Theo đó, trường hợp phải giải trình với cơ quan thuế gồm: Tổ chức, cá nhân có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn bị xử phạt theo tỷ lệ phần trăm (%) quy định tại Điều 107 Luật quản lý thuế; hành vi trốn thuế bị xử phạt theo số lần thuế trốn theo quy định tại Điều 108 Luật quản lý thuế; hành vi không trích chuyển tiền trong tài khoản của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế quy định tại Điều 114 Luật quản lý thuế bị lập biên bản vi phạm hành chính về thuế. Tổ chức, cá nhân vi phạm có quyền giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế.
2. Công văn giải trình thuế là gì?
Công văn giải trình thuế có thể hiểu đơn giản là các văn bản hành chính được các doanh nghiệp, hoặc cơ quan, tổ chức soạn thảo để giải thích, làm rõ các vấn đề vướng mắc liên quan đến thuế khi làm việc với cơ quan quản lý thuế.
Đọc thêm: đơn xin xác nhận hộ nghèo
Theo quy định tại Điều 23, Thông tư 166/2013/TT-BTC, hành vi vi phạm hành chính về thời hạn, thủ tục giải trình trình về thuế sẽ bị xử phạt như sau:
– Đối với trường hợp có hành vi khai sai, dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp, hoặc tăng số tiền thuế được hoàn bị xử phạt theo tỷ lệ % quy định tại Điều 107, Luật Quản lý thuế 2019, hành vi trốn thuế bị xử phạt theo số lần trốn thuế theo quy định tại Điều 108, Luật quản lý thuế 2019, hành vi không trích chuyển tiền trong tài khoản của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan hành chính về thuế thì người vi phạm có quyển giải trình với người có thẩm quyền theo hình thức trực tiếp hoặc bằng văn bản.
– Trong trường hợp giải trình bằng văn bản, trong thời gian không quá 05 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, các cá nhân hoặc tổ chức vi phạm sẽ phải gửi văn bản giải trình người người có thẩm quyền xử lý. Nếu vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể gia hạn thêm (không quá 05 ngày) theo đề nghị của tổ chức/cá nhân vi phạm. Việc gia hạn thêm thời gian cần phải được thể hiện bằng văn bản.
– Trong trường hợp phải giải trình trực tiếp: Trong thời gian 02 ngày làm việc (kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính về thuế), các cá nhân hoặc tổ chức vi phạm hành chính về thuế sẽ phải gửi văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp đến người có thẩm quyền.
3. Mẫu công văn giải trình thuế dành cho doanh nghiệp
4. Công văn giải trình về chậm nộp tờ khai thuế
5. Mẫu Công văn giải trình chậm nộp báo cáo
6. Mẫu công văn giải trình với cơ quan thuế
7. Mẫu công văn giải trình về chậm nộp tờ khai thuế theo quý
8. Mẫu công văn giải trình với cơ quan thuế mới nhất
Trên đây Hoatieu.vn đã gửi tới các bạn Mẫu công văn giải trình với cơ quan thuế sử dụng trong các cơ quan, doanh nghiệp.
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thuế kế toán kiểm toán trong mục biểu mẫu nhé.
Tham khảo thêm: Mẫu đơn chuyển nhượng đất cho con
- Mẫu công văn chung
- Mẫu Công văn giải thể doanh nghiệp
- Mẫu công văn về thay đổi, bổ sung thang bảng lương