logo-dich-vu-luattq

Mẫu tạm hoãn hợp đồng và nghỉ không lương

Do dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp phải cho người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng. Vậy, mẫu thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động do Covid-19 thế nào?

Xem thêm: Mẫu tạm hoãn hợp đồng và nghỉ không lương

Mẫu thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động do Covid-19

Các bên có thể sử dụng mẫu thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động do Covid-19 dưới đây:

TÊN CÔNG TY

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……. ngày …… tháng …… năm…..

THỎA THUẬN TẠM HOÃN

THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

– Căn cứ Bộ luật Lao động năm 2019;- Căn cứ hợp đồng lao động giữa Công ty………… và ông (bà)……….. ký ngày…………..;- Xét tình hình dịch bệnh Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty…………………..Hai bên tiến hành:

THỎA THUẬN

Điều 1: Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động giữa Công ty …………..…. và ông (bà)…………. ký ngày …………… kể từ ngày ………… đến hết ngày ………………….

Đọc thêm: Bồi thường chấm dứt hợp đồng trước thời hạn

Ông (bà) ……………..có trách nhiệm bàn giao công việc đang đảm nhiệm, tài liệu có liên quan theo sự chỉ đạo của ông (bà) Trưởng phòng ……………….Điều 2: Trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, ông (bà) ……………. không được hưởng lương, BHXH, BHYT và các chế độ khác từ Công ty ……………

Công ty ……… có trách nhiệm thanh toán tiền lương và các chế độ khác đối với ông (bà) ……………… đến hết ngày …………… (01 ngày trước ngày tạm hoãn hợp đồng lao động).Điều 3: Hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, ông (bà) …………… phải có mặt tại Công ty …………… Trong trường hợp hết hạn tạm hoãn hợp đồng lao động, ông (bà) không có mặt tại Công ty ………… mà không có lý do chính đáng thì xử lý với hình thức sa thải theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 36 của Bộ luật Lao động.Điều 4: Hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, Công ty ………. có trách nhiệm sắp xếp việc làm đối với ông (bà) …………… phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh và nhu cầu cán bộ của Công ty …………….

NGƯỜI LAO ĐỘNG NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

Nghĩa vụ các bên khi hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng ra sao?

Căn cứ the Điều 31 Bộ luật Lao động 2019, trong vòng 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, bạn phải có mặt tại nơi làm việc.

Theo đó, công ty phải nhận bạn trở lại làm công việc theo hợp đồng đã giao kết trước đó nếu giữa bạn và công ty không còn thỏa thuận nào khác và hợp đồng lao động còn thời hạn.

Trường hợp công ty không nhận lại bạn quay lại làm việc sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 28.

Cụ thể, căn cứ điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định 28/2020/NĐ-CP, người sử dụng lao động không nhận lại người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động sẽ bị phạt tiền từ 03 – 07 triệu đồng.

Mẫu thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động do Covid-19 thế nào? (Ảnh minh họa)

Do Covid-19 không thể ký thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng, có được nhận hỗ trợ?

Căn cứ Điều 13, 14 Quyết định 23/2021/QĐ-TTg, người lao động làm việc tại doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động để phòng, chống Covid-19 được hỗ trợ khi đáp ứng điều kiện sau:

– Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động từ 15 ngày liên tục trở lên, tính từ ngày 01/5/2021 – hết ngày 31/12/2021 và thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động từ ngày 01/5/2021 – hết ngày 31/12/2021.

– Đang tham gia BHXH bắt buộc tại tháng liền kề trước thời điểm người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương.

Mức hỗ trợ là:

– Người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động từ 15 ngày liên tục trở lên đến dưới 01 tháng: hỗ trợ 1,855 triệu đồng/người

– Người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động từ 01 tháng trở lên: 3,71 triệu đồng/người.

Hỗ trợ thêm:

Tìm hiểu thêm: Hợp đồng không thời hạn là gì

– Người lao động đang mang thai: 01 triệu đồng/người

– Người lao động đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 06 tuổi: 01 triệu đồng/trẻ em (chỉ hỗ trợ cho 01 người là mẹ hoặc cha hoặc người chăm sóc thay thế)

Bên cạnh đó, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã có Công văn 2558/LĐTBXH-VP nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động, người sử dụng lao động sớm tiếp cận và được thụ hưởng chính sách hỗ trợ.

Cụ thể, trường hợp không thể trực tiếp thỏa thuận bằng văn bản do điều kiện giãn cách, phong tỏa, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã có hướng dẫn như sau:

– Nếu do dịch bệnh hoặc nguyên nhân bất khả kháng không thể thỏa thuận bằng văn bản, người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận bằng hình thức khác như: Qua điện thoại, tin nhắn, Email,….

– Khi có sự thống nhất thỏa thuận giữa hai bên thì người sử dụng lao động ghi rõ cách thức thỏa thuận vào cột “Ghi chú” tại Mẫu số 05 và chịu trách nhiệm về nội dung thỏa thuận.

Như vậy, xét trong trường hợp của bạn, công ty bạn và nhân viên có thể thỏa thuận về tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động qua điện thoại, tin nhắn, email,… nhưng phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin này.

Trong thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động có được trả lương, đóng BHXH không?

Về vấn đề này, tại khoản 2 Điều 30 Bộ luật Lao động 2019 nêu:

2. Trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

Như vậy, theo quy định trên, nếu công ty và phía người lao động không có thỏa thuận nào khác thì trong thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động, người lao động không được hưởng lương cũng như các quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động.

Bên cạnh đó, tại khoản 4 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định:

4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.

Theo đó, để xác định người lao động có được đóng BHXH trong thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động hay không cần căn cứ theo số ngày nghỉ không lương của người lao động trong tháng. Trường hợp người lao động không làm việc và không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó.

Trên đây là giải đáp về mẫu thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động do Covid-19. Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006199 để được hỗ trợ.

Tham khảo thêm: Vi phạm hợp đồng lao động

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !