Tờ trình là một loại văn bản được dùng nhiều trong cơ quan Nhà nước. Mẫu tờ trình nêu lên nội dung người viết muốn tường trình một hay nhiều nội dung, sự việc có thể đã xảy ra hoặc đề nghị một việc gì đó của cấp dưới với cấp trên để được biết và cho ý kiến giải quyết. Mời bạn đọc tải mẫu tờ trình thông dụng nhất dưới đây để tham khảo cho bản tường trình của mình hợp lý hơn.
Mẫu tường trình là một loại giấy tờ mà bạn sẽ thường xuyên được tiếp xúc tại các cơ quan nhà nước hay là doanh nghiệp nơi mà mình làm việc. Tờ trình cần được trình bày khoa học và đầy đủ nội dung. Có rất nhiều loại tờ trình sử dụng phổ biến hiện nay như: Tờ trình xin kinh phí, Tờ trình điều động nhân sự, Tờ trình giải quyết công việc…. Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây của Hoatieu.vn để hiểu rõ hơn về các loại tờ trình phổ biến hiện nay.
Xem thêm: Mẫu soạn thảo văn bản tờ trình
Nội dung chính
I. Tờ trình là gì?
Tờ trình là một văn bản được sử dụng trong nội bộ của cơ quan, doanh nghiệp, nhưng chủ yếu sử dụng trong cơ quan Nhà nước.
Tờ trình có thể hiểu là 01 văn bản dùng để trình bày, đề xuất với cấp trên một sự việc, đề xuất phê chuẩn một chủ trương, một giải pháp… để xin kết luận, chỉ đạo của cấp trên.
Viết tờ trình không phải việc khó nhưng yêu cầu người viết phải trình bày đủ các nội dung cần có như: Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên tờ trình, nội dung mẫu tờ trình, lý do viết tờ trình.
Ngoài ra, cần có các phương pháp kiến nghị đến cấp trên nhằm xin được xét duyệt một chính sách hoặc hỗ trợ kinh phí để thực hiện một việc hay dự án nào đó.
Tờ trình phải có chữ ký và cam kết của người trình bày.
Nội dung tờ trình thường có bố cục gồm 3 phần:
- Phần 1: Phần mở đầu nêu rõ lý do cần phải làm tờ trình;
- Phần 2: Đưa ra các ý kiến đề xuất.
- Phần 3: Kiến nghị cấp trên cho phép, hỗ trợ các điều kiện để thực hiện đề xuất.
II. Cách loại tờ trình thông dụng
Các mẫu tờ trình đề nghị là vô cùng phong phú. Tùy vào mục đích của người viết mà có các mẫu tờ trình như sau:
+ Mẫu tờ trình xin cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất, mẫu tờ trình đề nghị bổ nhiệm, mẫu tờ trình đề nghị sửa chữa, mẫu tờ trình dùng để giới thiệu về nhân sự mẫu tờ trình phê duyệt dự án;
+ Mẫu tờ trình xin kinh phí công đoàn;
+ Mẫu tờ trình xin tuyển dụng nhân sự;
+ Mẫu tờ trình bổ nhiệm cán bộ;
Đọc thêm: Mẫu đơn xin ra quân trước thời hạn mới nhất năm 2022
+ Mẫu tờ trình miễn nhiệm chức danh;
+ Mẫu tờ trình nhân sự;
+ Mẫu tờ trình về việc xin kinh phí,…
III. Các mẫu trình thông dụng
1. Mẫu tờ trình thường dùng
Tờ trình là một loại văn bản được dùng nhiều hiện nay đặc biệt là cơ quan nhà nước, tờ trình nêu lên nội dung người viết muốn tường trình một hay nhiều nội dung, sự việc có thể đã xảy ra. Mẫu tờ trình thường dùng mà Hoatieu.vn giới thiệu dưới đây được sử dụng trong các trường hợp: Tờ trình xin kinh phí, tờ trình xin phê duyệt dự án, tờ trình đề nghị sửa chữa, tờ trình mua sắm cơ sở vật chất, tờ trình mua đồ dùng….. Các bạn tải về miễn phí để về chỉnh sửa, sử dụng phù hợp với doanh nghiệp, đơn vị của mình.
2. Mẫu tờ trình xin phê duyệt
3. Tờ trình xin kinh phí mua sắm trang thiết bị
4. Tờ trình xin điều động nhân sự
5. Mẫu tờ trình xin kinh phí trong doanh nghiệp
IV. Kỹ năng viết tờ trình phổ biến
Cách viết một tờ trình rất có thể sẽ là không dễ dàng với nhiều bạn. Khi lên nội dung tờ trình bạn cần phải nắm được những yêu cầu khi sọan thảo tờ trình, bố cục tờ trình đó như thế nào là hợp lý và chuẩn theo mẫu, cũng như những lưu ý cơ bản khi viết tờ trình. Tham khảo ngay những nội dung dưới đấy để có những kiến thức cơ bản nhưng không kém quan trọng về mẫu tờ trình nhé.
1. Yêu cầu khi soạn thảo tờ trình:
a) Phân tích căn cứ thực tế làm nổi bật được các nhu cầu bức thiết của vấn đề cần trình duyệt.
b) Nêu các chủ đề xin phê chuẩn phải rõ ràng, cụ thể.
c) Các kiến nghị phải hợp lý.
d) Phân tích các khả năng và trình bày khái quát phương án phát triển mạnh, khắc phục khó khăn.
2. Bố cục tờ trình:
Cũng giống như các văn bản hành chính thông dụng khác, thông thường, tờ trình cũng có kết cấu gồm 3 phần:
– Phần 1: Phần dẫn đề. Thực chất, đây giống như mở bài của một văn bản. Trong phần này, người viết phải nêu một cách ngắn gọn, khái quát nhất về bối cảnh, tình hình và phân tích tính quan trọng của bối cảnh, tình hình đó làm cơ sở dẫn tới “đề suất” cần được thực hiện trong phần nội dung chính. => Khái quát lại, đây là phần nêu vấn đề.
Tham khảo thêm: Thủ tục xác nhận tình trạng độc thân, tại sao phải xác nhận độc thân?
– Phần 2: Đây là nội dung chính của tờ trình. Trong phần này, người viết nếu đề suất, phương án, phân tích các đề suất và phương án (nếu cần thiết để tăng tính thuyết phục) … Có thế nêu hết nội dung đề suất trong một văn bản hoặc nếu ý chính và trình bày chi tiết ra một phụ lục kèm theo tờ trình.
– Phần 3: Phần kết thúc: Trong phần này, người viết có thể lựa chọn các phương pháp kết đề như nêu ý nghĩa, giá trị của đề suất mong cấp trên xem xét; nêu mong muốn, kiến nghị cấp trên hỗ trợ,…
V. Kỹ thuật viết tờ trình
– Trong phần nêu lý do, căn cứ: Cần dùng cách hành văn để thể hiện đươc nhu cầu khách quan, hoàn cảnh thực tế đòi hỏi.
– Phần đề xuất: Cần dùng ngôn ngữ và cách hành văn có tính thuyết phục cao nhưng rất cụ thể, rõ ràng, tránh phân tích chung chung, khó hiểu. Các luận cứ phải lựa chọn điển hình từ các tài liệu có độ tin cậy cao, khi cần phải xác minh để bảo đảm sự kiện và số liệu trung thực.
Nêu rõ các ích lợi, các khó khăn trong các phương án, tránh nhận xét chủ quan thiên vị.
– Các kiến nghị: Phải xác đáng, văn phong phải lịch sự, nhã nhặn, luận chứng phải chặt chẽ, nội dung đề xuất phải bảo đảm tính khả thi mới tạo ra niềm tin nội tâm cho cấp phê duyệt. Tờ trình có thể đính kèm các bản phụ lục để minh họa thêm cho các phương án được đề xuất kiến nghị trong tờ trình.
VI. Lưu ý khi soạn thảo tờ trình
Bên cạnh tất cả những thông tin liên quan đến soạn thảo tờ trình đã được đề cập ở các mục bên trên, một số những lưu ý cho bạn đọc khi soạn thảo tờ trình như sau:
– Về hình thức, tờ trình là một trong các loại văn bản hành chính nên về thể thức kỹ thuật trình bày, cần tuần thủ các quy định của pháp luật về soạn thảo văn bản tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác Văn thư do Chính phủ ban hành ngày 05/05/2020.
– Nội dung của tờ trình, tờ trình thường có cấu trúc 03 phần (như nêu tại mục 2 phần IV). Tuy nhiên, không nhất thiết phải ghi rõ phần 1: Đề xuất, phần 2: Nội dung chính và phần 3: Kết luận.
Ngoài ra, cần lưu ý về lối diễn đạt và ngôn ngữ sử dụng trong tờ trình. Đây là một trong các văn bản hành chính nhà nước, tuy là dạng văn bản nghị luận như tờ trình không mang tính học thuật như các bài văn viết. Tờ trình mang tính thực tiễn.
Do vậy, nội dung trình bày trong tờ trình cần hết sức ngắn gọn, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, không phải lan man vào phân tích từng nội dung, phải thực tế và không cần sử dụng quá nhiều các biện pháp tu từ. Ngôn ngữ trong tờ trình cũng phải trang trọng, lịch sự, phổ thông – từ ngữ sử dụng dễ hiểu, không đa nghĩa và phải thể hiện rõ tính chất hành chính và tính chuẩn mực của người viết, không mang khuynh hướng cá nhân.
Trên đây, Hoatieu.vn đã gửi tới các bạn Mẫu tờ trình 2022 cùng hướng dẫn cách viết cụ thể chi tiết cho từng trừng hợp.
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.
Tìm hiểu thêm: Mẫu đơn xin nghỉ việc chuyên nghiệp nhất – Kế toán Lê Ánh
- Kỹ năng viết tờ trình
- Mẫu tờ trình thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình
- Mẫu tờ trình công nhận BCH công đoàn cơ sở
- Tờ trình bổ sung nhân sự đột xuất
- Tờ trình phê duyệt kế hoạch đấu thầu
- Tờ trình về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất