Công tác quản lý văn bản là một trong bốn mặt hoạt động của công tác văn thư cơ quan. Quản lý văn bản là việc tổ chức thực hiện quản lý hệ thống văn bản đến và văn bản đi của cơ quan theo nguyên tắc và trình tự nhất định. Trong việc quản lý các loại văn bản này đặc biệt là văn bản đến thì việc theo dõi sát sao là hoạt động được cơ quan nhà nước chú trọng tới. Với các loại văn bản đến mới thường sẽ được ghi vào sổ để dễ dàng quản lý. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời quý khách theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi về mẫu sổ đăng ký văn bản đến theo quy định pháp luật 2022.
Xem thêm: Mẫu sổ đăng ký văn bản đi
Mẫu sổ đăng ký văn bản đến
Nội dung chính
1. Khái quát về văn bản đến
Văn bản đến” là tất cả các loại văn bản do cơ quan, tổ chức nhận được từ cơ quan, tổ chức, cá nhân khác gửi đến.
Theo Điều 22 Nghị định 30/2020 về công tác văn thư thì việc đăng ký văn bản đếnphải bảo đảm đầy đủ, rõ ràng, chính xác các thông tin cần thiết theo mẫu Sổ đăng ký văn bản đến hoặc theo thông tin đầu vào của dữ liệu quản lý văn bản đến. Những văn bản đến không được đăng ký tại Văn thư cơ quan thì đơn vị, cá nhân không có trách nhiệm giải quyết, trừ những loại văn bản đến được đăng ký riêng theo quy định của pháp luật.
Về số đến của văn bản được lấy liên tiếp theo thứ tự và trình tự thời gian tiếp nhận văn bản trong năm, thống nhất giữa văn bản giấy và văn bản điện tử.
Theo đó văn bản đó sẽ được đăng ký bằng sổ hoặc bằng Hệ thống.
Tham khảo thêm: Tải mẫu giấy triệu tập của công an
a) Đăng ký văn bản đến bằng sổ
Văn thư cơ quan đăng ký văn bản vào Sổ đăng ký văn bản đến. Mẫu sổ đăng ký văn bản đến theo quy định tại Phụ lục IV Nghị định này.
b) Đăng ký văn bản đến bằng Hệ thống
Văn thư cơ quan tiếp nhận văn bản và đăng ký vào Hệ thống. Trường hợp cần thiết, Văn thư cơ quan thực hiện số hóa văn bản đến theo quy định tại Phụ lục I Nghị định này. Văn thư cơ quan cập nhật vào Hệ thống các trường thông tin đầu vào của dữ liệu quản lý văn bản đến theo quy định tại Phụ lục VI Nghị định này. Văn bản đến được đăng ký vào Hệ thống phải được in ra giấy đầy đủ các trường thông tin theo mẫu Sổ đăng ký văn bản đến, ký nhận và đóng sổ để quản lý.
Ngoài ra: Về mẫu dấu “Đến”Nghị định số 30/2020/NĐ-CP điều chỉnh mẫu dấu “ĐẾN” có thông tin về “Số và ký hiệu HS” thay cho thông tin “Lưu hồ sơ số”. Cơ quan thực hiện việc khắc lại mẫu dấu “ĐẾN” theo đúng mẫu quy định.
2. Mẫu sổ đăng ký văn bản đến
Bìa và trang đầu của mẫu sổ đăng ký văn bản đến:
Mẫu Sổ đăng ký văn bản đến: Theo quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP mẫu Sổ đăng ký văn bản đến gồm các nội dung: Ngày đến; số đến; tác giả; số, ký hiệu văn bản; ngày tháng văn bản; tên loại và trích yếu nội dung văn bản; đơn vị hoặc người nhận; ngày chuyển; ký nhận; ghi chú. Như vậy, mẫu Sổ đăng ký văn bản đến hiện nay bổ sung thêm 01 nội dung là “Ngày chuyển” so với quy định trước đây.
3. Nội dung sổ đăng ký văn bản đến
Đọc thêm: Mẫu đơn xin chuyển nhượng đất cho con
Trong mẫu sổ đăng ký văn bản đến cần chú trọng một số thông tin cần lưu ý như sau:
4. Dịch vụ tại Luật ACC
Luật ACC xin gửi lời chào tới quý khách!
Tại ACC, quý khách có thể nhận được dịch vụ tư vấn và làm thủ tục trọn gói vô cùng nhanh chóng. Chúng tôi luôn đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu: Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn về quy trình, thủ tục thực hiện; hồ sơ cần chuẩn bị; hướng dẫn quý khách ký và hoàn thiện theo quy định; Tư vấn, hỗ trợ các vấn đề pháp lý liên quan 24/7.
Trên đây là một số chia sẻ về mẫu sổ đăng ký văn bản đến. Trong những năm vừa qua, Luật ACC luôn là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý. Công ty chúng tôi với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp luôn sẵn lòng hỗ trợ và đáp ứng tối đa những yêu cầu của quý khách. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh và chính xác nhất theo:
Email: info@dichvuluattoanquoc.com
Hotline: 1900 3330
Zalo: 0967 370 488
Tìm hiểu thêm: Tải mẫu thư xác nhận công nợ