Khi tiến hành thủ tục ly hôn, rất nhiều các cặp vợ chồng đều có chung một thắc mắc về mẫu giấy quyết định ly hôn.
Họ đặt ra câu hỏi: “Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết ly hôn?”, “Quyết định ly hôn có hiệu lực khi nào?”.
Xem thêm: Mẫu quyết định ly hôn đơn phương
Tại bài viết này, Luật Quang Huy sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về mẫu quyết định ly hôn của Tòa án theo quy định pháp luật hiện hành.
Nội dung chính
1. Mẫu quyết định ly hôn của Tòa án
Mẫu quyết định công nhận thuận tình ly hôn là mẫu số 40-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao).
Hiện nay, mẫu quyết định ly hôn này đang được các Tòa án sử dụng một cách phổ biến.
TẢI MẪU QUYẾT ĐỊNH LY HÔN CỦA TÒA ÁN
TẢI MẪU QUYẾT ĐỊNH LY HÔN CỦA TÒA ÁN
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 40-DS
Tìm hiểu thêm: Thủ tục làm đơn ly hôn
(1) Ghi tên Toà án nhân dân ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện X, tỉnh H), nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội).
(2) Ghi họ tên, địa chỉ của đương sự. Tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên.
(3) Ghi họ tên của đương sự ly hôn.
(4) Ghi đầy đủ lần lượt các thoả thuận của các đương sự về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án đã được thể hiện trong biên bản ghi nhận sự tự nguyện ly hôn và hoà giải thành (kể cả án phí).
2. Thẩm quyền ra quyết định ly hôn
Điểm h Khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định:
Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.
Như vậy, Tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh nơi một trong hai bên vợ chồng cư trú, làm việc sẽ có thẩm quyền giải quyết yêu cầu thuận tình ly hôn.
Tòa án thụ lý đơn sẽ là Tòa án có thẩm quyền giải quyết ly hôn.
3. Quyết định ly hôn có hiệu lực khi nào?
Tìm hiểu thêm: Hồ sơ ly hôn gồm những gì
Khoản 1 Điều 212 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định:
Hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
Về thời điểm quyết định ly hôn có hiệu lực, Khoản 1 Điều 213 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định:
Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Như vậy, sau thời hạn 7 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải, nếu các bên không thay đổi ý kiến về nội dung thỏa thuận thì Tòa án sẽ ra quyết định ly hôn.
Quyết định ly hôn của Tòa án sẽ có hiệu lực ngay sau khi ban hành, chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội.
4. Cơ sở pháp lý
- Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
- Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
- Nghị quyết 326/2016/UBTVQH
Trên đây là toàn bộ thông tin chúng tôi cung cấp đến bạn về vấn đề: Mẫu quyết định ly hôn của Tòa án.
Để được tư vấn cụ thể hơn các bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật hôn nhân và gia đình trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được hỗ trợ giải đáp.
Trân trọng./.
Tìm hiểu thêm: Hôn nhân là gì? (Cập nhật 2022)