Một trong những quy định của bộ luật lao động được người lao động và cả người sử dụng lao động quan tâm rất nhiều là vấn đề chấm dứt hợp đồng lao động.
Chính vấn đề này cũng là nguyên nhân xảy ra rất nhiều các tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Xem thêm: Mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng giáo viên
Khi tiến hành chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động một trong những công việc mà người sử dụng lao động phải làm là lập quyết định chấm dứt hợp đồng.
Bài viết dưới đây, Luật Quang Huy sẽ thông tin đến bạn Mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng mới nhất.
Nội dung chính
- 1 1. Mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng lao động
- 2 2. Mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng làm việc viên chức
- 3 3. Mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng giáo viên
- 4 4. Mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng làm việc đối với giáo viên mầm non
- 5 5. Cách điền thông tin mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng
- 6 6. Trường hợp ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng
- 7 7. Ai là người có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng?
1. Mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng lao động
Dưới đây là mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng thông dụng nhất, bạn có thể tham khảo nội dung và cách thức soạn thảo hợp đồng:
TẢI MẪU QUYẾT ĐỊNH CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
2. Mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng làm việc viên chức
Viên chức là người lao động quan trọng, chiếm đa số trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập.
Việc ra quyết định chấm dứt hợp đồng làm việc viên chức phải đảm bảo đúng căn cứ và quy trình pháp luật. Dưới đây là mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng làm việc viên chức bạn có thể tham khảo:
TẢI MẪU QUYẾT ĐỊNH CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LÀM VIỆC VIÊN CHỨC
3. Mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng giáo viên
Tham khảo thêm: Hợp đồng uỷ quyền nhà đất
Dưới đây là mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng giáo viên theo quy định mới nhất của pháp luật hiện hành, các bạn có thể tham khảo:
TẢI MẪU QUYẾT ĐỊNH CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG GIÁO VIÊN
4. Mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng làm việc đối với giáo viên mầm non
Bạn có thể tham khảo và tải mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng làm việc đối với giáo viên mầm non tại đây:
TẢI MẪU QUYẾT ĐỊNH CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LÀM VIỆC ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN MÀM NON
5. Cách điền thông tin mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng
- Tên cơ quan: Nêu đầy đủ tên doanh nghiệp, ví dụ: Công ty CP/TNHH ABC, Doanh nghiệp tư nhân ABC….; Ủy ban nhân dân tỉnh/huyện/xã MNQ…; Trường Đại học ABC;…
- Tên người lao động sẽ chấm dứt hợp đồng lao động với Doanh nghiệp, cơ quan. Ghi rõ ngày tháng năm sinh, số CMND/CCCD, địa chỉ,…
- Lý do chấm dứt hợp đồng lao động: Nêu cụ thể lý do chấm dứt hợp đồng lao động, ví dụ: Hết hạn Hợp đồng lao động số: 1202/KT ngày…tháng…năm…giữa Ông/bà: Nguyễn Thị A với Công ty CP/TNHH ABC; do đơn đề nghị nghỉ việc của ông (bà) A; quyết định xử lý kỷ luật buộc thôi việc đối với ông (bà) A ,…
- Phần căn cứ: Tùy vào căn cứ để chấm dứt hợp đồng lao động mà nó có thể sẽ khác nhau, ví dụ: Căn cứ theo Luật nội dung … Căn cứ vào biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động giữa ông/bà: Nguyễn Thị A với Công ty CP/TNHH ABC; Căn cứ theo bản án số: 123/HSST của Tòa án nhân dân huyện XYZ…
6. Trường hợp ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng
Theo quy định của pháp luật, buộc thôi việc là hình thức xử lý kỷ luật áp dụng riêng cho đối tượng là công chức, viên chức được quy định theo Luật Cán bộ, Công chức 2008 và Viên chức 2010.
Đối với các doanh nghiệp thì không áp dụng theo quy định buộc thôi việc, thay vào đó người sử dụng lao động có quyền hạn ra quyết định kỷ luật là sa thải đối với người lao động hoặc ra quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động thực hiện các hành vi quy định tại Điều 36 của Bộ luật lao động năm 2019.
Như vậy, quyết định chấm dứt hợp đồng lao động được ban hành khi thuộc các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động tại Điều 34 Bộ luật lao động năm 2019, người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật.
Theo quy định này, các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động bao gồm:
- Hết hạn hợp đồng lao động
- Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động
- Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động
- Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu
- Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.
- Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.
- Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
- Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải
- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
- Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo đúng quy định pháp luật
- Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.
Ngoài ra, người sử dụng lao động được ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo các trường hợp quy định tại Điều 36 Bộ luật này:
- Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc;
- Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị trong thời gian quy định mà khả năng lao động chưa hồi phục. Khi sức khỏe bình phục, người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;
- Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;
- Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng;
- Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
- Người lao động tự ý bỏ việc không có lý do chính đáng từ 05 ngày liên tục trở lên;
- Người lao động cung cấp không trung thực thông tin cá nhân khi ký hợp đồng làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 36 Bộ luật lao động 2019 thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
- Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 Bộ luật lao động 2019.
- Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên.
Tìm hiểu thêm: Hợp đồng mua bán hàng hóa cá nhân
Đối với các trường hợp còn lại, người sử dụng lao động có nghĩa vụ báo trước với thời gian được quy định như sau:
- Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
- Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
- Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng và đối với trường hợp người lao động nghỉ việc để điều trị ốm đau, tai nạn theo thời hạn quy định mà chưa thể hồi phục
- Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ hướng dẫn tại Điều 7 Nghị định 145/2020/NĐ-CP
Cụ thể, các ngành nghề, công việc đặc thù gồm:
- Thành viên tổ lái tàu bay;
- Nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay, nhân viên sửa chữa chuyên ngành hàng không;
- Nhân viên điều độ, khai thác bay;
- Người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
- Thuyền viên thuộc thuyền bộ làm việc trên tàu Việt Nam đang hoạt động ở nước ngoài; thuyền viên được doanh nghiệp Việt Nam cho thuê lại làm việc trên tàu biển nước ngoài.
Khi chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo trước:
- Ít nhất 120 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 tháng trở lên;
- Ít nhất bằng một phần tư thời hạn của hợp đồng lao động đối với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng.
7. Ai là người có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng?
Người sử dụng lao động và người lao động có quyền thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Khi đó, người sử dụng lao động ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng với người lao động. Đối với người làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc tại cơ quan, tổ chức thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị đó có quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng.
Người sử dụng lao động có thể là cá nhân hoặc một tổ chức nên khi ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng thì thẩm quyền thuộc về người đại diện theo pháp luật hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức đó.
Những người này có thể là chủ doanh nghiệp, hiệu trưởng cơ sở giáo dục, chủ tịch cơ quan quản lý,…
Trên đây là toàn bộ thông tin về mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật hiện hành.
Nếu có thắc mắc cần được giải đáp hoặc mong muốn trợ giúp thêm bạn có thể kết nối tới Tổng đài tư vấn luật trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn trực tiếp.
Trân trọng./.
Tham khảo thêm: Hợp đồng dịch vụ giao kết bằng lời nói có được pháp luật thừa nhận